Các tầng lớp ý nghĩa của lời nói Con người chúng ta giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, tuy nhiên để có thể hiểu hết những gì người khác truyền đạt không phải là dễ. Ở đây chúng ta sẽ chỉ đề cập đến lời nói và việc lắng nghe. Ông bà xưa có dạy "học ăn học nói học gói học mở" chứ không có dạy là phải học nghe. Tuy nhiên nghe là điều rất quan trọng không thua kém gì việc nói. Nếu chúng ta nghe không đúng, nghe không đủ không chính xác thì sẽ rất dễ dẫn đến hiểu lầm và xung đột lẫn nhau. Vì thế tôi nghĩ chúng ta cần phải học nghe và phải luyện kỹ năng lắng nghe. Vậy chúng ta sẽ nghe được những gì từ lời nói của một người nào đó. Ta sẽ nghe được một số điều sau: - Nội dung mà người đó truyền đạt qua lời nói. - Giọng điệu: Cao thấp, vui buồn. - Các tầng lớp ý nghĩa của lời nói. * * * Ví dụ: Bà mẹ nói với đứa con trai là "tối rồi mày đi ngủ đi chơi game hoài". Nọi dung của câu nói trên đó là bà mẹ yêu cầu đứa con đi ngủ, và phàn nàn vì đứa con chơi game cả ngày. Nếu bà mẹ nói với giọng điệu nhẹ nhàng thì có thể không làm đứa con cảm thấy khó chịu mặc dù câu từ không được đẹp cho lắm. Nhưng nếu bà mẹ nói một cách quát mắng chửi đứa con thì đứa con sẽ có những phản ứng lại với bà mẹ. Trong ví dụ trên câu nói của người mẹ có thể hiểu theo các ý nghĩa sau: - Hiểu theo nội dung của lời nói: Đó là yêu cầu đứa con đi ngủ. - Người mẹ quan tâm đến đứa con mới nói con đi ngủ nhưng cách nói của người mẹ còn chưa hợp lý. Nếu trong trường hợp này người con hiểu câu nói của người mẹ theo ý nghĩa là người mẹ thương yêu và lo lắng cho con thì đứa con sẽ có phản ứng tích cực, không tức giận hay buồn người mẹ. Người con có thể trả lời lại là "dạ con biết là mẹ thương con và lo lắng cho con nhưng mẹ cho con chơi thêm xíu nữa con sẽ đi ngủ". Chúng ta thấy rằng việc không hiểu, hay hiểu sai ý của người nói sẽ dẩn đến quá trình giao tiếp trở nên khó khăn và dễ xảy ra vấn đề xung đột. Vì thế chúng ta cần phải học các kỹ năng lắng nghe và nói làm sao cho mọi người có thể hiểu nhau nhiều hơn.