Tác giả Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) quê ở tỉnh Hưng Yên nhưng được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Vũ Trọng Phụng được mọi người biết đến là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Đặc biệt ông còn nổi tiếng với những bài phóng sự và được mệnh danh là "ông vua phóng sự đất Bắc". Những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã góp phần tạo nên diện mạo văn học Việt Nam trước cách mạng tháng tám chịu nhiều khổ cực. Phong cách sáng tác của Vũ Trọng Phụng Nổi tiếng với giọng văn trào phúng, châm biếm các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng luôn tạo cho người đọc cảm giác gần gũi và chân thật. Bởi ông lột tả cuộc sống hiện thực, lên án phê phán những thói hư tật xấu của xã hội. Vũ Trọng Phụng là một nhà văn viết về sự tha hóa của con người, giọng văn của ông có pha chút hài hước dí dỏm nhưng đó là tiếng cười của sự châm biếm. Ông luôn đứng về phía người lao động nghèo, lên án vạch trần cái ác, cái xấu. Dưới đây là những tác phẩm tiêu biểu của ông. Con người điêu trá Một trong những tác phẩm tiêu biểu của tác giả Vũ Trọng Phụng phải kể đến bộ sách "Con Người Điêu Trá". Nội dung sách là câu chuyện tình yêu giữa một văn sĩ và "nàng thơ" của mình. Nhưng trớ trêu thay, tình yêu say đắm đó lại ẩn khuất một mối hận. Hận vì trong hai năm sống chung, con người cùng đầu ấp tay gối đã lừa dối anh. Cho đến cuối cùng anh cũng chẳng biết nàng là ai, tên nàng là gì và tại sao lại gieo nỗi uất hận ất vào mình? "Con Người Điêu Trá" của Vũ Trọng Phụng là câu chuyện đan xen giữa yêu và hận, và chắc chắn sẽ khiến cho bạn đọc cảm thấy mủi lòng ghi đọc tác phẩm này. Giông tố Nếu như "Số đỏ" là một tiểu thuyết khiến người đọc cười dài, thì "Giông tố" lại khiến người đọc thấy bi quan vô cùng về hiện thực đời sống. Trong bức tranh "Giông tố", hiện lên những tên quan vô lại, vô nhân tính, cả đời chỉ có hưởng thụ tiền bạc và dâm dục. Cô gái Mịch, nhân vật chính của tác phẩm, chịu biết bao nhiêu là đàm tiếu, bị chính những hủ tục trong xã hội cũ dày và bị cái nghèo khổ dày vò đến mức phải cưới chính kẻ đã cưỡng hiếp mình, để lại trong lòng độc giả nhiều day dứt. Không chỉ tố cáo sự thối nát trong chế độ làng xã thôn quê, sự bóc lột người cùng đinh của bọn giàu có, quan lại, Vũ Trọng Phụng còn gợi lên hình ảnh con người của mọi thời dưới khía cạnh thực nhất: Sự thay lòng đổi dạ trong một môi trường xã hội mà tiền bạc có thể chi phối tất cả. Làm đĩ Là cuốn sách được xếp vào hàng táo bạo nhất trong sự nghiệp của tác giả Vũ Trọng Phụng, "Làm đĩ" chịu bao nhiêu lời phê bình cay độc lúc đương thời nhưng lại có sức sống và cuốn hút người đọc cho đến tận hôm nay. Được viết dưới dạng tự truyện của nhân vật chính tên Huyền, sinh ra trong một gia đình có cha làm việc cho Tây nhưng lại cực kỳ hủ bại, từ nhỏ Huyền đã luôn bị người lớn lảng tránh và nạt nộ khi cô bé thắc mắc về những vấn đề giới tính. Lớn lên, Huyền bắt đầu đời sống trụy lạc, gắn liền với khát khao tính dục, sống trong ô nhục và tủi cực sau nhiều biến cố của cuộc đời. Không chỉ nói về Huyền, tác phẩm còn tố cáo xã hội thành thị Việt Nam thời ấy đang "u hóa" một cách nửa mùa – cái cũ chưa qua, cái mới chưa tới, đầy rẫy sự nhốn nháo, lừa lọc, sa đọa và đau khổ. Phóng sự việc làng Phóng Sự Việc Làng được ra đời cách đây ba phần tư thế kỷ. Tác phẩm muốn giới thiệu đến quý bạn đọc, đặc biệt là thế hệ trẻ và với độc giả các vùng miền khác trong cả nước ta về "cuộc đời và con người trong bức tranh làng quê Bắc Bộ". Biết Ngô Tất Tố qua "Tắt Đèn", nay lại biết thêm một Tất Tố khác qua "Việc Làng". Tác giả Vũ Trọng Phụng đã lần lượt kể những câu chuyện chân chất về làng quê Bắc Bộ với những phong tục, tập quán thời đương thời. Mặc dù đã là quá khứ nhưng khi đọc tác phẩm bạn vẫn cảm thấy có chút gì đó hơi đau lòng. Một số vùng quê hiện nay vẫn còn áp dụng những phong tục, tập quán như thế. Vì vậy nên đọc những tác phẩm này để thêm yêu quê hương của mình và biết trân trọng hiện tại hơn. Số đỏ "Số đỏ" gần như là tác phẩm quen thuộc nhất của tác giả Vũ Trọng Phụng bởi lẽ đã xuất hiện trong chương trình giáo dục phổ thông, được xem là tiểu thuyết trào phúng tiêu biểu giai đoạn 1930-1945. Gã ma cà bông vô học Xuân Tóc Đỏ, từ một kẻ hạ lưu – nhờ vào những gian trá lừa lọc rất đúng thời điểm, hợp thời trang với trào lưu u hóa lúc bấy giờ – thành một người có địa vị danh giá vào hạng bậc nhất trong xã hội, đã trở thành hình tượng bất hủ của văn học Việt Nam. Qua tác phẩm này, nhiều người đã đánh giá Vũ Trọng Phụng đã phanh phui "thú tính" nơi con người, trong khi những tác giả hiện thực cùng thời mới chỉ phân chia xã hội thành hai lớp lang tốt và xấu, đề cao cái tốt và hạ bệ cái xấu. Trúng số độc đắc Tiểu thuyết "Trúng Số Độc Đắc" là tác phẩm lớn của Vũ Trọng Phụng cũng như của nền văn học văn xuôi hiện đại. Với cuốn sách này, tác giả đã lên án thế gian và người đời nghiêm khắc, thế nhưng giọng văn kể chuyện, phong cách tả cảnh, tả tình lại hồn nhiên vui vẻ. Viết "Trúng Số Độc Đắc", Vũ Trọng Phụng đã tập trung tất cả bút lực để theo dõi, phân tích và mô tả những thay đổi trong đời chỉ xoay quanh một nhân vật. Không có trang nào là không có Phúc, tất cả chỉ để biểu đạt tâm tư suy nghĩ của anh, cả ngoại hình anh cũng chỉ được phác họa qua vài dòng. Nếu không phải "Số Đỏ" quá nổi tiếng thì có lẽ "Trúng Số Độc Đắc" sẽ trở thành tác phẩm làm nên tên tuổi của Vũ Trọng Phụng. Ông đã viết tác phẩm vào thời gian cuối cùng của cuộc đời mình, viết liền một mạch, và có lẽ vì thế mà tác phẩm được dồn cả sự tinh hoa sự nghiệp văn chương của ông vào đấy. Truyện đã nêu lên được vấn đề nhức nhối của xã hội và có lẽ là vấn đề không bao giờ chấm dứt được. Đây là một tác phẩm xuất sắc của Vũ Trọng Phụng đáng để tìm đọc. Vỡ đê Tuy không tạo được tiếng vang như "Số đỏ" và "Giông tố", "Vỡ đê" vẫn tiếp tục làm sắc nét thêm chủ nghĩa hiện thực phê phán mà Vũ Trọng Phụng theo đuổi. Tác phẩm thông qua việc trình bày vấn đề tranh đấu của người dân đi hộ đê, phản ánh hiện thực trên một phạm vi khá rộng, từ thành thị đến nông thôn, song tập trung lên án những chính sách, thủ đoạn thống trị của bọn thực dân, quan lại đã đẩy người nông dân vào tình cảnh đói rét cơ cực. Đọc từng trang văn của ông, người ta không khỏi ngậm ngùi, chua chát vì một xã hội bê bối với những tấn trò đời bi kịch đương thời, một vũ trụ đen tối mà con người đối xử với nhau không hơn gì loài thú bởi khía cạnh bất nhân trong nhân tính.