Thời gian trước đây khi còn ôn thi đại học, mình có sưu tầm được một vài tài liệu đã tổng hợp lại các sự kiện lịch sử của Việt Nam và của Thế giới trong chương trình lớp 11, 12 rất có ích trong việc ôn thi và thi trắc nghiệm. Nay mình sẽ chia sẻ lại cho các bạn. Bấm để xem Lịch sử thế giới lớp 11 (phần 1) 1. Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân; đế quốc "mặt trời không bao giờ lặn." 2. Pháp là "chủ nghĩa đế quốc vay lãi." 3. Đức là đế quốc quân phiệt hiếu chiến (chủ nghĩa đế quốc gioongke - junker). 4. Nhật là "chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt" 5. Nước đế quốc duy nhất ở Châu Á là Nhật Bản. 6. Ý được mệnh danh là "Chủ nghĩa đế quốc của những kẻ nghèo khổ." 7. Cách mạng tư sản Nhật là cuộc cách mạng từ trên xuống. 8. Cách mạng tư sản là cách mạng không đến nơi (Không triệt để). 9. Cuộc cải cách Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. 10. Hình thức đấu tranh tự phát đầu tiên của giai cấp vô sản chống tư sản là đập phá máy móc và đốt công xưởng. 11. Bước ngoặt của phong trào công nhân Nga là sự ra đời của Đảng Xã hội Dân chủ. 12. "Con hổ đói đến bàn tiệc muộn" là Đức. 13. Đảng Cộng sản ra đời sớm nhất châu Á là Indonesia (1914). 14. Giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị là sự ra đời của Đảng Quốc Đại. 15. Cuộc đấu tranh chính trị quy mô lớn đầu tiên của giai cấp vô sản Ấn Độ là bãi công của công nhân Bom-bay. 16. Cách mạng Xiêm 1932 là cuộc cách mạng tư sản ngập ngừng. 17. Lưu ý Cách mạng tư sản không bao giờ triệt để hơn Cách mạng vô sản kể cả CM tue sản triệt để nhất là Cách mạng Pháp. 18. Xứ sở của những ông vua công nghiệp là Mĩ. 19. Cải cách giáo dục là nhân tố chìa khóa để đưa Nhật Bản phát triển thành 1 đế quốc hùng mạnh. 20. Sự kiện mở đầu quá trình các nước đế quốc xâm lược cuối thời nhà Thanh là "Chiến tranh thuốc phiện 1840-1842 ." 21. Sự kiện kết thúc thời kì Lịch sử thế giới cận đại là Cách mạng tháng 10 Nga. 22. Thời kì "Minh Trị" ở Nhật Bản được gọi là Thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa đế quốc. 23. Đỉnh cao của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XX là cuộc đấu tranh của công nhân Bom - bay 1908. 24. Trong bối cảnh của Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện mở ra bước ngoặt của Lịch sử Thế giới là Cách mạng tháng 10 Nga. 25. Trong các đạo luật được ban hành dưới thời Tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven đang thi hành "Chính sách mới" thì: Đạo luật Phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. 26. Nước Nga trước năm 1917 được gọi là: Nhà tù của các dân tộc. 27. Cuối thế kỷ XIX nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc là do: Tồn tại những mâu thuẫn chồng chéo lên nhau và ngày càng gay gắt (Nhân dân Nga với Sa Hoàng; Tư sản với Vô sản; Nông dân với Địa chủ; Đế quốc Nga với các đế quốc khác) 28. Tiền đề quan trọng nhất làm quyết định sự bùng nổ của cách mạng Nga năm 1917 là: Sự trưởng thành của giai cấp vô sản (Sự thành lập đảng Bôn sê vích, cùng với sự lãnh đạo của Lê - nin là động lực chính chặt đứt khâu yếu nhất (nước Nga) trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. 29. Nguyên nhân khách quan tạo điều kiện thuận lợi cho thắng lợi CM tháng 10 Nga là: Nga tham gia CTTG thứ I (làm nước Nga suy yếu, kiệt quệ về mọi mặt, thúc đẩy mâu thuẫn xh trở nên gay gắt, dẫn đến CM bùng nổ. Đồng thời: CT làm cho các thế lực đế quốc không có điều kiện can thiệp vào CM Nga) 30. Hình thái phát triển của CM tháng 10 Nga là: Bùng nổ ở các trung tâm đô thị, rồi tỏa về các vùng nông thôn, thắng lợi ở thành thị có ý nghĩa quyết định. 31. Cuộc cách mạng Nga năm 1905 ; Cách mạng tháng 2 năm 1917 là những cuộc CM dân chủ tư sản kiểu mới. 32. CM tháng 10 Nga năm 1917 thắng lợi đánh dấu sự mở đầu của thời kì Lịch sử thế giới hiện đại. 33. Kết cục nằm ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi gây CTTG thứ I (1914-1918) là: CM tháng 10 thắng lợi và sự ra đời của nước Nga Xô Viết. 34. Nước đế quốc đầu tiên dùng áp lực quân sự đòi Nhật "mở cửa" là Mĩ. 35. Chiến thắng đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược chiến tranh chớp nhoáng là: Chiến thắng bảo vệ Mát -xcơ-va năm 1941. 36. Chiến thắng đánh dấu bước ngoặt căn bản của Chiến tranh thế giới, buộc phát xít phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự là: Xta-lin-grat năm 1942-1944. 37. Chiến thắng BecLin là đòn quyết định cuối cùng tiêu diệt phát xít Đức, buộc chính phủ mới của phát xít Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu. 38. Mặt trận chính trong chiến tranh chống Đức là mặt trận phía Đông (Mặt trận Liên Xô). 39. Đặc trưng lớn nhất của chế độ cai trị ở thuộc địa Ấn Độ là chế độ "trực trị". 40. Sự kiện mở đầu cho quá trình các nước đế quốc can thiệp vào Trung Quốc là Chiến tranh thuốc phiện. 41. Cách mạng Nga 1905-1917 là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên do giai cấp vô sản lãnh đạo trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. 42. Mục đích quan trọng nhất của Nga Xô Viết khi ký hòa ước Bơrep liptop là rút Nga khỏi cuộc chiến đế quốc (CTTH thứ I). 43. Nguyên nhân chung dẫn đến bùng nổ CTTG thứ I và CTTG thứ II đều là sự phát triển không đều giữa các nước đế quốc dẫn đến mâu thuẫn trong vấn đề thuộc địa. 44. Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu cảng (1941), buộc Mĩ phải tuyên chiến với Nhật, CTTG ở Thái Bình Dương bùng nổ. 45. Cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) chứng tỏ Nhật đã vươn lên tầm vóc của một nước đế quốc. 46. Sự kiện đánh dấu Ấn Độ chính thức trở thành thuộc địa của thực dân Anh là ngày 1-1-1877, Nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời là Nữ hoàng của Ấn Độ 47. Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa Xipay là do sự đối xử hà khắc bất bình đẳng giữa binh lính Anh với binh lính người Ấn, đặc biệt là sự xúc phạm tới tôn giáo của họ (xé vỏ đạn có dính mỡ bò và lợn). 48. Cuộc Cách mạng vô sản đầu tiên do đảng cộng sản lãnh đạo giành thắng lợi là CM tháng 10 Nga. 49. Cuộc Cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới là công xã Paris 1871. 50. Sự kiện đánh dấu phe đồng minh chống phát xít hình thành là: 26 nước ký tuyên ngôn Liên Hợp Quốc tại Oa-sinh-tơn năm 1942. 51. Sự kiện đã đưa giai cấp công nhân trở thành giai cấp độc lập, bước lên vũ đài chính trị, tạo điều kiện cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Trung Quốc, dẫn đến sự ra đời của đảng cộng sản Trung Quốc là phong trào Ngũ Tứ (4/5/1919) 52. Sự kiện đánh dấu việc hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á là sự kiện đường sắt Mãn Châu năm 1931, Nhật Bản xâm lược Đông Bắc Trung Quốc. 53. Sự kiện mở đầu lịch sử thế giới cận đại là cuộc cách mạng Hà Lan năm 1566 54. Sự kiện mở ra thời kỳ thứ hai của lịch sử thế giới cận đại là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới là công xã Paris. 55. Sự kiện đánh dấu phe đồng minh chống phát xít hình thành: 26 nước ký tuyên ngôn Liên Hợp Quốc tại Oa - sinh - tơn năm 1942. 56. Biểu hiện đầu tiên của sự xói mòn trật tự vecxai oasinhton: Nhật Bản xâm lược Mãn Châu năm 1931 - Còn tiếp -
Lịch sử thế giới lớp 12 Bấm để xem 1. "Người khổng lồ về kinh tế, chú lùn chính trị" là biệt danh của Nhật Bản. 2. "Lục địa cháy" là Mĩ Latinh 3. Từ những năm 70 trở đi cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật được gọi là cách mạng khoa học công nghệ. 4. Lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc Mĩ Latinh là Cuba 5. "Lục địa mới trỗi dậy" là châu Phi. 6. "Lục địa ngủ kỹ" là châu Phi. 7. Bốn con rồng Châu Á là Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan, Hồng Kông 8. "Ba khúc dạo đầu trong chiến tranh lạnh" gồm các sự kiện ngày 12/3/1947, kế hoạch Macsan (tháng 6/1947), thành lập NATO (1949) 9. Sự kiện đánh dấu sự khởi sắc của khối Asean là hội nghị Bali tháng 2/1976 10. Tổ chức liên minh kinh tế, chính trị lớn nhất hành tinh là Liên minh Châu Âu EU. 11. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sau thế chiến thứ hai là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. 12. "Hai ngọn gió thần" - thổi vào nền kinh tế Nhật: Chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam. 13. Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau CTTG thứ hai là các nước dành được độc lập. 14. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 làm hệ thống xã hội chủ nghĩa được mở rộng, nối liền từ Âu sang Á. 15. Brexit ở nước Anh là một biểu hiện của sự chống lại xu hướng toàn cầu hóa 16. Học thuyết Phucuda năm 1977 đánh dấu sự trở về châu Á của Nhật Bản. 17. Ba quốc gia Đông Nam Á giành độc lập sớm nhất là Việt Nam, Lào, Indonesia. 18. Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi là Nenxon Mandena làm tổng thống tháng 4/1994. 19. Năm Châu Phi có 17 quốc gia giành độc lập năm 1960. 20. Sự kiện tạo ra sự phân chia đối lập về kinh tế - chính trị giữa Đông Âu và Tây Âu là việc Mĩ thực hiện kế hoạch Macsan tháng 6/1947. 21. Sự kiện mở đầu cho chiến tranh lạnh là thông điệp của tổng thống Truman đọc trước quốc hội Mĩ 12/3/1947 (đánh dấu sự ra đời của chiến lược toàn cầu) 22. Sự kiện đánh dấu sự xác lập của cục diện 2 cực, 2 phe và chiến tranh lạnh bao trùm thế giới là sự ra đời của NATO và liên minh Vacsava 23. Bước đột phá đầu tiên làm xói mòn trật tự hai cực Ianta là thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc năm 1949. 24. Chiến tranh lạnh kết thúc hoàn toàn khi Liên Xô sụp đổ, trật tự 2 cực Ianta sụp đổ. 25. Hội nghị Potxdam (tháng 7/1945) chia Đức thành 4 vùng chiếm đóng. 26. Liên bang CHXH chu nghĩa Xô Viết tồn tại từ năm 1922-1991 27. Cuộc cách mạng xanh bắt nguồn từ Mehico 28. Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa đã tạo ra biến chuyển mới của khu vực Đông Bắc Á 29. Khu vực giành độc lập sớm nhất sau CTTG thứ hai là Đông Nam Á 30. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới là vào khoảng 2 thập niên đầu sau CTTG thứ hai (khoảng những năm 60 của thế kỉ XX) 31. Sự kiện 11/9/2001 (đặt nhân loại trước nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố) : Cho thấy Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương đồng thời buộc Mĩ phải có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối ngoại khi bước vào thế kỉ XXI 32. Sự đối lập giữa Mĩ và Liên Xô trên mặt trận kinh tế là SEV và Macsan 33. Sự đối lập giữa Mĩ và Liên Xô trên mặt trận quân sự là sự ra đời của NATO và Vacxavan 34. Sự kiện mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người là Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ đưa Gagarin bay vòng quanh Trái Đất năm 1961 35. Sự kiện mở ra kỉ nguyên chinh phục không gian của loài người là Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên năm 1957. - Còn tiếp -