Các quan hệ lợi ích cơ bản của nền kinh tế thị trường

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi thuyduong242, 24 Tháng sáu 2021.

  1. thuyduong242 Clara

    Bài viết:
    46
    Các quan hệ lợi ích cơ bản của nền kinh tế thị trường

    • Khái niệm:

    - Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn này phải được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội đó.

    - Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của con người.

    - Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức KT, giữa các bộ phận hợp thành nền KT, giữa con người với tổ chức KT, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích KT trong mối liên hệ với trình độ phát triển của LLSX và kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định.



    Trong ĐK KTTT, ở đâu có hoạt động KT, ở đó có quan hệ lợi ích.

    * Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động.

    Tính thống nhất:

    + Khi người lao động được trả lương cao thì sẽ đóng góp hết mình làm tăng thu nhập doanh nghiệp

    + Bên cạnh đó có tính mâu thuẫn: Nếu như người chủ doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận sẽ có cách giảm lương công nhân --> ng công nhân sẽ không muốn đóng góp sức mình --> lợi nhuận doanh nghiệp sẽ giảm. Khi giảm trả lương công nhân thì công nhân có quyền biểu tình hay bãi công để đòi lợi ích của mình.

    * Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động.

    Trong nền kinh tế thị trường những chủ doanh nghiệp vừa là đối thủ vừa là đối tác với nhau

    + Tính thống nhất: Những người sử dụng lao động có thể liên kết thỏa thuận trong ứng xử với người lao động (thỏa thuận trong việc trả lương). Họ có thể thỏa thuận với nhau đối với người cho họ vay vốn, thuê đất, đối với nhà nước, đối với chiếm lĩnh thị trường

    + Tính mâu thuẫn: Họ có thể cạnh tranh với nhau quyết liệt trên thị trường vì vậy có người sẽ phá sản, có người sẽ tồn tại

    ==> quan hệ đó được biểu hiện ra thành lợi nhuận bình quân mà họ nhận được, họ tham gia vào đội ngũ danh nhân để đảm bảo lợi ích của họ

    * Quan hệ lợi ích giữa những người lao động.

    + Tính mâu thuẫn được thể hiện: Nếu có nhiều người bán sức lao động thì người lao động phải cạnh tranh với nhau, khi cạnh tranh với nhau 1 bộ phận sẽ bị thất nghiệp hoặc tiền lương của người lao động sẽ bị giảm

    +Tính thống nhất: Những người lao động họ thống nhất với nhau có thể đưa ra yêu cầu với chủ của mình trong điều kiện quy định của pháp luật.

    * Quan hệ giữa lợi ích các nhân, lợi ích nhóm, lợi ích xã hội.


    + Lợi ích cá nhân là lợi ích của 1 thành viên trong xã hội khi tham gia vào hđ kinh tế

    Vd: Người công nhân lợi ích là tiền lương --> lợi ích kinh tế, lợi ích cá nhân

    + Lợi ích xã hội: Là tổng các lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân được thực hiện sẽ làm phát triển nền kinh tế thực hiện được lợi ích kinh tế của xã hội

    + Lợi ích quốc gia: Là tổng hòa các lợi ích cá nhân trên 1 phạm vi lãnh thổ

    + Lợi ích nhóm: Là lợi ích của các cá nhân của tổ chức hoạt động trong cùng ngành cùng lĩnh vực có sự liên kết với nhau để thể hiện tốt lợi ích riêng

    + Nhóm lợi ích là lợi ích của các cá nhân tổ chức hoạt động trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau, có mối liên hệ khác nhau để thể hiện tốt lợi ích riêng của mình

    VD: Sự liên kết của 4 nhà: Nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước

    + Lợi ích nhóm và nhóm lợi ích nếu phù hợp với lợi ích quốc gia thì không nên triệt tiêu, ngược lại khi chúng mâu thuẫn với nhau thì chúng ta nên ngăn chặn

    Trên thực tế lợi ích nhóm và nhóm lợi ích mâu thuẫn với lợi ích quốc gia thường khó lộ diện nên khó ngăn chặn.
     
    Sương sớmmùa ThuPenguin.18.09 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...