Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tình Hình Thế Giới Sau Thế Chiến II

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi NhatDuong, 13 Tháng tư 2019.

  1. NhatDuong

    Bài viết:
    2
    Sau chiến tranh thế giới thứ 2, tình hình thế giới đã có rất nhiều biến chuyển quan trọng, trong đó, xuất hiện các nhân tố của thời đại mà nó ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình phát triển của lịch sử thế giới hiện đại sau 1945 đến tận hiện nay, các nhân tố đó chính là:

    1. Trật tự hai cực Yalta

    2. Cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật lần 2

    3. Quá trình toàn cầu hóa

    1. Trật tự hai cực Yalta (gồm 3 giai đoạn)

    - Giai đoạn đối thoại (1945-1947)

    - Giai đoạn đối đầu (1947-1991)

    - Giai đoạn đối thoại, hợp tác (1991-nay) phần này tự viết

    Về nhân tố đầu tiên, trước và sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các quốc gia tham gia lực lượng Đồng minh chống Phát xít đã lần lượt gặp nhau tại các hội nghị là Yalta, Potsdam, Saint Francisco và Moskva. Các hội nghị trên đều diễn ra trong không khí đối thoại, bình đẳng, và sự đồng thuận của các quốc gia về các vấn đề quốc tế, đặc biệt trong đó, hội nghị Yalta đã thông qua các quyết định quan trọng về quốc tế sau chiến tranh, trong đó có việc thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc và tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít. Đây được xem như là thời kỳ đối thoại, hợp tác cùng phát triển giữa các bên cho đến những năm 1947. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện những điều khoản đã được chấp nhận giữa các bên tại các hội nghị, đã xảy ra 1 vài mâu thuẫn trong giữa các quốc gia chủ chốt, dẫn đến sự hình thành của cuộc chiến tranh lạnh kéo dài hơn nửa thế kỉ (3/1947-1991), chính là tiêu biểu cho giai đoạn hai của trật tự hai cực Yalta, đó chính là giai đoạn Xô-Mỹ đối đầu với nhau trên nhiều lĩnh vực:

    Những nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn:

    - Mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình tận diệt CN phát xít (Liên Xô mong muốn tiêu diệt triệt để, Mỹ không triệt để nhưng còn giúp đỡ cho nhiều cá nhân được nhập quốc tịch Mỹ sau này).

    - Hàng loạt các quốc gia Đông-Nam Âu thực hiện trực để CMDTDC, chuyển sang CMCNXH, làm các nước tư bản p. Tây mất 1 loạt ảnh hưởng của mình tại các vùng này.

    - Các nước Anh, Pháp, Mỹ ngay sau khi chiến tranh kết thúc đã tiến hành triển khai lực lượng quân sự nhằm tái chiếm lại các thuộc địa đã mất trong chiến tranh, dẫn đến bùng nổ hàng loạt phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.

    - Chính sách chiến lược toàn cầu của Mỹ, nhằm cô lập và ngăn chặn chủ nghĩa CS trên khắp thế giới. Những biểu hiện trong thời kỳ này của các hai nước dẫn tới cuộc đối đầu căng thẳng:

    A. Mỹ

    - Xây dựng hàng loạt khối quân sự trên khắp thế giới như: NATO, SEATO.. Triển khai hàng loạt các căn cứ quân sự trên khắp thế giới. Tiến hành bao vây, cấm vận về kinh tế đối với Liên Xô và các nước XHCN (đặc biệt là về các thiết bị khoa học, CN và kĩ thuật quân sự). Cho các nước Tây Âu nhận vốn vay theo kế hoạch Marshall nhằm lôi kéo các nước này về phía mình.

    B. Liên Xô

    - 9/1947, LX, các nước Đông Âu và một vài tổ chức CS đã tổ chức hội nghị tại Moskva, ra tuyên bố TG đã chia làm 2 phe, phe đế quốc và phe cách mạng (XHCN). 8/1/1947, LX và các nước ĐNÂ đã thành lập hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), với mục đích nhất thể hóa các nước XHCN, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. 1955, LX và các nước ĐNÂ thành lập khối quân sự Warsaw trên danh nghĩa là khối quân sự phòng thủ của các nước XHCN. Tiến hành chạy đua vũ trang, thử thành công vũ khí hạt nhân (1949). Ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc trên khắp thế giới. Xây dựng các căn cứ quân sự, giới tuyến phòng thủ trải khắp đất nước và các nước ĐNÂ. Ngoài cuộc chạy đua vũ trang, Liên Xô và Mỹ còn chạy đua với nhau trên nhiều lĩnh vực như, khoa học-công nghệ (đặc biệt là công nghệ hàng không-vũ trụ), y tế..

    Tác động của cuộc đối đầu Xô-Mỹ: Làm tình hình thế giới mất ổn định trong thời gian dài (1947-1991) Sự xung đột về mặt quân sự tại nhiều khu vực trên khắp thế giới. Gây chia cắt và gây ra cuộc xung đột nội bộ trong nhiều quốc gia dân tộc trên TG. Cuộc chạy đua vũ trang không chỉ hai nước mà còn cả hai khối, làm hao tổn tài nguyên, nhân lực, vật lực cho công cuộc phát triển của TG. Là cuộc đối đầu ý thức hệ của các phe phái, của cá lực lượng đối đầu nhau trên khắp TG. Đến nay vẫn chưa giải trừ vũ khí hạt nhân hoàn toàn.

    2. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần II và những tác động của nó:

    Nguyên nhân - Nhu cầu không ngừng tăng lên của đời sống vật chất tinh thần của con người, đòi hỏi khoa học kĩ thuật sáng tạo ra cái mới. Nhưng cách mạng KHKT và nhận định chung chung bắt nguồn trực tiếp đòi hỏi của ngành khoa học quân sự. Thứ hai, trong cuộc chạy đua vũ trang trong chiến tranh lạnh, nhu cầu phát triền nên các vật liệu mới, công nghệ mới phục vụ cho mục đích quân sự đã thúc đẩy sự phát triển của cuộc CM KH-KT lần thứ 2. Thứ ba, sau CTTG II, do vấn đề dân số thế giới tăng nhanh nhưng nguồn tài nguyên thiên nhiên TG là có hạn đã buộc con người phải tìm kiếm các công nghệ-kĩ thuật mới, nguyên liệu mới, khoa học mới nhằm giảm thiểu sự hao tổn tài nguyên cũng như giảm chi phí san xuất. Cuối cùng, sau hơn 100 năm phát triển của cuộc CM KH-KT lần 1, nền KH-KT TG đã tích lũy được 1 số vốn kiến thức và tri thức khổng lồ, là tiền đề quan trọng trong sự phát triển của cuộc CM KH-KT mới. Tất cả những yếu tố trên xuất hiện, tác động, đan xen lẫn nhau, trở thành nguồn gốc, động lực của KH – KT.

    Đặc điểm:

    - K hoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Cuộc cách mạng này được gọi là cuộc cách mạng tri thức khoa học, bởi các tri thức khoa học đều được vật chất hóa thành công cụ của phương tiện sản xuất. Ví dụ như tia Laze, phát hiện nguyên tử, điện tử, chất dẻo tổng hợp. Những phương tiện này thay thế sức lao động của con người cũng như hoạt động trí não của con người từ đơn giản đến phức tạp.

    - Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra trên quy mô rộng lớn, trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, phát triển với tốc độ nhanh và đạt được những thành tự kì diệu chưa từng thấy. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật. Quá trình vật chất hóa từ tri thức khoa học thành công nghệ để sản xuất của cải vật chất diễn ra trong thời gian ngắn (thông thường từ 4 đến 5 năm, cá biệt chỉ 1 – 1, 5 năm). Nhiều lĩnh vực khoa học làm ra đời hàng loạt các ngành công nghệ mới (28 ngành công nghệ) : Công nghệ điện tử, công nghệ tên lửa, công nghệ chế tạo vệ tinh, công nghệ thông tin, công nghệ truyền hình, công nghệ sợi tổng hợp, công nghệ giao thông vận tải..

    Nội dung:

    - Trên các lĩnh vực khoa học cơ bản có nhiều lý thuyết mới, phương pháp nghiên cứu mới, kĩ thuật nghiên cứu mới ra đời. Hình thành rất nhiều các ngành khoa học thứ cấp từ trong các ngành khoa học cơ bản cũ ở các môi trường khác nhau. Đồng thời cho ra đời những ngành khoa học là giao thoa của các ngành khoa học phát triển nhanh (toán hóa, toán sinh, lý hóa). . Sử học cũng ra đời những ngành khoa học mới (Sử Ct, sử KT, Sử vi mô, sử vĩ mô)

    - Trong khoa học kĩ thuật ra đời hàng loạt các ngành kĩ thuật mới chưa từng có trong lĩnh vực kĩ thuật của con người, ví dụ như kĩ thuật thăm dò, kĩ thuật khám phá vũ trụ.. Trong sản xuất của cải vật chất, các ngành khoa học giữ vai trò then chốt: KT truyền tin, KT sản xuất máy tính, KT sản xuất robot. Kĩ thuật sinh học cũng ra đờivới hàng loạt các ngành sản xuất chất enzim, nghiên cứu về biến đổi gen, kĩ thuật tạo tế bào gốc, kĩ thuật lai tạo giống. Trong khoa học công nghệ thì khoa học điện tử tự động hóa được coi là khoa học sản xuất mũi nhọngóp phần vào việc giải phóng sức lao động nặng nhọc của con người, đưa con người lao động về vị thế sáng tạo, giải phóng lao động, làm tăng đời sống vật chất của người lao động trong sản xuất

    - Công nghệ siêu nhỏ tích hợp công nghiệp tế bào, công nghiệp truyền tin, tạo ra những công cụ sản xuất siêu nhỏ (nano), siêu bền, đứng trên các nhu cầu sử dụng tinh vi của con người.

    - KHXHNV cũng phát triển vượt bậc. Đây là các ngành khoa học thiết lập các thể chế chính trị, cấu trúc xã hội, hình thành nên những nhân cách văn hóa con người. Ba ngành khoa học phát triển mạnh nhất là tâm lí học, nhân học, xã hội học.

    - Các ngành KT sản xuất n/ lượng mới: N/lượng nguyên tử, mặt trời, điện, nhiệt, gió, nước biển.

    Ra đời nhiều phương pháp tiếp cận mới, các pp tiếp cận sử học, sử học vi mô, sử học gđ, sử học dòng họ, tộc người, nhân học, nhân học xã hội, đặc biệt là sự ra đời của ngành KH mới trong lĩnh vực con người: Văn hóa học, văn minh học, QHQT, xhh, xhh thực hành. Với tốc độ tri thức 4 năm tăng 1 lần nên lượng tri thức kh xh nhân văn gia tăng nhanh chóng.. để vận dụng hình thành các chính sách phát triển văn hóa con người.

    Tác động: - 80% phát minh khoa học nằm trong các nước tư bản phát triển như Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nhật.. Do vậy mà việc phổ biến các tri thức khoa học kĩ thuật phải tuân theo những nước này. Cuộc cách mạng KHKT II đã đẩy nhân loại vào thời đại của nền văn minh tri thức. Hai cuộc cách mạng công nghệ III, IV đã tạo ra thời đại mới, thời đại tiêu dùng - một thị trường luôn luôn đổi mới, không bao giờ cạn kiệt về sức tiêu dùng. Tạo ra cuộc sống ngày càng phong phú cho con người. Trí tuệ đề cao, đặc biệt là tư tưởng khoa học trở thành nền tảng tư tưởng cho con người tư duy, nhận thức bản thân. Các tư tưởng tôn giáo, phong tục, tập quán ngày càng mờ nhạt trong đời sống cá nhân. Cách mạng KHKT II tạo thế giới phẳng, kéo gần giữa con người với nhau làm cho quốc gia dân tộc xích lại gần nhau và có quan hệ mật thiết. Tạo ra thế hệ công dân của thế giới mới, thế hệ hoạt động sáng tạo vì mục đích chung của nhân loại.

    3. Toàn cầu hóa trở thành xu hướng thế giới:

    - Sau CTTG II, toàn cầu hóa trở thành một cao trào và trở thành xu thế từ 1990 đến ngày nay. Toàn cầu hóa là một hiện tượng lịch sử, là một xu thế thế giới mới, vừa xuất hiện ở thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX trong điều kiện trật tự thế giới hai cực sụp đổ, thế giới xuất hiện xu thế trật tự mới là nhất siêu đa cường, trong đó sự phân biệt thế giới theo ý thức hệ và thể chế dần biến mất. Toàn cầu hóa về văn hóa, xã hội dẫn đến toàn cầu hóa thể chế chính trị.

    Thứ nhất, là lúc trong kinh tế thế giới, các nước TB lớn tiếp nhận được nguồn vốn và các tri thức khoa học đồ sộ đã dẫn đến sự hình thành nên các công ty xuyên quốc gia, siêu quốc gia, trong đó, nó chi phối hầu hết các nước trên thế giới về kinh tế cũng như về vật chất và kĩ thuật. Như vậy, ta thấy được rằng, toàn cầu hóa vẫn nằm trong sự chi phối của các nước tư bản lớn.

    Thứ hai, sau những năm 90, thế giới đã ở trong 1 xu thế hòa hoãn, hòa bình, với mục tiêu lâu dài là duy trì hòa bình, ổn định, cùng nhau phát triển kinh tế, đó chính là chiến lược hầu hết của các nước trên TG vì (giữa những năm 90, CN thực dân đã chính thức sụp đổ hoàn toàn), nó chính là thắng lợi của phong trào GPDT của các nước Á, Phi, Mỹ Latinh. Nó đánh dấu một thời đại mới mà ở đó, các nước Á, Phi, Mỹ Latinh bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển VH, VM. Do vậy, nhu cầu về nguồn vốn, hàng hóa, thiết bị khoa học công nghệ, cũng như trình độ quản lý KT-XH đã trở nên cấp thiết. Như vậy, ta thấy được rằng, toàn cầu hóa không chỉ là xu thế cho những nước tư bản mà còn là xu thế cho những nước có kinh tế chậm phát triển có thể áp dụng đề nhanh chóng đưa đất nước phát triển.

    Như vậy, TCH chính là sự phát triển trên quy mô toàn cầu thông qua sự liên kết hợp tác về kinh tế, VH-XH, chính trị giữa các nước trên TG. Toàn cầu hóa thể hiện dưới nhiều dạng liên kết khác nhau như song phương, đa phương, gia nhập tổ chức quốc tế, hợp tác đều dựa trên lợi ích quốc gia và dân tộc, đồng thời tôn trọng lợi ích của nước liên kết (lý do trong liên kết cũng cần phải đấu tranh), liến kết đa phương thường là gia nhập các tổ chức quốc tế và thông qua các hiệp ước. Các hiệp ước luôn bị chi phối bởi các điều ước quốc tế (minh ước), và buộc các nước phải chấp hành. Hầu hết luật pháp quốc tế đều được hình thành, công bố ở các nước tư bản. Khi gia nhập vào các tổ chức quốc tế, chúng ta luôn phải ghi nhớ rằng. Chúng ta phải tuân thủ theo luật chơi của các nước TBCN. Hơn thế nữa, khi các quốc gia tiến hành gia nhập các tổ chức quốc tế, các quốc gia đều phải dựa trên quyền, lợi ích, và nghĩa vụ của quốc gia đó với quốc tế theo nguyên tắc đồng thuận và tự nguyện. Tuy nhiên, dù xu thế toàn cầu hóa là 1 xu thế có lợi cho nhiều quốc gia nhưng ở một vài quốc gia, vẫn còn xuất hiện xu thế chống toàn cầu hóa.

    - Nguyên nhân:

    + Ở các nước tư bản phát triển nhất, họ có điều kiện thực hiện phát triển nền kinh tế - chính trị nắm phần lớn nguồn vốn tín dụng của thế giới (từ năm 1945, Mĩ tổ chức hội nghị Prét-tơ về tài chính, quy định tiêu chuẩn về phát hành tiền), khoa học kĩ thuật, trình độ quản lí kinh tế. Đầy đủ khả năng triển khai toàn cầu hóa vì họ nắm ưu thế tuyệt đối về vốn, khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ.

    + Hình thành các công ty siêu quốc gia.

    + Trong các nước tư bản còn nắm được hầu hết các phát minh khoa học kĩ thuật, có trình độ quản lí, tổ chức kinh tế hiện đại, hiệu quả. Xu thế toàn cầu hóa nảy mầm trước hết ở các nước tư bản phát triển.

    Biểu hiện:

    * Toàn cầu hóa kinh tế. - Sớm nhất và mạnh nhất là hiện tượng toàn cầu hóa thương mại.

    - Toàn cầu hóa tài chính, thông qua các tổ chức quốc tư tư bản chuyển về một khoản vốn lớn cho tổ chức tín dụng quốc tế, các ngân hàng, tín dụng thế giới. Nhằm chuyển một bộ phận vốn đầu tư của các nước tư bản ra nước ngoài, hỗ trợ vốn cho các nước trong quá trình công nghiệp hóa, là hiện tượng trung chuyển kĩ thuật sản xuất toàn cầu. Thông qua các hình thức: Liên kết, liên doanh, chuyển giao KHKT, viện trợ khoa học, thương mại.. Sự phát triển toàn cầu về kinh tế là căn bản, nền tảng cho quá trình toàn cầu của các lĩnh vực khác.

    * Toàn cầu hóa văn hóa:

    - Biểu hiện rất đa dạng: Quan hệ hợp tác giáo dục, đào tạo chuyên gia kĩ thuật, hợp tác viện trợ khoa học kĩ thuật, hợp tác văn hóa, thể hiện cho đường lối phát triển văn hóa ở nhiều nước. (Ví dụ kết hợp bản sắc văn hóa dân tộc với văn hóa tiên tiến của thời đại. Ví dụ, Hàn Quốc bỏ luôn thói ẩm thực, bỏ phật giáo và đi theo đạo tin lành).

    - Toàn cầu hóa là xã hội (được biểu hiện đa dạng giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm. Giao lưu học hỏi kể cả các đảng phái, tổ chức xã hội ngày càng nhộn nhịp, gần gũi). Nhiều chính sách của nước này trở thành kinh nghiệm cho nước khác. Ví dụ như chính sách xóa bỏ sự phân biệt giàu nghèo bằng chính sách an sinh xã hội.

    * Toàn cầu hóa chính trị: - Toàn cầu hóa là biểu hiện sự liên kết đồng minh, hợp tác giũa nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau, tạo ra những mối quan hệ liên minh hợp tác rất đa dạng. Trong quan hệ chính trị có cả hợp tác và đấu tranh

    - Toàn cầu hóa về kinh tế dẫn đến toàn cầu hóa về văn hóa, ắt dẫn đến toàn cầu hóa về chính trị:

    4. Tác động:

    - Toàn cầu hóa với việc hình thành nên mối quan hệ ngày một chặt chẽ. Tiến bộ trong lịch sử quan hệ quốc tế nhân loại. Có tác động làm cho các dân tộc, quốc gia xích lại, hợp tác với nhau, cùng bảo vệ các mục đích khác nhau: Hòa bình an ninh thế giới, bảo vệ sự ổn định phát triển thế giới. Toàn cầu hóa làm cho mối quan hệ liên kết kinh tế giữa các dân tộc ngày càng chặt chẽ, hình thành nênthị trường thế giới với các tiêu chí chung, tạo điều kiện cho các nước chậm và kém phát triển thu ngắn khoảng cách trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

    - Toàn cầu hóa là thời cơ vì tạo điều kiện cho các nước đang phát triển đi lên, phát triển kinh tế, hợp tác hóa cao hơn. Họ có thể học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật của các nước bên ngoài, gia tăng hội nhập hợp tác. Tham gia các tổ chức liên minh kinh tế của khu vực và thế giới.

    - Toàn cầu hóa cũng tạo ra thách thức: Quốc gia nào không thích ứng, không nắm bắt được thời cơ sẽ dễ bị tụt hậu. Trước xu thế hội nhập, các quốc gia cần nhận thức đầy đủ, tìm con đường, bước đi phù hợp cho thế mạnh của mình, tránh hạn chế đáng tiếc. Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới, quan hệ kinh tế có những bất ổn có thể gây thiệt hại cho các nước đang phát triển. Các quốc gia phải xây dựng nền văn hóa hiện đại kết hợp với truyền thống, hội nhập với nước ngoài, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc riêng của mình.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...