Các nguyên tố trong cơ thể sống gắn kết với nhau thế nào? * Các nguyên tử nguyên tố kết hợp với nhau một cách chính xác bằng những liên kết hóa học để tạo nên những hợp chất. Liên kết hóa học là lực hút gắn hai nguyên tử với nhau. Mỗi liên kết chứa một thế năng hóa học nhất định. Phụ thuộc vào số điện tử lớp ngoài cùng, các nguyên tử của một nguyên tố hình thành một số lượng đặc biệt các liên kết vưới những nguyên tử của nguyên tố khác Có 2 loại liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hóa trị và liên kết ion, ngoài ra còn có một số liên kết khác - Liên kết cộng hóa trị: + Được tạo ra do góp chung điện tử giữa các nguyên tử. - Liên kết ion: + Nguyên tử có 1, 2, 3 điện tử lớp ngoài cùng có xu hướng mất điện tử trở thành ion mang điện dương (cation), các nguyên tử có 5, 6, 7 điện tử lớp ngoài cùng có xu hướng nhận điện tử trở thành ion mang điện tích âm (anion). + Do điện tích khác dấu, các cation và các anion kết hợp với nhau nhờ liên kết ion. - Liên kết hidro và các tương tác yếu khác. + Liên kết hidro: · Liên kết có xu hướng hình thành khi giữa nguyên tử có điện âm với nguyên tử Hydrogen gắn với Oxi hay Nito. · Liên kết có thể được tạo giữa các phần của một phân tử hay giữa các phân tử. + Lực hút van-der-waals: Xảy ra khi các phân tử gần kề nhau do tương tác giữa các đám mây điện tử. + Tương tác kị nước: Giữa các nhóm của những phân tử không phân cực. - Các liên kết hydro, ion, lực vanderwaals yếu hơn liên kết cộng hóa trị nhiều nhưng chúng xác định tổ chức của các phân tử khác trong tế bào, nhờ chúng các nguyên tử dù đã có liên kết cộng hóa trị trong cùng phân tử vẫn có thể tương tác lẫn nhau. - Các tương tác yếu giữ vai trò quan trọng không những vì chúng xác định vị trí tương đối giữa các phân tử mà còn vì sự định hình những phân tử mềm dẻo như protein, acid nucleic. Chúc các bạn học tốt! Mạn Nhiên