Các hình thức mặt trận ra đời trước mặt trận Việt Minh: · Hội phản đế đồng minh: Tháng 10/1930, Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng đã thông qua luận cương chính trị, đồng thời còn ra "Án nghị quyết về vấn đề phản đế". "Án nghị quyết chỉ rõ:" Ở Đông Dương có nhiều lực lượng phản đế mà hiện nay cần phải liên hợp lại làm một phong trào cách mạng thống nhất để đánh đuổi đế quốc chủ nghĩa mưu sự giải phóng cho xứ Đông Duơng "[1] . Nghị quyết về vấn đề phản đế là phác họa đầu tiên về xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất nên không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót như chưa phát huy đầy đủ yếu tố dân tộc, chưa đặt vấn đề tranh thủ và phân hóa tầng lớp trên đi theo cách mạng. Chỉ hơn một tháng sau khi có Án nghị quyết về vấn đề phản đế, ngày 18/11/1930 Ban thường vụ trung ương Đảng đã ra chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh. Bản chỉ thị phân tích rằng, đặt vấn đề trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương," giai cấp công nhân phải liên minh với giai cấp nông dân là lực lượng tất yếu của cách mạng thì mới thành công "và rằng" đó là hai động lực chính căn bản cho sự bố trí hàng ngũ cách mạng ", bản Chỉ thị khẳng định:" Giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì cuộc cách mạng cũng khó thành công (rộng là toàn dân cùng đứng trong một Mặt trận chống đế quốc và tụi phong kiến tay sai phản động hèn hạ; kín là đặt để công nông trong bức thành dân tộc phản đế bao la "[2] . Một bước tiến mới của phong tròa trong giai đoạn này là sự kiện lập khối liên minh công – nông được hình thành đầu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam, được thể hiện rõ trong cao trào cách mạng 1930-1931 những khẩu hiệu" tang lương, bớt giờ làm "của công nhân gắn chặt với những khẩu hiệu" miễn sưu, giảm thuế "của nông dân. Hội phản đế đồng minh – hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận dân tộc thống nhất đã gây được cao trào phản đế mạnh mẽ trong cả nước, có ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp quần chúng, đánh dấu sự trưởng thành về nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng ta trong quá trình tổ chức và xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất. Đó là kết quả quá trình chuẩn bị công phu trong suốt một thập kỷ, đó cũng là cống hiến vĩ đại về lý luận và thực tiễn của Nguyễn Ái Quốc gắn phong trào yêu nước Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà Người đã trải qua từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. · Tổ chức phản đế liên minh – một bước nâng cao nhận thức về mặt trận dân tộc thống nhất: Thực tiễn của những năm thoái trào đã giúp đảng ta thấm thía tầm quan trọng của mối liên hệ giữa đảng và quần chúng. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương, đại hội họp từ ngày 27 đến ngày 31-5-1941 tại Ma Cao, Trung Quốc[3] . Nghị quyết của đại hội đã khẳng định nguồn gốc sức mạnh của Đảng chính là mối quan hệ mật thiết giữa đảng và quần chúng. Nếu Đảng không được quần chúng ủng hộ thì" những nghị quyết cách mạng của Đảng chỉ là những lời nói không "[4]," không tổ chức quần chúng thì đấu tranh không thắng lợi, nên Đảng phải phát triển tổ chức quần chúng "[5], đại hội xác định công tác tranh thủ rộng rãi quần chúng là một nhiệm vụ" trung tâm, căn bản, cần kíp của Đảng hiện thời "[6] . Do vậy công tác tranh thủ rộng rãi quần chúng là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhất và đại hội đã ra nghị quyết thành lập và thông qua điều lệ của tổ chức Phản đế liên minh nhằm tập hợp tất cả các lực lượng phản đế toàn đông Dương:" Phản đế liên minh có mục đích động viên và đoàn kết các lực lượng phản đế ở Đông Dương, tham gia mọi phong trào giải phóng dân tộc cũng như mọi phong trào nhằm chống lại chủ nghĩa đế quốc thế giới "[7] . Để tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa đảng với các tầng lớp xã hội và quần chúng, đại hội đã ra nghị quyết thành lập và thông qua điều lệ của tổ chức phản đế liên minh. Nghị quyết về công tác phản đế liên minh[8] ngày 28 tháng 3 năm 1935 khẳng định[9]:" Động lực cách mạng chính Đông Dương trrong thời kỳ này chỉ là thợ thuyền, nông dân lao động (cố nông tức là công nhân nông nghiệp, bần trung nông) và dân nghèo thành thị. Vô sản giai cấp là giai cấp không có công cụ sinh sản, không có óc của riêng, không có tính chất do dự, mà có đầy năng lực cách mạng triệt để, nên chỉ có vô sản giai cấp phải lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc giải phóng ở Đông Dương mới hoàn toàn thắng lợi "[10] . Đối với Các phái và các phần tử phản đế[11] thì:" Lực lượng phản đế ở Đông Dương không phải là ít, nhưng vì lẻ tẻ, rời rạc, không có tổ chức thống nhất, khiến cho năng lực phản đế trong toàn Đông Dương không đem ra hết mà đồng minh tranh đấu tiến công tranh đấu chống đế quốc chủ nghĩa "[12] Đối với các lực lượng phản đế:" Đảng cộng sản phải dùng hết, kéo hết các lực lượng phản đế ở xứ Đông Dương ra mưu cuộc vận động dân tộc giải phóng "[13] Tổ chức phản đế liên minh một bước nâng cao nhận thức về mặt trận dân tộc thống nhất: Cũng như Hội phản đế đồng minh, Hội phản đế liên minh chưa hình thành về tổ chức trong thực tế nhưng chính sách mặt trận trên đây là sự bổ sung và phát triển thêm một bước lý luận xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất của nhân dân ta. Chính sách mặt trận đề ra trong nghị quyết đã có sự linh hoạt và mềm dẻo hơn. Đảng cộng sản không chỉ liên hệ với các đoàn thể cách mạng mà còn phải liên hệ và liên minh với những đảng phái quốc gia, những phần tử cách mạng lẻ tẻ để tăng cường lực lượng phản đế. Điều lệ cùa phản đế liên minh so với Điều lệ của Hội phản đế đồng minh cũng rộng rãi và linh hoạt hơn: Hễ người nào, vô luận đàn ông, đàn bà, già trẻ tôn giáo, xu hướng chính trị hoặc đoàn thể chỉ cần thừa nhận nghị quyết, điều lệ và thường xuyên nộp hội phí thì được thừa nhận là hội viên. Từ hội Phản đế đồng minh 1930 đến Phản đế liên minh 1935, Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam từng bước được hình thành. Tuy về tổ chức và phong trào đều chưa được triễn khai rộng rãi, song đây là thời kỳ quan trọng, từng bước hoàn chỉnh chính sách Mặt trận dân tộc thống nhất. Những chủ trương đúng đắn đã góp phần quan trọng tập hợp, tổ chức quần chúng đấu tranh làm dấy lên phong trào cách mạng trong cả nước. · Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế (10/1936) Ngày 26-7-1936, Hội nghị các đồng chí cán bộ chủ chốt Ban Chỉ huy ở ngoài do đồng chí Lê Hồng Phong, Uỷ viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản chủ trì, họp tại Thượng Hải (Trung Quốc). Từ sau Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản[14], Ban Chấp hành Trung ương chỉ rõ việc thành lập Mặt trận Dân tộc phản đế ở Đông Dương là vô cùng cấp bách. Các tổ chức Đảng phải chủ động thành lập Mặt trận Dân tộc phản đế nhằm tập hợp tất cả các đảng phái chính trị, các tầng lớp quần chúng, nhưng khi tiến hành phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo. Mặt trận Dân tộc phản đế phải trở thành tổ chức công khai của đông đảo quần chúng, có thể thay đổi nội dung phụ thuộc vào hoàn cảnh từng xứ và Mặt trận Dân tộc phản đế ở Đông Dương cần phải gắn bó chặt chẽ với Mặt trận Nhân dân Pháp. Về sách lược trong giai đoạn này, Đảng nhận thấy trình độ chính trị và tổ chức quần chúng chưa đạt tới trình độ trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp lập chính quyền công nông, nên chiến sách của Đảng là" lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi chính để bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở xứ Đông Dương để cùng nhau tranh đấu để đòi những điều dân chủ đơn sơ (.) Đảng cho rằng theo trình độ tranh đấu đặc biệt của quần chúng trong lúc hiện thời, theo chung quanh những điều yêu cầu ấy có thể hiệu triệu được toàn dân không kỳ giai cấp nào, đảng phái nào ra cùng nhau tranh đấu chống chế độ thuộc địa phản động. "[15] Với chiến sách mới, Đảng có thể tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân đấu tranh chống đế quốc. Về chủ trương liên hiệp với phái quốc gia cải lương, Đảng nêu rõ" Đứng về mặt phản đế, Đảng hết sức liên lạc các lực lượng phản đế "[16] . Đảng Cộng sản Đông Dương luôn chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất phản đế với các Đảng quốc gia cách mạng, song Đảng cũng hết sức chống sự không triệt để của các Đảng quốc gia cách mạng. Đảng nhấn mạnh, ở Đông Dương nhiệm vụ quan trọng của người cộng sản là giải phóng dân tộc, nên Đảng phải liên hệ mật thiết với các đảng quốc gia. Nhưng Đảng cũng không bao giờ bỏ tranh đấu giai cấp trong xây dựng Mặt trận thống nhất với tư sản bản xứ. [17] Hội nghị Trung ương tháng 7-1936 đánh dấu sự trưởng thành của Đảng trong việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt; giữa chủ trương mới và hình thức đấu tranh mới; giữa củng cố khối liên minh công nông và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất. Tuy vậy, Hội nghị cũng còn hạn chế là chưa nêu ra được khẩu hiệu thích hợp về dân tộc; chưa tìm được hình thức Mặt trận phù hợp với mục tiêu đấu tranh mới. · Mặt trận dân chủ Đông Dương (6/1938 – 11/1939) Ngay từ năm 1937, trong chủ trương tổ chức mới của Đảng đã đề nghị thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân Đông Dương:" Theo tình hình hiện tại ở Đông Dương thì cần phải thiết lập ra Mặt trận Thống nhất nhân dân Đông Dương "[18] . Để phù hợp với điều kiện lịch sử mới, tháng 6/1938 Đảng ta đã quyết định thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Đường lối chính trị mới của Đảng ta lúc này là: Liên hiệp hành động với các đảng phái, các đoàn thể các tầng lớp nhân dân để thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân Đông Dương, chống bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai, đòi những quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống cho các tầng lớp nhân dân. Đồng thời Đảng còn chủ trương liên hiệp hành động với các đoàn thể tả phái của người Pháp ở Đông Dương, chống phát xít chống chiến tranh đế quốc, đòi tự do cơm áo và hòa bình. Tập hợp các lực lượng công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, các nhân sĩ trí thức dân chủ trng nước và những người có xu hướng dân chủ chống phát xít nước ngoài đang sinh sống ở khu vực Đông Dương.. đấu tranh chống bè lũ phải động thuộc địa – tay sai của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh, đòi tự do dân chủ cải thiện đời sống và hòa bình. Tác phẩm" Tự chỉ trích "[19] là một trong những văn kiện tổng kết kinh nghiệm cách mạng Việt Nam, nhất là kinh nghiệm xây dựng Đảng, về xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất. Nó thấm nhuần bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, nêu tấm gương sáng về tự phê bình và phê bình, về đấu tranh chống những quan điểm sai lầm, bảo vệ đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng." Tự chỉ trích "là một tác phẩm không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt thực tiễn." Tự chỉ trích " đã" thể hiện minh triết trong tư duy chính trị của một lãnh tụ già dặn, vừa tranh luận, vừa thuyết minh một cách sáng tỏ đường lối, quan điểm của Đảng ta, đánh tan mọi mơ hồ lẫn lộn "[20] . Tuy nhiên, trong thời kỳ này, công tác lãnh đạo chỉ đạo xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất của Đảng ta vẫn mắc phải một số sai lầm, khuyết điểm. Mặt trận Dân chủ thời kỳ này chưa phát triển sâu rộng và vững chắc, nguyên nhân căn bản là lực lượng và phong trào quần chúng công nông do Đảng lãnh đạo chưa đủ mạnh để khắc phục có hiệu quả tính do dự và yếu hèn về chính trị của giai cấp tư sản dân tộc và các đại biểu chính trị của họ. Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quần chúng ở khu vực thành thị là chủ yếu, mà ít chú trọng phong trào ở vùng nông thôn, do đó chưa tạo được phong trào quần chúng rộng khắp trên cả nước. Nhiều nơi một số cán bộ, đảng viên mắc phải căn bệnh hẹp hòi, bệnh công khai thành tích, say sưa về thắng lợi bộ phận mà sao nhãng những việc củng cố tổ chức bí mật cũng như xây dựng và phát triển phong trào. · Mặt trận thống nhất dân tộc Phản đế Đông Dương (11/1939 - 5/1941) : Ngày 13-11-1939, Trung ương Đảng ra Tuyên ngôn kêu gọi thành lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế. Nghị quyết thành lập mặt trận đã chĩ rõ:" Mặt trận Thống nhất dân tộcPhản đế Đông Dương là hình thức liên hiệp tất cả các dân tộc Đông Dương dưới nền thống trị của đế quốc Pháp, tất cả các giai cấp, các đảng phái, các phần tử phần đế muốn giải phóng cho dân tộc, để tranh đấu chống đế quốc chiến tranh, chống xâm lược phát xít, đánh đổ đế quốc Pháp, vua chúa bổn xứ và tất cả bọn tay sai của đế quốc, đòi hòa bình, cơm áo, thực hiện nền độc lập hoàn toàn cho các dân tộc Đông Dương với quyền dân tộc tự quyết "[21] . Nguyên tắc tổ chức:" Chỉ tuyên truyền giác ngộ dân chúng chưa đủ, cần phải biết kết hợp họ thành đoàn, thành ngũ "[22] . Hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh: Chuyển từ đấu tranh chính trị, hòa bình đòi dân sinh dân chủ sang đấu tranh vũ trang bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa vũ tranh để làm chính quyền. Từ hoạt động công khai, hợp pháp, nữa hợp pháp chuyển sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương là mặt trận cách mạng, là sự liên hiệp các dân tộc, các giai cấp, các đảng phái có tính phản đế. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương ra đời đã kịp thời đáp ứng điều kiện lịch sử lúc bấy giờ. Đứng về quan niệm giai cấp, mặt trận này không những có ý nghĩa thống nhất dân tộc mà còn có ý nghĩa là liên hiệp các giai cấp trong dân tộc bị áp bức đánh đổ chế độ đế quốc, một chế độ tàn ác thối nát của giai cấp tư bản tài chính. [1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 195. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 227. [3] Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, 2013. [4] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 26. [5] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 27. [6] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 26. [7] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 260. [8] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 82. [9] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 82. [10] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 83. [11] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 84. [12] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 85. [13] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 86. [14] Đây là Chỉ thị của Ban Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, được thông qua trong Hội nghị Ban chỉ huy ở ngoài ngày 26-7-1936. (Thư" báo cáo của Hội nghị Ban Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương gửi Quốc tế Cộng sản ", ngày 10-9-1937). Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đảng toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 73. [15] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đảng toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 144. [16] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đảng toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 146. [17] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đảng toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 146. [18] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 215. [19] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đảng toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 617-645. [20] Trần Thành (1997), " Đồng chí Nguyễn Văn Cừ, một trí tuệ lỗi lạc một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng ta", Tạp chí Lịch sử Đảng, (7), tr. 38. [21] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 538-539. [22] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 547.