Các dụng cụ đo thường gặp: - Các loại thước thường gặp đó là: Thước thẳng thước cuộn thước dây thước lá thước cặp thước đo góc compa .. - Đặc biệt là: Thước kẹp Panme Cầu kế + Được dùng cho các phép đo sai số trong các buổi thí nghiệm Vật Lý cơ bản - Các dụng cụ đo điện năng: 1. Ampe kìm Ampe kìm là thiết bị đo điện nó được ứng dụng trong kiểm tra, sửa chữa hay lắp đặt điện, linh kiện điện tử.. có thể đo dòng điện với dải đo rộng từ 100mA đến 2000A. Nhiều chức năng đo khác nhau bao gồm điện áp, điện trở hay tần số. 2. Đồng hồ vạn năng Đồng hồ vạn năng là thiết bị đo điện có khả năng đo dòng điện, điện áp, điện trở, đo tần số, thông mạch và nhiều chức năng đo lường khác. Ưu điểm của đồng hồ vạn năng: Là có khả năng đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, sự phóng nạp tụ điện.. Thiết bị này được chia làm 2 loại là: Đồng hồ vạn năng điện tử và đồng hồ vạn năng kim. Nhưng đồng hồ vạn năng kim hiện nay ít được sử dụng do độ chính xác kém hơn đồng hồ vạn năng số 3. Máy hiện sóng Máy hiện sóng (máy đo dao động) là một dụng cụ phòng thí nghiệm thường được sử dụng để hiển thị và phân tích dạng sóng của tín hiệu điện tử. Trong thực tế, thiết bị vẽ một biểu đồ của điện áp tín hiệu tức thời như là một hàm của thời gian. - Các dụng cụ cơ khí phổ biến: 1. Thước lá KN: Đây là loại thước chuyên được sử dụng để đo chiều dài khi sản xuất cơ khí. Cấu tao: Thường được chế tạo từ chất liệu thép không gỉ, không có khả năng đàn hồi. Các thông số cơ bản của thước lá: Dày: Từ 0, 9 đến 1, 5mm. Rộng: Từ 10 đến 25mm. Dài: Từ 150 đến 1.000mm. Độ chia: 1mm. 2. Thước cặp KN: Là dụng cụ đo đa dụng trong cơ khí, với độ chính xác cao và rất dễ sử dụng Cấu tạo: Gồm 8 bộ phận được gắn kết với nhau thành một dụng cụ thống nhất. Thông thường được làm từ thép hoặc inox. Có các giới hạn của thước đo 150mm, 200mm, 300mm, 500mm, 1000mm. Độ sai số nhỏ nhất của thước gồm: 0.1 mm, 0.05 mm, 0.02 mm. 3. Bộ thước đo góc KN: là công cụ đo lường cho phép người dùng tạo ra và nâng rộng các góc độ mong muốn. Một số loại dụng cụ đo góc Ê ke. Thước đo góc vạn năng. Thước đo góc nghiêng. Thước đo góc bán nguyệt. 4. Mỏ lết (molet) và cờ lê KN: là dụng cụ cung cấp độ bám thông qua việc áp dụng mô men xoắn để tháo ốc vít, bu lông hoặc siết chặt chúng lại. Cấu tạo: Cờ lê, mỏ lết thường được làm từ những kim loại, hợp kim có độ cứng cao như Crom, Thép, Vanadi.. 5. Tua vít KN: Tua vít là dụng cụ có thiết kế đơn giản với phần đầu và phần cán. Nó chuyên được sử dụng trong tháo lắp các loại ốc vít khác nhau. Cấu tạo: Gồm phần đầu và phần cán. Phần đầu thường có dạng dẹp, chữ thập, hoa thị 6 cạnh.. tùy từng loại. Phần cán thiết kế dạng tay cầm giúp người dùng dễ dàng cầm cố định 6. Ê tô KN: được sử dụng để kẹp, giữ phôi trong quá trình gia công. Cấu tạo: gồm má động, má tĩnh và tay quay. 7. Kìm KN: là một trong những dụng cụ cầm tay phổ biến. Cấu tạo: mỏ và cán kìm.