Các đề đọc hiểu kì 2 lớp 10

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Mèo Munn, 30 Tháng tư 2022.

  1. Mèo Munn

    Bài viết:
    1
    Đề 1: Đọc đoạn trích:

    Chàng Kim từ lại thư song,

    Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây

    Sầu đong càng lắc càng đầy,

    Ba thu dồn lại một ngày dài ghê!

    Mây Tần khóa kín song the,

    Bụi hồng liệu nẻo đi về chiêm bao.

    Tuần trăng khuyết đĩa dầu hao,

    Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.

    Phòng văn hơi giá như đồng,

    Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan.

    Mành Tương phất phất gió đàn,

    Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình.

    (Nguyễn Du, Truyện Kiều, Nhà xuất bản văn học, 2018, tr. 19 - 20)

    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

    Câu 2: Trong đoạn trích, từ mặt trong Mặt (1) mơ tưởng mặt (2) nói đến nhân vật nào?

    Câu 3: Trong đoạn trích, dòng thơ nào sử dụng bút pháp tả cảnh ngủ tình?

    Câu 4: Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong đoạn trích trên.

    Câu 5: Nêu nhận xét của anh chị vè nghệ thuật thể hiện tâm trạng tương tư của nhân vật Kim Trọng trong đoạn trích trên.

    Trả lời:

    Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là: Biểu cảm

    Câu 2: Mặt (1) : Kim Trọng

    Mặt (2) : Thúy Kiều

    Câu 3: Dòng thơ miêu tả cảnh ngụ tình là:

    "Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao"

    "Phòng văn hơi giá như đồng"

    "Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan"

    "Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình"

    Câu 4: Các câu đối là:

    + Càng lắc ><càng đầy

    + Tuần trăng khuyết >< đĩa dầu hao

    + Trúc se ngọn thỏ/tơ chùng phím loan

    + Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngoa ngán lòng

    + Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình

    - Hiệu quả của phép đối là:

    + Tạo sự cân xứng, sự hô ứng, tăng đối nhịp nhàng cho các dòng thơ

    + Nhấn mạnh bộ lộ sự tương tư dữ dội dồn dập nhiều chiều trong tâm trạng của chàng Kim.

    Câu 5:

    Sử dụng từ láy, ngôn ngữ, hình ảnh ước lệ, sự dụng nhiều các biện pháp tu từ: So sánh, phóng đại, phép đối, bút pháp tả cảnh ngụ tình.

    Đề 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

    Trải vách quế gió vàng hiu hắt,

    Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng,

    Oán chi những khách tiêu phòng,

    Mà xui phận bạc nằm trong má đào.

    Duyên đã may cớ sao lại rủi,

    Nghĩ nguồn cơn dở đói sao đang?

    Vì đâu nên nỗi dở dang,

    Nghĩ mình, mình lại thêm thương nỗi mình.

    (Trích Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều)

    Câu1: Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích

    Câu 2: Trong đoạn trích, từ nào gợi thời gian và không gian?

    Câu 3: Đoạn trích sử dụng câu hỏi tu từ nào?

    Câu 4: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng

    Câu 5: Việc lặp lại từ "mình" trong câu thơ: Nghĩ mình, mình lại thêm thương nổi mình có tác dụng gì?

    Câu 6: Nhận xét tình cảm của tác giả dành cho nhân vật trữ tình.

    Trả lời:

    Câu 1: Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là người cung nữ

    Câu 2:

    - Từ gợi không gian và thời gian:

    + Thời gian: Gió vàng - chỉ gió mùa thu

    + Không gian: - Vách quê_ gợi tới nơi cung quế nơi ở của cung phi.

    - Tiêu phòng_ phòng ở của cung phi.

    Câu 3:

    - Đoạn trích sử dụng câu hỏi tu từ đó là:

    "Nghĩ nguồn cơn dở dói sao đang?"


    "Vì đâu nên nỗi dở dang"

    Câu 4:


    - Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ

    - Nhấn mạnh sự lạnh lữo cô đơn trong tâm hồn của người cung nữ bị nhà vua ruồng bỏ, thờ ơ.

    Câu 5:


    - Việc lặp từ "mình" trong câu thơ có tác dụng diễn tả tâm trạng cô đơn lẻ loi của người cung nữ.

    Câu 6:


    - Tác giả đã cảm thông với số phận bất hạnh của người cung nữ khi phải chôn vùi tuổi thanh xuân ở nơi cung cấm. Nhà thơ phát thiện niềm khát khao được sống trong hạnh phúc, trong tình yêu lứa đôi của người cung nữ.

    Đề 3:

    Trông bến nam, bãi che mặt nước

    Cỏ biếc um, dâu mướt màu xanh.

    Nhà thôn, gió bụi chông chênh

    Một đàn cò đậu trước ghềnh, chiều hôm.

    Trông đường bắc đôi chòm quán khách,

    Rườm rà cây xanh ngắt núi non.

    Lúa thành thoi thót bên cồn,

    Mưa thôi ngọc địch véo von bên lầu.

    Non đông, thấy lá hầu chất đống,

    Trĩ xập xòe, mai cũng bẻ bai.

    Khói mù nghi ngút ngàn khơi,

    Con chim bạt gió, lạc loài kêu thương.

    Sông tây, thấy nước dường uốn khúc,

    Nhạn liệng không, sóng giục thuyền câu.

    Ngàn thông chen chúc, chòm lau,

    Cách ghềnh thấp thoáng người đâu đi về.

    (Trích bản dịch Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn NXB Văn hóa thông tin, 2006 - tr. 182, 183)

    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu1: Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

    Câu 2: Chinh phụ đã trông ra những hướng nào để ngóng đợi tin chồng và bộc lộ nỗi lòng tâm trạng?

    Câu 3: Chỉ ra biểu hiện màu xanh chủ đạo của bức tranh cảnh vật phía Nam trong đoạn trích.

    Câu 4: Chi tiếtcon chim bạt gió, lạc loài kêu thương trong đoạn trích có ý nghĩa gì?

    Câu 5: Theo anh/chị, nhân vật trữ tình thể hiện tâm trạng gì trong câu thơ cuối cùng: Cách ghềnh thấp thoáng người đâu đi về.

    Câu 6: Đoạn trích đã nói lên thái độ, tình cảm gì của các tác giả?

    Trả lời:

    Câu 1:

    Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là người chinh phụ

    Câu 2:

    - Người chinh phụ đã trông ra bốn phương:

    + Nam (Bến Nam)

    + Bắc (đường bắc)

    + Tây (Sông tây)

    + Đông (non đông)

    Câu 3:

    - Màu xanh chủ đạo của bức tranh cảnh vật phía Nam trong đoạn trích là: Màu xanh biếc của cỏ, xanh non tơ, mỡ màng của dâu và màu xanh trong trẻo của nước.

    Câu 4:

    Chi tiết con chim bạc gió, lạc loài kêu thương gợi lên nỗi lòng cô đơn, lẻ loi buồn khổ của nhân vật trữ tình.

    Câu 5:

    - Nhân vật trữ tình đã thể hiện trong câu thơ cuối cùng: "Cách ghềnh thấp thoáng người đâu đi về", người chinh phụ đang trông mong hi vọng tìm thấy bóng dánh thân quen của người chồng giữa đám người thấp thoáng đi về, càng trông mong, hi vọng thì càng thất vọng bởi người chinh phụ không thể tìm thấy người chinh phu của mình.

    Câu 6:

    Thông qua việc diễn tả tâm trạng: Nhớ nhung, trông ngóng người chồng của người chinh phụ, tác giả đã thể hieẹn thái độ đồng cảm xót thương với nỗi khổ của người phụ nữa có chồng đi chiến đấu. Qua đó tố cáo chiến tranh phong kiến đã làm tan vỡ hạnh phúc gia đình đẩy con người vào tình cảnh chia ly, xa cách.

    Đề 4:

    Lầu mai vừa rúc còi sương

    Mã Sinh giục giã vội vàng ra đi

    Đoạn trường thay, lúc phân kì

    Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh

    Vừa ngòia mười dặm trường đình

    Vương ông bày tiệc tiễn hành đưa theo.

    Ngoài thì chủ khách dập dìu

    Một nhà huyên với một Kiều ở trong

    Nhìn càng lã chã giọt hồng

    Rỉ tai, nàng mới giãi lòng thấp cao:

    "Hổ sinh ra phận thơ đào,

    Công cha nghĩa mẹ, kiếp nào trả xong?

    Lỡ làng nước đục bụi trong

    Trăm năm để một tấm lòng từ đây.

    Xem gương trong bấy nhiêu ngày

    Thân con chẳng kếo mắc tay bợm già!.."

    (Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Văn học, 2018, tr. 53)

    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1: Xác định các nhân vật có trong đoạn trích.

    Câu 2: Trong đoạn trích, chi tiết nào miêu tả nước mắt Thúy Kiều?

    Câu 3: Đoạn trích trên diễn tả cuộc đối thoại nào?

    Câu 4: Hiện tượng điệp vần trong các từ láy ở hai câu thơ: "Đoạn trường thay lúc phân kì/ Vó câu khấp khểnh ngựa xe gập ghềnh" có tác dụng gì trong việc biểu hiện nội dung câu thơ?

    Trả lời:

    Câu 1:

    Các nhân vật có trong đoạn trích trên là Mã Giám Sinh, Vương ông, Thúy Kiều, một nhà huyên

    Câu 2:

    Chi tiết miêu tả nước mắt của Thúy Kiều trong đoạn trích là: "Lã chã giọt hồng"

    Câu 3:

    Đoạn trích diễn tả cuộc đối thoại giữa Kiều và cha mẹ.

    Câu 4:

    Hiện tượng điệp vần trong câu thơ: "Khấp khểnh", "gập ghềnh".

    - Tác dụng: Gợi lên hình ảnh con đường đi ghập ghềnh trắc trở, đồng thời gợi trạng thái đau khổ, lo lắng bất an của Kiều khi phải tời xa gia đình.
     
    Admin, Thùy Minh, Dương23012 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 1 Tháng năm 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...