Các Chi Tiết Nghệ Thuật Trong Vợ Chồng A Phủ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Chiên Min's, 21 Tháng bảy 2021.

  1. Chiên Min's I purple you!

    Bài viết:
    555
    Tổng hợp các chi tiết nghệ thuật trong truyện "Vợ chồng A Phủ

    1. Sự xuất hiện của Mị

    "Ai ở xa về có việc đi qua nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay cõng nước từ suối lên cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi." Chỉ với hai câu văn đơn giản ấy thôi bản chất của sự xuất đã được hiện lên một cách rõ nét. Câu văn cứ như dài ra để độc giả lĩnh hội hết cái độc đáo của nó. Vị trí của Mị xuất hiện đã nói lên tất cả "ngồi quay sợi bên tảng đá cạnh tàu ngựa, trước cửa". Còn hình ảnh nào đắt giá hơn chi tiết đó? Con người ngang hàng với những vật vô tri vô giác thậm chí gắn liền với chúng. Với cái cúi mặt và nét buồn rười rượi chứa đựng nhiều nỗi đau, vất vả người đọc như xót xa thương cảm cho nhân vật nhưng cũng không khỏi tò mò về cuộc đời của người phụ nữ ấy.

    (Nguồn: Lớp văn thầy Nhật.)


    Các phần tiếp:
    2. Nắm lá ngón
    3. Tiếng sáo
    4. Căn buồng mị ở
    5. Câu hát
    6. Giọt nước mắt của A Phủ
     
    Last edited by a moderator: 24 Tháng tám 2021
  2. Chiên Min's I purple you!

    Bài viết:
    555
    2. Nắm lá ngón

    - xuất hiện ba lần trong tác phẩm và gắn liền với nhân vật Mị - cô gái miền cao lương thiện, xinh đẹp, tài hoa nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh.

    Mị là một cô gái đang bung tràn sức trẻ, ngay trong đêm mùa xuân nồng nàn thù cuộc đời màu hồng của Mị chấm dứt. Cô bị trói gô như súc vật, bị bắt về nhà thống lí Pá Tra cúng trình ma như một món hàng. Người ta làm gì cuộc đời của cô, lúc đấy cô chưa biết, mãi đến khi A Sử đến trước mặt bố cô tuyên bố cúng trình ma thì cô đã là người nhà thống lý rồi. Mị đi từ cuộc đời đẹp như trong tranh xuống hố sâu của địa ngục , nơi mà kẻ khác sống bằng âm thanh của tiếng than và hít thở mùi máu, nơi mà mỗi bước đi đều là một nỗi tủi nhục đến tận cùng. Mị sống không bằng chết, sống như một xác người trong kiếp thú và để rồi "có đàn áp, có đấu tranh". Cô tìm về nhà cha, tay cầm nắm lá ngón.

    "Lá ngón" xuất hiện lần đầu tiên như một lối thoát. Đây là lối thoát ngắn và hữu hiệu nhất nhưng lại là lối thoát cho những ai muốn chấm dứt hiện tại nghiệt ngã chứ không phải lối thoát cho con người muốn bước sang trang mới.

    Lá ngón mang ý nghĩa:
    - Tố cáo cao độ sự dã man của xã hội ép buộc con người lương thiện đi tìm kiếm cái chết.
    - Hiện thân cho nỗi thống khổ của nhân dân, cho những tích tụ cay đắng, đầy đau đớn và uất hận.
    - Mang một tầng ý nghĩa nhân sinh tuy bản thân tượng trưng cho cái chết.
     
  3. Chiên Min's I purple you!

    Bài viết:
    555
    3. Tiếng sáo.

    Tiếng sáo biểu hiện cho vẻ đẹp của phong tục, nét đẹp văn hóa của người dân miền núi. Là biểu tượng cho tiếng gọi của cuộc sống và tình yêu; nó đã lay động, khơi gợi lòng yêu đời, yêu cuộc sống tự do của nhân vật Mị. Có quan hệ mật thiết với diễn biến tâm lí của Mị, là động lực thúc đẩy Mị đi đến hành động chuẩn bị đi chơi xuân. Thể hiện tư tưởng của tác phẩm: sức sống của con người dù bị giẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ chờ đợi cơ hội bùng lên. Đó là giá trị nhân đạo.


    Tiếng sáo mở ra một không gian xa xôi của núi rừng Tây Bắc. Tiếng sáo gọi bạn, gọi người yêu là nét đẹp của người dân miền núi. Tiếng sáo đại diện cho tài năng của con người, 'Mị thổi sáo giỏi'; 'Mị uốn chiếc lá trên tay, thổi lá cũng hay như thổi sao. Có biết bao nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.'

    Tiếng sáo khơi gợi quá khứ tươi đẹp, ước mơ về cuộc sống hạnh phúc đồng thời tiếng sáo là chất xúc tác trực tiếp khơi gợi sức sống tiềm tàng của Mị. 'Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi... Mị vùng bước đi.'

    Tiếng sao là chi tiết nghệ thuật đặc biệt tố cáo bản chất của giai cấp thống trị thực dân phong kiến miền núi, cự tuyệt quyền sống, quyền làm người của con người.
     
  4. Chiên Min's I purple you!

    Bài viết:
    555
    4. Căn buồng Mị ở.

    Căn buồng ấy kín mít, có ô cửa to bằng bàn tay. Hình ảnh đấy giàu sức gợi khiến người ta liên tưởng đến nhà tù, một thứ ngục thất đang giam hãm đời Mị. Đó là một không gian nhỏ bé, trơ chọi đối lập với cảnh mênh mông, rộng lớn của đất trời Tây Bắc.


    Chân dung số phận đau khổ của Mị được nhà văn khắc họa thật rõ nét. Mị sống câm lặng như đá núi "không nói", lùi lũi, chậm chạm trơ lì như một con rùa quanh quẩn nơi xó cửa. Có lúc Mị tưởng chừng như mình là 'con trâu, con ngựa' nhà thống lý. Nhưng hình ảnh đó chỉ vừa gợi nỗi đau khổ vì lao động vất vả thì hình ảnh 'con rùa' lại có sức ám ảnh, mang ý nghĩa về thân phận bị đè nén, bị bỏ quên. Mị mất hết ý niệm về thời gian và không gian khi ở trong căn phòng đó: chỉ thấy trăng trắng không biết sương hay là nắng. Cuộc đời của Mị không có màu sắc, không có âm thanh, không có sự dài ngắn của thời gian và sự chia biệt ngày đêm.

    Căn buồng là biểu tượng cho ngục thất tinh thần, địa ngục trần gian giam cầm khát vọng sống, khát vọng tự do của cuộc đời Mị.

    Qua hình ảnh căn buồng của Mị nhà văn đã tố cáo sâu sắc chế độ cai trị miền núi đã đày đọa con người, làm tê liệt quyền sống, quyền khát khao hạnh phúc của họ.
     
  5. Chiên Min's I purple you!

    Bài viết:
    555
    5.Câu hát.

    Những câu hát này Mị không trực tiếp nghe mà là lời Mị 'nhẩm thầm' khi nghe thấy tiếng sáo. Và một điều không phải ngẫu nhiên: chúng đều là lời của những người đang yêu hoặc những người đang đi tìm tình yêu. Đặc biệt là khát vọng tình yêu tự do:
    - thể chủ động: "ta đi tìm người yêu"
    - cô gái không yêu có quyền từ chối bắt pao, có quyền lựa chọn: "em yêu người nào, em bắt pao nào"

    Trước khi bị bắt về nhà thống lý Mị cũng từng có một tuổi trẻ say mê theo tiếng sáo, theo lời hát. Và Mị đã từng yêu. Mị về nhà thống lí Pá Tra với thân phận là con dâu gạt nợ, bị cầm tù trong một cuộc hôn nhiên bắt buộc: "A Sử với Mị, không có lòng nhưng vẫn phải ở với nhau". Chính những lời ca đẹp cùng tiếng sáo chứ không phải bản thân tiếng sáo - đã gọi về quá khứ hạnh phúc gắn liền với tình yêu, tuổi trẻ, từ đó thổi bùng lên khát vọng yêu thương và khát vọng sống trong lòng Mị.

    Làm phép giả định ngược, nếu như đó chỉ là những lời ca buồn, tiếng than não ruột cho thân phận cùng cực thì có thể nhận được sự đồng cảm nhưng chưa chắc đã làm bùng lên khao khát sống trong lòng nhân vật.

    Về nghệ thuật: cùng với tiếng sáo những câu hát thúc đẩy, tạo bước ngoặt trong diễn biến tâm lý Mị. Chúng tạo nên sắc thái trữ tình, chất thơ cho tác phẩm. 'Chất Tây Bắc' rất riêng của "vợ chồng A Phủ" không chỉ được gợi ra từ cảnh sắc thiên nhiên, phong tục, con người mà còn từ chính những lời ca tiếng hát như thế.
     
  6. Chiên Min's I purple you!

    Bài viết:
    555
    6. Giọt nước mắt của A Phủ

    Giọt nước mắt của A Phủ chảy xuống là giọt nước mắt của một chàng trai Khỏe mạnh, một chàng trai tưởng chừng như không biết sợ là gì nhưng bây giờ lại khóc: "Hai mắt A Phủ vừa mở, một giọt nước mắt đã bỏ xuống hai hõm má đã xám đen lại."

    Đó là giọt nước mắt hiếm hoi mà ta tưởng chừng như không thể ngờ tới. Giọt nước mắt ấy thể hiện nỗi đau đớn đến tột cùng, nỗi đau đớn không chỉ bởi sự thít chặt của sợi dây mây mà còn là sự đáng thương của A Phủ đang nghĩ tới số phận của mình. A Phủ khóc nhưng đó không phải sự khóc lóc trong cam chịu , giọt nước mắt ấy là của một con người nghĩa khí và quật cường, lấp lánh lên những hy vọng được sống trong khát khao được sống. Đó là sự tố cáo thời phong kiến lúc bấy giờ, tố cáo chế độ phong kiến tàn bạo đồng thời làm nổi bật lên tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...