Các chất dạng hít và sức khỏe tâm thần

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Nguyễn Khắc Dũng, 25 Tháng tư 2020.

  1. Nguyễn Khắc Dũng

    Bài viết:
    12
    I. Các chất dạng hít:

    - Các chất dạng hít được biết đến là những chất dùng để hít, có thể là các chất dung môi dễ bay hơi (như dung môi pha xăng, dầu), các chất phụ gia cho công nghiệp, các loại keo dán, thuốc xịt phòng, khí khử bụi..

    - Một số loại chất để hít được sử dụng khá phổ biến và thường xuyên, đó là khí gây cười (N2O- hay còn gọi là bóng cười), ngoài ra, còn một số loại popper được sử dụng như một loại thuốc kích dục. Nhóm chất này sẽ được trình bày riêng.

    - Một số loại chất ma túy dùng đường hít (như thuốc phiện, heroin hay cocain) hay cần sa hoặc thuốc lá, mặc dù có thể dùng để hít, nhưng không thuộc phạm vi bài trình bày này.

    - Việc sử dụng các chất dạng hít ngày một phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ. Tuy nhiên, những kiểm soát và hạn chế từ các cơ quan chuyên trách còn chưa mạnh mẽ. Theo một thống kê của Mỹ, số học sinh lớp 8 sử dụng các chất dạng hít khoảng 11%, tỷ lệ sử dụng ở thanh niên khoảng 8, 9%.

    II. Những tác động tiêu cực của chất đến cơ thể:

    - Ngay sau khi sử dụng, những chất dạng hít trực tiếp tác động vào hệ thần kinh trung ương, gây ra những khoái cảm, cảm giác say, cám giác trống rỗng, cảm giác vui vẻ..

    - Một số chất hít được bơm vào các túi nylon, có thể gây ngạt khí, sặc hoặc gây nôn, các lý do này có thể dẫn đến tử vong do ngạt.

    - Khi hít vào phổi, một số khí có thể gây co thắt thanh quản, khí quản, tăng tiết dịch tại khí quản. Sau đó các chất này tác động đến phổi và tim do tăng đột biến các chất catecholamine nội sinh, có thể gây rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất, tổn thương phổi.

    - Một số báo cáo về dị ứng và các phản ứng dị ứng khi sử dụng các chất dạng hít đã được ghi nhận. Bên cạnh đó, các chất dạng hít còn tác động đến hệ tự miễn, chức năng thận và làm nặng tiến triển các khối u. Các báo cáo về ức chế tủy xương, thiếu máu và bệnh bạch cầu cấp

    - Tác động mãn tính dài hạn của các chất hít ở các cơ quan trên cũng tương tự như tác động cấp tính. Việc lạm dụng mãn tính các chất dạng hít gây tác động nặng nề đến hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là não bộ.

    - Các biểu hiện của tổn thương não bộ bao gồm: Các ảo giác, hoang tưởng, giảm khả năng ghi nhớ và sự tập trung chú ý, suy giảm IQ, khó khăn khi đưa ra quyết định, thay đổi tính tình, bốc đồng, dễ nóng giận. Khó kiểm soát cảm xúc, có sự bất thường trên hình ảnh điện não đồ ECG. Đã ghi nhận các trường hợp động kinh thùy thái dương, co giật, run, dáng đi bất thường.

    - Hình ảnh học não bộ cho thấy: Trên MRI sọ não đã cho thấy hình ảnh teo não, giãn não thất, rộng rãnh cuộn não. Teo não lớn nhất nằm ở vùng chất trắng giàu lipid; mất/ tổn thương bao myelin và sợi trục. Một số nghiên cứu fMRI cho thấy sự suy giảm của vỏ não trước, đồi hải mã và thân não cũng như sự suy yếu của đuôi gai sợi thần kinh và tổn thương chất trắng. Lạm dụng chất hít mạn tính nhận thấy sự giảm đáng kể lưu lượng máu khu vực đến vỏ não trước trán hai bên cũng như bất thường tưới máu đến các vùng não khác và teo ở một số vùng não.

    III. Khó khăn trong kiểm soát chất hít:

    - Hầu hết các chất dạng hít khi vào cơ thể, thời gian tồn tại trong cơ thể tương đối ngắn, nên những xét nghiệm để chứng minh có sự tồn tại của chất trong cơ thể (như mẫu máu và nước tiểu) thường cho kết quả âm tính.

    - Việc sử dụng chất hít thường được khuyến khích trong giới trẻ như một sự thách thức dành cho lửa tuổi, các chất này được sử dụng hầu hết trong các bữa tiệc, để vui chơi hoặc có thể dùng để thay thế một chất gây nghiện khác.

    - Những nhóm người có nguy cơ cao trong việc sử dụng chất hít như: Tiền sử lúc nhỏ bị bạo hành, người vô gia cư, những người trong các băng nhóm, người đang gặp những vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần (trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn dùng chất.), người đồng tính.. Đây là những nhóm người thường ít được quan tâm trong cộng đồng.

    - Các chất dạng hít thường có giá thành rẻ, tương đối dễ kiếm và sẵn có trong gia đình (như xăng, keo dán, thuốc xịt phòng, khí khử bụi).. Đây là những thứ hợp pháp, dễ che dấu và sử dụng đơn giản. Điều này gây khó khăn cho việc quản lý từ phụ huynh và các nhà chức trách.

    IV. Các can thiệp cần thiết:

    - Can thiệp y tế là cần thiết trong các trường hợp sử dụng chất hít, người bệnh sẽ được đánh giá toàn diện về cơ thể và tâm thần.

    - Sử dụng hóa dược được khuyến cáo với các trường hợp có các biểu hiện tổn thương não (như đã nói ở trên), các thuốc có thể được sử dụng lâu dài. Cần tuân thủ việc sử dụng thuốc hàng ngày cũng như việc tái khám theo hẹn.

    - Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các liệu pháp khác cần được tiến hành đồng thời như can thiệp thay đổi nhận thức, xây dựng lại định hướng dựa theo những thế mạnh hiện có, đồng thời phát triển thế mạnh mới, kèm theo rèn luyện về thể chất.

    - Sự hỗ trợ từ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị, theo dõi và tái hòa nhập cộng đồng. Do đa phần, đối tượng sử dụng chất hít còn trong độ tuổi đi học, nên việc phối hợp cùng quản lý ở nhà trường cũng phải được quan tâm đúng mức.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...