Cỗ máy tái tạo đại dương Cá vẹt là một loại cá được biết đến nhiều với các màu sắc tươi sáng và có bộ răng độc đáo, chúng được xếp vào loài ăn cỏ. Tên gọi của các loài cá này trong tiếng Anh là parrotfish. Chúng thuộc họ cá Scaridae (cá Mó) là nhóm cá phân bố ở vùng biển nhiệt đới thuộc khu vực Đại Tây dương, Ấn Độ - Thái Bình Dương. Hiện nay các nhà khoa học đã tìm thấy được gần 100 loài phân bố trên các rạn san hô và thảm cỏ biển, trong số đó ở Việt Nam xuất hiện khoảng 43 loại. Thức ăn chính của chúng là tảo, rong nhưng đặc biệt là ăn san hô chết. 90% thời gian trong ngày của loài cá này được sử dụng cho hoạt động tìm kiếm thức ăn. Điều đặc biệt là chất thải của cá Vẹt chính là CÁT. Có nghĩa là sau khi "tọng" rất nhiều tảo, rong, san hô chết thì chúng thải ra cát. Sau khi ăn xong, chúng thải ra cát trắng mịn - rất nhiều! Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia ngư học mỗi con cá vẹt có thể tạo ra tới 320 kg cát (700 pound) mỗi năm. Đây là 1 cơ chế hữu ích hoàn toàn tự nhiên, bộ răng của loài cá này được tạo thành từ khoáng chất sinh học siêu cứng và lâu mòn fluorapatite. Một số loài có thể sống lâu đến 20 năm mà răng không bị mòn. Hàm cá Vẹt có 15 hàng với khoảng 1000 chiếc răng tạo thành 1 cổ máy nghiền của tự nhiên. Nhà máy xử lý chất thải biển và sản xuất cát biển. Cá Vẹt chỉ ăn san hô chết và rất ít khi cắn vào san hô sống. Một báo cáo mới kết luận rằng các rạn san hô nơi có nhiều cá vẹt sinh sống vào những năm 1980 là những rạn san hô khỏe mạnh hiện nay. Loài cá này còn có thêm 1 đặc điểm độc đáo nữa chính là sự lưỡng tính. Tức là trong quá trình sinh trưởng cá Vẹt sẽ chuyển từ giới tính cái sang đực. Các loại cá vẹt phổ biến nhất Cá vẹt đầu to Đây là loài cá vẹt có kích thước lớn nhất và có thể dài tới 1, 2m và nặng tới 45kg, có tên khoa học là Bolbometopon muricatum Chúng được sinh ra với thân hình có màu xanh lá cây hoặc nâu và có năm dải màu trắng chạy dọc theo chiều dài cơ thể khi còn nhỏ (con đực và cái đều trông giống nhau trong giai đoạn này) Khi trưởng thành phần đầu sẽ xuất hiện một vết nhô lớn và màu của da của chúng chuyển sang màu xanh lục hoặc xám với một dải màu vàng hồng ở phía trước mặt. Theo ghi nhận của Liên minh Bảo tồn Thế giới loài cá này được xếp vào nhóm động vật có nguy cơ bị nguy hiểm và nằm trong Danh sách đỏ các loài bị đe dọa Cá vẹt lam Có màu xanh lam và một đốm vàng ở trên đầu, vết đốm này sẽ mờ dần khi chúng già đi, tên khoa học là Scarus coeruleus. Chúng sẽ đạt chiều dài từ 25 đến 76cm, và con đực thường lớn hơn con cái khi trưởng thành. Loài này được tìm thấy ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở phía tây Đại Tây Dương và vùng biển Caribean. Cá vẹt cầu vồng Cả con đực và cái đều trông rất giống nhau và tuổi thọ của chúng thường sống tới 16 năm, tên khoa học là Scarus guacamaia. Chúng có màu nâu xanh, vây màu cam và xanh lá cây. Phần miệng của chúng cũng có màu xanh lục, có thể dài tới 1, 2m và nặng tới 20kg. Liên minh Bảo tồn Thế giới ghi nhận số lượng của chúng đang dần suy giảm và được liệt vào nhóm đang gần bị đe dọa. Cá vẹt đốm vàng Thường được tìm thấy trong các rạn san hô trên khắp vùng biển Bermuda, Florida, Biển Caribê, Vịnh Mexico và ở phía nam như Brazil. Kích thước phát triển trong khoảng từ 30 - 45cm, tên khoa học là Sparisoma. Chúng có màu đỏ và trắng cũng như có thể nhanh chóng thay đổi màu sắc của vảy ở phía dưới cơ thể khi còn nhỏ. Khi đã trưởng thành chúng có các đốm vàng nằm gần vây ngực. Cá vẹt công nương Thường được tìm thấy trong các rạn san hô và đá có nhiều tảo, tên khoa học là Scarus taeniopterus. Khi còn nhỏ sẽ có thân ba sọc đen và hai sọc trắng và sẽ mờ dần thành màu nâu cũng như vây của chúng sẽ thành màu vàng khi trưởng thành. Đuôi của chúng có viền màu vàng, cam hoặc hồng và chúng có một dải màu vàng / cam ở giữa thân và sẽ mờ dần về phía sau đuôi. Có nên nuôi cá vẹt như 1 loại cá cảnh trong bể? Cá vẹt có thể chia thành 3 nhóm chính và mỗi nhóm có nhiệm vụ khác nhau ví dụ như loài có chức năng đào cát, một số dùng để làm sạch biển và cuối cùng là loài kiếm ăn. Và đóng vai trò như 1 nhà máy xử lý chất thải biển cả bằng cách ăn tảo, chúng đã ngăn chặn được tình trạng tảo nở hoa gây nguy cơ tẩy trắng san hô và dẫn đến việc san hô bị chết. Chúng không chỉ bảo vệ san hô mà còn được chứng minh rằng các rạn san hô sẽ phát triển nhanh hơn và khỏe mạnh hơn khi có nhiều cá vẹt sinh sống trong khu vực đó. Đây là 1 sứ mệnh quan trọng, sư tồn tại của cá Vẹt đối với biển cả là vô cùng quan trọng và cần thiết. Theo nghiên cứu, các rạn san hô ở vùng biển Caribbean sẽ biến mất chỉ trong vòng 20 năm tới nếu như loài cá vẹt không được bảo vệ và bảo tồn kịp thời. Cá Vẹt có thể gây ngộ độc tương tự như cá ciguatera, vì đây là một số loài cá mang độc tố không thể bị phá hủy dù đã nấu hay chế biến/ xử lý qua nhiệt độ cao. Do đó không nên đánh bắt chúng để làm thức ăn hay nuôi cảnh. Hiện nay, số lượng loài cá này đang giảm rất mạnh và dần cạn kiệt do đó số lượng tảo trong nước biển tăng mạnh dẫn đến hiện tượng tảo xâm lấn tảo xâm lấn ở vùng biển Caribe và các vùng biển nhiệt đới. Các rạn san hô đang bị tảo làm mờ đi vì không có đủ cá vẹt và các loại cá ăn thực vật biển khác. Con người là động vật tiêu thụ số 1 cá Vẹt trong chuỗi thức ăn của biển và đại dương nói chung qua các hình thức đánh bắt ngư nghiệp như đặt lưới bén, bẫy, xiên móc và súng điện. Vâng, con cá này có thể ăn nhưng đây là nguồn thức ăn không lớn! Thay vào đó sự tồn tại của lòa cá này lại vô cùng có ích đối với hệ sinh thái biển. Vì sao: 1. Có rất nhiềuloài cá chúng ta có thể đánh bắt ở biển. 2. Cá vẹt ăn tảo, rong nhưng đặc biệt là ăn san hô chết để thải ra cát mịn. 3. Làm sạch san hô Do đó, chúng ta nên giáo dục ngư dân ngừng bắt những con cá xinh đẹp này. Bởi vì đại dương cần chúng tái sinh.