I. Hiện tượng tiêu cực và tệ nạn trong xã hội là gì? Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội. II. Ca dao tục ngữ về hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hôi. 1. Ai ăn cau cưới thì đền Tuổi em còn nhỏ chưa nên lấy chồng 2. Cái cò là cái cò quăm, Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai? Có đánh thì đánh sớm mai, Chớ đánh chập tối, chẳng ai cho nằm! 3. Cái cò, cái vạc, cái nông, Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò! Không, không tôi đứng trên bờ, Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi. Chẳng tin ông đứng ông coi. Mẹ con nhà nó còn ngồi ở kia. 4. Em là con gái đồng trinh, Em đi bán rượu qua dinh ông nghè, Ông nghè sai lính ra ve.. "Trăm lạy ông nghè tôi đã có con!" Có con khi mức có con. Thắt lưng cho giòn mà lấy chồng quan. 5. Ăn thì ăn những miếng ngon, Làm thì lựa việc cỏn con mà làm. 6. Bao giờ cho đến tháng ba, Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng. Hùm nằm cho lợn liếm lông, Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi. Nắm xôi nuốt trẻ lên mười, Con gà be rượu nuốt người lao đao. Lươn nằm cho trúm bò vào, Một đàn cào cào đi bắt cá rô. Thóc giống đuổi chuột trong bồ, Đòng đòng cân cấn đuổi còn ngoài ao. 7. Cậu cai buông áo em ra, Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa. Chợ trưa rau nó héo đi, Lấy gì nuôi mẹ, lấy gì nuôi con. 8. Con vua thì lại làm vua Con nhà kẻ khó bắt cua cả ngày. 9. Cái còn lặn lội bờ ao, Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng? Chú tôi hay tửu hay tăm, Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa. Ngày thì ước những ngày mưa, Đêm thì ước những đêm thừa trống canh. 10. Cô kia đội nón đi đâu, Tôi là phận gái làm dâu mới về. Mẹ chống ác nghiệt đã ghê, Tôi chẳng ở được, tôi về nhà tôi. 11. Cóc chê bỏ nhái mồ côi, Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ơi là chàng! Ếch ương đánh lệnh đã vang, Tiền đâu mà trả nợ làng ngóe ơi! 12. Cờ bạc là bác thằng bần, Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm. 13. Đêm nằm nghĩ lại mà coi, Lấy chồng đánh bạc như voi phá nhà. 14. Ngồi buồn đốt một đống rơm, Khói lên nghi ngút chẳng thơm chút nào. Khói lên đến tận Thiên Tào, Ngọc Hoàng phán hỏi: Thằng nào đốt rơm? 15. Người sao kiệu bạc ngai vàng, Người sao cuối chọe đầu làng kêu ca? Người sao đệm thảm chiếu hoa, Người sao ngồi đất lê la suốt ngày? Người sao chăn nắp màn quây, Người sao trần trụi thân thây bẽ bàng? Người sao võng giá nghênh ngang, Người sao đầu đội vai mang nặng nề?