Ca dao, tục ngữ về các hiện tượng tự nhiên

Thảo luận trong 'Dân Gian' bắt đầu bởi SUNMEII, 15 Tháng chín 2021.

  1. SUNMEII Muốn nhớ thêm phải quên những gì không nên nhớ ...

    Bài viết:
    76
    Ca dao tục ngữ về hiện tượng tự nhiên

    Ca dao tục ngữ về hiện tượng tự nhiên có từ rất lâu và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cùng đọc những câu thú vị này nhé:

    - Qua giêng hết năm, qua rằm hết tháng.

    - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.

    - Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

    - Đông chết se, hè chết lụt.

    - Mây thành vừa hanh vừa giá.

    - Vẩy mại thời mưa, bối bừa thời nắng.

    - Mỡ gà thời nắng, mỡ chó thời mưa.

    - Vồng chiều mưa sáng, ráng chiều mưa hôm.

    - Vồng rạp mưa rào, vồng cao gió táp.

    - Vồng ban sáng, ráng chiều hôm.

    - Mống cao gió táp, mống áp mưa rào.

    - Mống cao gió táp, mống rạp mưa dầm.

    - Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.

    - Mống vàng thời nắng, mống trắng thời mưa.

    - Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa.

    - Cha chết không lo bằng đỏ lò Tây Bắc.

    - Ráng vàng thời nắng, ráng trắng thời mưa.

    - Ráng mỡ gà thời nắng, ráng mỡ chó thời mưa.

    - Gió thổi là chổi trời.

    - Nước mưa là cưa trời.

    - Nước chảy đá mòn.

    - Nước khe đè nước suối.

    - Gai ngọn nhọn hơn gai gốc.

    - Mùa đông mưa dầm gió bấc.

    - Mùa hè mưa to gió lớn.

    - Mùa thu sương sa nắng gắt.

    - Đầu năm sương muối, cuối năm gió Bấc.

    - Đầu năm sương muối, cuối năm gió Đông.

    - Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân.

    - Nắng tháng ba chó già lè lưỡi.

    - Tháng hè đóng bè làm phúc.

    - Tháng bảy nước chảy qua bờ.

    - Tháng bảy nước nhảy lên bờ.

    - Tháng bảy mưa gãy cành trám, tháng tám nắng rám trái bưởi.

    - Mồng bảy ngâu ra, mồng ba ngâu vào.

    - Vào mồng ba, ra mồng bảy, giãy mồng tắm.

    - Tháng tám gió may tưới đồng.

    - Tháng tám nắng rám trái bưởi.

    - Tháng chín mưa rơi, tháng mười mưa cữ.

    - Tháng mười động gia, tháng ba động rạm.

    - Ông tha nhưng bà chẳng tha, còn sợ cái bão mồng ba tháng mười.

    - Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.

    Ca dao tục ngữ về hiện tượng tự nhiên dựa vào các loại côn trùng, động vật:

    Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

    → Dự đoán thời tiết từ việc quan sát chuồn chuồn. Chuồn chuồn bay cao trời thường nắng, bay vừa trời râm mát, bay thấp sẽ có mưa.

    Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

    → Gió heo may là gió bấc thổi nhẹ vào mùa Thu, khi đó mà thấy chuồn chuồn bay nghĩa là sắp có bão.

    Én bay thấp mưa ngập bờ ao, Én bay cao mưa rào lại tạnh.

    → Cũng tương tự như chuồn chuồn, ta có thể quan sát chim Én để biết trời mưa hay nắng.

    Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét.

    → Khi nghe tiếng sếu kêu thì trời sắp rét, gió bấc ùa về.

    Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.

    → Khi trời đang mưa mà thấy quạ bay thì mưa sắp tạnh, khi trời đang nắng thấy sáo ắt sắp có mưa.

    Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

    → Khi thấy sấm chớp nổi lên ở phía Đông sáng lên rồi tắt, lặp lại nhiều lần vào thời điểm gà gáy thì trời sẽ mưa.

    Trời đã sẩm tối rồi, gà còn đi bới điểm trời sắp mưa.

    → Khi trời tối, gà còn đi bới móc kiếm ăn nghĩa là sắp có mưa. Vì thức ăn của gà là các loài côn trùng trong đất, khi thời tiết xấu, độ ẩm tăng, chúng sẽ bò lên đất và gà mải mê bắt mồi.

    Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.

    → Ếch rất nhạy cảm với thời tiết, nhờ đó mà ta có thể để ý thấy tiếng ếch kêu râm rang quanh đồng ruộng, ao hồ thì biết rằng trời sắp có mưa to.

    Cóc nghiến răng trời đang nắng thì mưa.

    → Khi trời sắp mưa độ ẩm tăng lên cóc thường nhảy ra ngoài, do đó nếu nghe được tiếng cóc kêu có nghĩa trời sắp có mưa.

    Kiến đắp thành thì bão, kiến ẵm con chạy vào thì mưa.

    Kiến đen tha trứng lên cao, thế nào cũng có mưa rào rất to.

    Kiến bò từ dưới lên cao, mang theo cơm gạo gây nên mưa rào.

    Đường đi kiến đắp thành bờ, chẳng mưa thì gió còn ngờ vực chi.

    Kiến cánh vỡ tổ bay ra, bão táp mưa sa tới gần.

    Tháng Bảy kiến đàn đại hàn hồng thuỷ.

    Tháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. → Kiến là một loại côn trùng được cho là có khả năng nhận biết trước thiên tai lũ lụt. Vì thế nếu thấy kiến xuất hiện nhiều, di chuyển đến nơi cao hơn có nghĩa là nó lo chuẩn bị thức ăn và tìm nơi trú ẩn, tránh mưa to, gió lớn hoặc là sắp có cơn lũ. Đặc biệt là khi thấy kiến bò vào tháng Bảy lại càng có khả năng lũ lụt cao.

    Phần tiếp theo:

    Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.

    → Mây là một chi tiết dễ dàng nhận biết mưa nắng nhất. Theo kinh nghiệm quan sát, khi thấy mây ánh lên sắc vàng thì trời có gió, còn mây có màu đo đỏ thì sắp chuyển mưa.

    Tam Đảo đội mũ, nước lũ sẽ về.

    → Vào mùa mưa, thấy đỉnh núi Tam Đảo dày đặc mây đen nghĩa là sẽ có lũ về. Một luồng qua thôn Xạ Hương (xã Minh Quang) và thôn Thanh Lanh (xã Trung Mỹ) theo sông Cầu Bòn tràn về sông Hương Canh (Bình Xuyên), một luồng theo sông Sơn Tang (sông Phan) đổ vào đầm Vạc (Vĩnh Yên), có thể làm ngập úng cả vùng lòng chảo nam Bình Xuyên - bắc Yên Lạc.

    Mưa đồng Bay vừa trông vừa chạy, mưa Tam Đảo bảo nhau đi cày.

    → Đây là một cách nhìn trời của người làng Bàn Giản (Lập Thạch) nằm ở phía Tây của Tam Đảo. Khi nhìn thấy mưa ở Tam Đảo thì không lo vì mưa không tới, vẫn ung dung lao động. Nhưng khi có mưa đồng Bay (ở xã Đồng Ích) phía Tây Nam Bàn Giản thì trời đổ mưa ngay sau đó.

    Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối.

    → Vào những ngày nắng nóng nhanh tới buổi trưa, còn những ngày có mưa nhanh đến buổi tối.

    Rán mỡ gà có nhà thì giữ.

    → Rán mỡ gà là những đám mây giống như mỡ gà, khi những đám mây này xuất hiện trên đỉnh đầu thì thường sắp có bão đến.

    Bạn chài thợ lái bảo nhau, mống Đông chớp lạch quay mau về nhà.

    → Khi thấy xuất hiện đoạn cầu vồng ở chân trời phía Đông kèm theo sấm chớp thì trời sắp mưa to.

    Giông bể Đông bắc nồi rang thóc, giông bể Tây đổ thóc ra phơi.

    → Mưa giông, sấm chớp xuất hiện ở phía Đông thì mưa nhanh đến, còn xuất hiện ở phía Tây thì còn lâu mới đến.

    Chuồng gà hướng Đông cái lông chẳng còn.

    → Vì nguyên nhân hướng gió, gió Đông dễ khiến gia súc mắc bệnh nên không ai làm chuồng theo hướng Đông. Đây là một kinh nghiệm thiên nhiên có tính khoa học trong sản xuất, lao động.

    Gió thổi là đổi trời. → Một hiện tượng thiên nhiên đáng quan tâm, khi có gió thì thời tiết thay đổi dễ sinh bệnh nên cần giữ gìn, chăm sóc cơ thể.

    Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. → Quan sát bầu trời sao cũng nhận biết được ngày mưa ngày nắng. Vào mùa hè khi trời mọc sao sớm và nhiều thì trời nắng, khi trời ít sao thì thường mưa.

    Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa. → Mặt trăng cũng là yếu tố có thể quan sát để nhận biết thời tiết. Trăng quầng là hiện tượng xung quanh mặt trăng xuất hiện những vòng sáng nhiều màu như cầu vồng. Trăng tán là một vòng hào quang sáng lớn có màu sắc mờ nhạt hơn bao quanh mặt trăng. Khi trăng quầng thì trời thường hạn, trăng tán thì có mưa.

    Mưa chẳng qua Ngọ, gió chẳng qua Mùi. → Mưa buổi sáng thường chẳng kéo dài qua buổi trưa - giờ Ngọ (từ 11 – 13 giờ), gió (Bắc) cũng thường lặng vào buổi chiều - giờ Mùi (từ 13 – 15 giờ).

    Mồng chín tháng chín không mưa, cha con bán cày, bán bừa mà ăn. → Nếu ngày 9 tháng 9 âm lịch mà trời không mưa thì vụ mùa Đông – Xuân năm sau dễ gặp hạn khó mà canh tác, cấy cày.

    Sấm tháng Mười cày cươi mà cấy. → Tháng Mười âm lịch nếu thường xuyên thấy sấm chớp nghĩa là vụ mùa Đông – Xuân năm sau sẽ có đủ nước để cấy cày hãy tranh thủ lao động chăm chỉ để gặt hái được thành quả tốt.

    Cửu nguyệt lôi thanh tứ nguyệt hàn. → Tháng Chín âm lịch có sấm chớp thì tháng Tư âm lịch năm sau trời vẫn còn rét. Dựa vào đó để ta điều chỉnh, bố trí lại thời gian các vụ mùa cho phù hợp, để không gặp sương muối.

    Mống Đông vồng Tây, chẳng mưa dây cũng bão giật. → Cầu vồng, mống cụt xuất hiện ở phía Đông hoặc phía Tây thì không tránh khỏi mưa giông.
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng hai 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...