Chương trình môn giáo dục công dân lớp 9 gồm 18 bài, trong đó, từ bài 1 đến bài 10 là nói về những chuẩn mực đạo đức của con người. Như chí công vô tư, tự chủ, dân chủ và kỷ luật, bảo vệ hòa bình, Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, Hợp tác cùng phát triển, Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Năng động, sáng tạo, Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả và Lí tưởng sống của thanh niên. Bài viết này xin gửi tới các bạn những câu ca dao tục ngữ về những chuẩn mực đạo đức trong chương trình giáo dục công dân 9. ca dao tục ngữ về chí công vô tư 1. Tha kẻ gian, oan người ngay. 2. Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu. 3. Chớ dong kẻ gian, chớ oan người ngay. 4. Cầm cân nảy mực. 5. Bênh lí, không bênh thân. 6. Vay thì trả, chạm thì đền. 7. Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu. 8. Bề trên ở chẳng kỷ cương Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa 9. Thượng bất chính, hạ tắc loạn 10. Thương em anh để trong lòng Việc quan anh cứ phép công anh làm 11. Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. 12. Quân pháp bất vị thân 13. Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà 14. Người trên đứng đắng, kẻ dưới dám nhờn 15. Chí làm trai dặm nghìn yên ngựa Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao 16. Người gian thì sợ người ngay Người ngay chẳng sợ đường cày khúc khuỷu Ca dao tục ngữ về năng động sáng tạo 1. Một phút nghĩ hay, hơn cả ngày quần quật. 2. Trăm hay không bằng tay quen 3. Học là niềm đam mê, hỏi là sự tìm tòi. 4. Có công mài sắt, có ngày nên kim. 5. Đi một ngày đàn, học một sàn khôn 6. Non cao cũng có đường trèo Đường có hiểm nghèo cũng có lối đi 7. Vạn sự khởi đầu nan 8. Vất vả có lúc thanh nhàn Không dưng ai dễ cầm tàn che cho 9. Ði cho biết đó biết đây Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn 10. Anh hùng tạo thời thế 11. Có chí, thì nên. 12. Học đâu, biết đó Học một, biết mười 13. Ta về ta rủ bạn ta Ruộng ta ta cấy vườn ta ta trồng Có làm thì hẳn có trông Can chi chầu chực mà mong của người. Ca dao tục ngữ về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc 1. Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba (uống nước nhớ nguồn) 2. Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng (nhân nghĩa) 3. Thương người như thể thương thân (nhân nghĩa) 4. Lá lành đùm lá rách (tương trợ) 5. Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao (đoàn kết) 6. Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn (yêu nước) 7. Mẹ già ở mái lều tranh, Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con (hiếu thảo) 8. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.. (tôn sư trọng đạo) 9. Có công mài sắt, có ngày nên kim (siêng năng, cần cù lao động) 10. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giần sàng (biết ơn) Ca dao tục ngữ về tự chủ: 1. Dù ai nói ngã nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân 2. Đừng ăn thỏa đói, đừng nói thỏa giận 3. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn 4. Hay không lây hèn, sen không lây bùn 5. Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo 6. Chim khôn hót tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe 7. Ai ơi ở chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai 8. Chắc như đinh đóng cột 9. Ăn có nhai, nói có nghĩ 10. Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. 11. Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói Ca dao tục ngữ về lý tưởng sống của thanh niên 1. Đã nói là làm! Đã đi là đến! Đã bàn là thông! 2. Đèo cao thì mặc đèo cao Nhưng lòng yêu nước còn cao hơn đèo! 3. Muốn no ấm phải lo thâm canh Muốn làm giàu nhanh phải trồng cây xuất khẩu! 4. Một phút nghĩ hay, hơn cả ngày quần quật. 5. Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề 6. Một người lo bằng một kho người làm 7. Vạn sự khởi đầu nan 8. Nhất nghệ tinh nhất thân vinh Ca dao tục ngữ về Bảo vệ hòa bình: Các bạn bấm vào đây để xem Ý nghĩa, tác dụng của 10 chuẩn mực đạo đức trong chương trình giáo dục công dân lớp 9 ở học kỳ I - Chí công vô tư: Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng XH, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, XH công bằng dân chủ văn minh. Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng. - Tự chủ: Là một đức tính quý giá. Nhờ có tính tự chủ mà con người sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa. Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và thử thách, cám dỗ. - Dân chủ và kỉ luật: Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được đóng góp vào những công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo để dân chủ được thực hiện có hiệu quả. Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức ý chí và hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được mối quan hệ XH tốt đẹp và nâng cao hiệu quả chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động XH. - Bảo vệ hòa bình: gìn giữ cuộc sống XH bình yên tránh được đau thương mất mát do chiến tranh gây ra giúp nhân dân có được cuộc sống ấm no hạnh phúc, thực hiện được trách nhiệm của toàn nhân loại trong thời đại ngày nay. - Tình hữu nghị giữa các dân tộc: tạo điều kiện cho các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học kĩ thuật.. tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn căng thẳng dẫn tới nguy cơ chiến tranh. - Hợp tác cùng phát triển: Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu như bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo, phòng ngừa dịch bệnh.. mà không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết thì hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu. - Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Là vô cùng quý giá, góp phân tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân, chúng ta bảo vệ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. - Năng động sáng tạo: Đây là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong XH hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. Nhờ năng động sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước. - Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả: Là yêu cầu đối với người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và XH. - Lí tưởng sống của thanh niên: Làm cho cá nhân mỗi người luôn năng động sáng tạo, luôn vươn tới sự hoàn thiện của bản thân về mọi mặt, giúp con người cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung và họ sẽ được XH, nhà nước tạo điều kiện phát triển những khả năng của mình. Người sống có lí tưởng đẹp luôn được mọi người tôn trọng.
KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC 1. Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác 2. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là làm như thế nào? - Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ, giữ gìn để các truyền thống ấy không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú, sâu đậm hơn. 3. Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? - Truyền thống về đạo đức: Yêu nước, bất khất chống giặc ngoại xâm, cần cù lao động, nhân nghĩa, hiếu học, hiếu thảo.. - Các truyền thống về nghệ thuật: Chèo, tuồng, làn điệu dân ca.. - Truyền thống về nghề nghiệp: Nghề đúc đồng, dệt lụa, mây tre đan, đồ gốm mỹ nghệ.. - Các truyền thống về văn hóa (các phong tục tập quán, cách ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam) 4. Vì sao chúng ta cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? - Cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và dân tộc, đồng thời góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam 5. Để truyền thống tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn và tỏa sáng chúng ta cần - Sưu tầm, tìm hiểu, trân trọng, tự hào về các truyền thống tốt đẹp, các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của đất nước.. - Giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa, di tích lịch sử, các nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.. - Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc. - Phê phán, ngăn chặn những hành vi, việc làm tổn hại đến truyền thống văn hóa của dân tộc. 5. Mọi công dân nói chung và học sinh nói riêng cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, công dân nói chung, học sinh nói riêng cần: - Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mọi lĩnh vực. - Tự hào, trân trọng, bảo vệ và giữ gìn các truyền thống. - Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức văn hóa truyền thống - Tích cực học tập truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tuyên truyền các giá trị truyền thống, lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. 6. Phân biệt được phong tục và hủ tục: - Phong tục tập quán là những quy định, những truyền thống tốt đẹp Vd: Yêu nước, đoàn kết, cần cù, đoàn kết - Hủ tục là những tập tục, nếp sinh hoạt lạc hậu cần thay đổi Vd: Sống tuỳ tiện, mê tín dị đoan Bài tập: Giải thích câu ca dao: "Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba" Câu ca dao trên đã nói đến những truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc. Một trong những truyền thống trên đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới đó là truyền thống nào? Em hãy kể thêm 4 di sản văn hóa thế giới khác của Việt Nam mà em biết? Trả Lời: Câu ca dao trên tỏ lòng tri ân của mọi người tới các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Ngày 10 - 3 là ngày giỗ Tổ Hùng Vương, nhân dân ta khắp mọi miền tổ quốc đều hướng về đất tổ Đền Hùng – Phú Thọ. - Câu ca dao trên nói về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta: Uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2012. 4 di sản văn hóa phi vật thể: + Nhã nhạc cung đình Huế ; + Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên ; + Dân ca quan họ Bắc Ninh ; + Ca trù - 4 di sản văn hóa vật thể: + Vịnh hạ Long ; + Thánh địa Mỹ Sơn ; + Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ; + Phố cổ Hội An
TỰ CHỦ 1. Em hiểu thế nào là tự chủ? Hãy nêu biểu hiện của người có tính tự chủ? Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống ; luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân. * Biểu hiện: + Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống; + Không nao núng, hoang mang khi khó khăn; + Không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực; + Biết tự ra quyết định, điều chỉnh hành vi của mình.. 2. Vì sao con người cần phải biết tự chủ (ý nghĩa) ? Tự chủ là một đức tính quý giá và rất cần thiết trong cuộc sống. Nhờ có tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa. Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ, tránh được những sai lầm không đáng có * Nếu trong cuộc sống con người thếu tính tự chủ sẽ ra sao? Người không làm chủ được bản thân, thiếu tính tự chủ là người có những suy nghĩ và hành vi mang tính bột phát, thiếu cân nhắc chín chắn, do đó dễ mắc sai lầm. Biểu hiện cụ thể là: Trước những sụ việc làm mình không vừa ý, người đó thường nổi nóng, to tiếng cãi vã, gây gổ; trước khó khăn thường tỏ ra hoang mang sợ hãi, chán nản; không vững vàng trước những cám dỗ, dễ ị người khác lôi kéo hoặc lợi dụng; có những hành vi tự phát ngẫu nhiên như văng tục, cư xử thô lỗ với mọi người.. 3. Phương hướng rèn luyện? - Tập suy nghĩ trước khi hành động, sau mỗi việc làm cần xem xét lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai để kịp thời rút kinh nghiệm sửa chữa. - Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt, ví dụ trung thực, tự tin trong học tập và các hoạt động tập thể, có tinh thần vượt khó để hoàn thành tốt nhiện vụ học tập và các nhiệm vụ khác được tập thể giao phó, không a dua theo bạn bè xấu làm điều không đúng.. - Luôn có ý thức rèn luyện tính tự chủ, cụ thể là trong các hoạt động, tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày, bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân. 4. Ví dụ thể hiện sự tự chủ, một ví dụ về sự thiếu tính tự chủ của em. Không bị người khác rủ rê, lôi kéo; có lập trường rõ ràng trước các sự việc; có thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp; tự quyết định cộng việc của mình, không bị hoàn cảnh chi phối;.. Theo em, mỗi chúng ta cần làm gì để khắc phục sự thiếu tự chủ của bản thân? Suy nghĩ trước khi hành động; sau mỗi việc làm xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiện sữa chữa; tập thói quen cư xử có văn hóa: Bình tĩnh, ôn hòa, lễ độ; không theo lới rủ rê lôi kéo làm những việc xấu
NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO 1. Năng động sáng tạo? - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinhh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có biểu hiện: Luôn say mê, tìm tòi, phát hiện, xử lí linh hoạt các tình huống trong học tập, lao động, công tác.. nhằm đạt kết quả cao. Trái với năng động là thụ động, trái với sáng tạo là máy móc, rập khuôn. Người có tính thụ động, máy móc là người ngại sự thay đổi, khó thích nghi với hoàn cảnh mới, chỉ muốn làn theo cái có sẵn (bắt chươc, rập khuôn), không chịu suy nghĩ, tìm tòi 2. Năng động sáng tạo khác với làm liều, phiêu lưu, mạo hiểm như thế nào? Năng động sáng tạo khác với làm liều, phiêu lưu, mạo hiểm: Người phiêu lưu mạo hiểm khi làm việc gì thường không tính toán kĩ về các mặt như phương tiện, cách thức làm, cũng như hậu quả của việc làm đó 3. Năng động sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? Năng động sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buột của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp Nhờ năng động và sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước 4. Chúng ta cần làm gì để rèn luyện trở thành người năng động sáng tạo? - Rèn luyện tính siêng năng, tích cực, vượt khó trong học tập, lao động và cuộc sống - Cần tìm ra cách học tập tốt nhất và cần tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống. 5. Để trở thành người hs năng động sáng tạo ta phải làm gì? Phải rèn luyện thường xuyên, phải tìm ra phương pháp học tôt nhất cho mình, vì phương pháp là yếu tố quyết định; trước mỗi vấn đề cần đặt câu hỏi vì sao và tự tìm câu trả lời; không bao giờ được tự bằng lòng với những cái đã có, không chịu bó tay trước việc khó.. và tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống