Ca dao tục ngữ, danh ngôn về tôn sư trọng đạo

Thảo luận trong 'Dân Gian' bắt đầu bởi thohongmeomeo, 10 Tháng tám 2021.

  1. thohongmeomeo

    Bài viết:
    2,748
    Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Câu nói ấy đã nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Người thầy chính là những người đã đưa ta đến với tri thức của nhân loại, không có người thầy chúng ta không thể có kiến thức. Người thầy cũng chính là những người chèoo lái đưa chúng ta đến bến bờ của cuộc sống, của niền vui và hạnh phúc. Vì vậy để có được ngày hôm nay chúng ta nên nhớ đến công ơn của những người thầy, nhờ có những người thầy mà chúng ta có ngày hôm nay. Do vậy, chúng ta cần tiếp nối và nhân rộng truyền thống tốt đẹp này cho mọi thế hệ mai sau.

    Trong bài viết này, diễn đàn xin gửi tới các bạn những câu ca dao tục ngự, danh ngôn và những tấm gương về tôn sư trọng đạo.

    Ca dao tục ngữ về tôn sư trọng đạo


    1. Ai người đánh thức đêm trường mộng

    Ai soi đường lồng lộng ánh từ quang

    Ai thắp lửa bồ đề tỏa sáng

    Đạo vô vi sưởi ấm cả trần gian


    2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

    Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.


    3. Bao giờ anh chiếm bảng vàng

    Ơn thầy ta trả, nghĩa nàng nào vong

    4. Cơm cha áo mẹ chữ thầy

    Gắng công mà học có ngày thành danh

    5. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

    Nghĩ sao cho bỏ những ngày ước ao.

    (Người cha lo kinh tế nuôi sống gia đình - "cơm". Người mẹ tề gia nội trợ - "áo". Và học "chữ" được giao trọng trách cho thầy. Hầu hết ai cũng có những người quan trọng làm nên cuộc đời của mỗi chúng ta)

    6. Con hơn cha là nhà có phúc

    Trò hơn thầy là đất nước yên vui.

    7. Con ơi ghi nhớ lời này

    Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.


    8. Con ơi ham học chớ đùa

    Bữa mô ngày Tết thỉnh bùa thầy đeo "​

    (Bùa là vật tín ngưỡng linh thiêng mà ai cũng cho rằng sẽ đem lại bình an, may mắn." Thỉnh bùa thầy đeo "là một hành động thể hiện yêu quý, vô cùng kính trọng thầy)​

    9. Chữ thầy trong cõi người ta

    Dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy

    10. Dạy con từ thuở tiểu sinh

    Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi

    Học cho" cách vật trí tri "

    Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.

    11. Dốt kia thì phải cậy thầy

    Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên.


    12. Mấy ai là kẻ không thầy,

    Thế gian thường nói đố mày làm nên.


    13. Mười năm rèn luyện sách đèn

    Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.

    14. Mẹ cha công đức sinh thành

    Ra trường thầy dạy học hành cho hay.

    15. Mồng một thì ở nhà cha

    Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy.

    16. Muốn sang thì bắc cầu Kiều

    Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.

    17. Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy

    ( Đạo lý thầy trò ngày xưa rất trọng, thầy được coi trọng như cha. Nhà thầy có việc hiếu hỉ, thì trò thông qua cán bộ lớp, chăm lo như việc của chính nhà mình. Khi thầy quy tiên, học trò cũng để tang ba năm, có điều không phải tang phục, tang chế đầy đủ. Để tang trong bụng gọi là tâm tang. Học trò thành đạt thường giúp đỡ thầy trong cuộc sống. Nhà thầy không có con trai nối dõi cúng tế thì trò phải cúng tế cho đến hết đời mình. Người xưa chọn" mùng ba Tết thầy "là theo cái đạo nghĩa đó)

    [​IMG]



    18. Nhất quý nhì sư

    19. Nhất tự vi sư, Bán tự vi sư

    (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Chỉ cần là người dạy ta một điều vô cùng nhỏ nhoi, chúng ta cũng phải tôn trọng và nhớ đến công ơn của người đó)

    20. Ngày nào em bé cỏn con,

    Bây giờ em đã lớn khôn thế này,

    Cơm cha áo mẹ chữ thầy,

    Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.


    21. Ơn Thầy không bằng gốc bễ,

    Nghĩa Thầy Gánh vác cuộc đời học sinh.

    22. Ơn thầy soi lối mở đường

    Cho con vững bước dặm trường tương lai

    23. Ở đây gần bạn gần thầy


    Có công mài sắt có ngày nên kim.

    24. Tạ ơn thầy đã dẫn con vào rừng trí thức

    Cảm nghĩa cô đã dắt trò đến biển yêu thương


    25. Tiên học lễ, hậu học văn

    26. Tôn sư trọng đạo

    27. Thời gian dẫu bạc mái đầu

    Tim trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy


    28. Gươm vàng rớt xuống hồ Tây

    Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu.

    (Sự vất vả của người cha không thể xem thường, nhưng công dạy của thầy cũng không thể nhẹ hơn cha)

    29. Không thầy đố mày làm nên

    (Không có một người học trò nào thành đạt, có công danh sự nghiệp với đời mà không do người thầy dạy dỗ cả. Điều này khẳng định vai trò vô cùng to lớn của người thầy:" Không thầy đố mày làm nên ")​

    30. Học thầy không tày học bạn

    31. Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi

    Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.


    32. Yêu kính thầy mới được làm thầy

    Những phường bội bạc sau này ra chi

    [​IMG]

    Một Số Danh Ngôn, Ngạn Ngữ Nước Ngoài Về Tôn sư trọng đạo



    - Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học (Comenxki)

    - Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi (Ngạn ngữ Trung Quốc)

    - Trọng thầy mới được làm thầy (Ngạn ngữ Trung Quốc)

    - Thầy giáo là đường tinh. Học sinh là đường đã lọc (Ngạn ngữ Ba Tư)

    - Một ông thầy mà không dạy cho trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi. (HORACEMAN)

    - Tôi thích người thầy, bên cạnh bài tập về nhà, còn cho bạn đem một điều gì đó về suy nghĩ (Lily Tomlin)

    - Đem việc làm mà dạy người ta thì người ta theo; chỉ đem lời nói mà dạy người ta thì người ta không phục. (ĐỆ NGŨ LUẬN)

    - Một người thầy thực sự đặc biệt thì rất hiểu biết và nhìn thấy tương lai trong đôi mắt của mọi học trò (Khuyết danh)

    - Phải tôn kính thầy dạy mình, bởi lẽ nếu cha mẹ cho ta sự sống thì chính các thầy giáo cho ta phương cách sống đàng hoàng tử tế. (PHILOXÊNE DE CYTHÊRÈ)

    - Một thầy giáo tốt như một ngọn nến – ngọn nến cháy để soi đường cho những người khác (Mustafa Kernal Ataturk)

    - Người thầy thực sự hiểu biết không bắt bạn bước vào ngôi nhà tri thức của thầy, mà hướng dẫn bạn đến ngưỡng của tư duy và tri thức của bạn (Khalil Gibran)

    - Những thầy cô giỏi nhất dạy bằng trái tim, chứ không từ sách vở (Khuyết danh)

    - Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang. - Hồ Chí minh

    [​IMG]

    Tấm gương về tôn sư trọng đạo


    Lê Văn Thịnh: ông là một người học trò nghèo vùng Gia Lương, Hà Bắc; nổi tiếng là thông minh, ham học. Ông đã thi đỗ đến chức Thái sư, nhưng khi về thăm thầy thì ông vẫn nhất mực cung kính khoanh tay, quỳ gối trước thầy.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh: luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục và vai trò vị trí của người thầy. Người nói:" Vì lợi ích mười năm phải trồng cây; Vì lợi ích trăm năm phải trồng người ".

    Chu Văn An (1292 – 1370) không theo con đường khoa cử đỗ đạt làm quan, mà ở nhà mở trường dạy học. Ông nổi tiếng khắp nước về đức độ và kiến thức uyên bác. Một số học trò của Chu Văn An đã đỗ đạt cao, làm quan đầu triều như Phạm Sư Manh, Lê Quát.. nhưng vẫn một lòng kính phục thầy; mỗi lần tới thăm đều cung kính chắp tay lạy tạ thầy. Năm 1325, thầy Chu Văn An được triệu vào cung dạy dỗ các hoàng tử, sau đó nhận chức Tế tửu nhà Thái học, tức Hiệu trưởng Trường Quốc Tử Giám. Sau khi ông mất, để tỏ lòng kính trọng và biết ơn, vua Trần Nghệ Tông đã tôn vinh Chu Văn An là Quốc sư, ban cho ông tên hiệu là Văn Trinh và thờ ở Văn Miếu. Ông được nhân dân ta tôn làm" Vạn thế sư biểu "nghĩa là" người thầy chuẩn mực của Việt Nam muôn đời ".

    Cụ Tư đồTrần Nguyên Đán ; Nhà giáo Lương Đắc Bằng nghiêm khắc dạy bảo, truyền kinh lý cho Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đỗ Trạng nguyên. Những tấm gương hiếu học, vượt khó vươn lên như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành thần tượng của nhiều thế hệ học sinh..

    [​IMG]

    - Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo. Coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy mình.

    - Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi người, giúp con người sống có nhân nghĩa thể hiện đạo lí làm người. Học sinh cần làm những điều tốt đẹp để tỏ lòng biết ơn với thầy cô (chăm ngoan, học giỏi, nghe lời thầy cô, lễ phép)


    Giải thích câu tục ngữ tôn sư trọng đạo


    " Tôn sư "có nghĩa là tôn trọng, kính trọng thầy, cô, những người đã có công lao truyền dạy cho mình những kiến thức, những đạo lý tốt đẹp trong cuộc sống." Trọng đạo "có nghĩa là coi trọng những đạo lý, những điều tốt đẹp được lưu giữ, truyền bá trong cuộc sống. Nói cách khác," tôn sư trọng đạo "là đạo lý thể hiện sự tôn kính, tôn trọng những người thầy, những người đào tạo, nuôi dưỡng tri thức của nhân loại. Đồng thời, nó cũng đề cao vai trò, vẻ đẹp phẩm chất và công lao của những người thầy.

    " Tôn sư trọng đạo ", kính trọng thầy cô không chỉ là một đạo lý, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà nó còn là một thước đo đánh giá phẩm chất của mỗi con người. Bởi người thầy, hay nghề giáo trong bất cứ một thời đại, một quốc gia cũng đều đóng những vai trò vô cùng quan trọng. Người thầy là những người truyền thụ cho chúng ta những kiến thức, những đạo lý để ta dần hoàn thiện mình hơn cả về trí tuệ lẫn tâm hồn. Mỗi con người lớn lên, bên cạnh sự dạy bảo của gia đình thì công lao của những người thầy cũng vô cùng lớn lao. Họ cũng theo sát chúng ta trong suốt những giai đoạn đầu tiên và quan trọng của cuộc đời. Họ giúp ta hoàn thiện những phần còn thiếu, giúp ta khai thác những năng lực chưa được bộc lộ và nhiều hơn thế nữa. Có lẽ vì vậy mà người xưa đã có câu dạy rằng:

    " Không thầy đố mày làm nên. "

    Nếu đánh mất đi đạo lý quý báu ấy, chẳng khác nào chúng ta phủ nhận đi công lao của thầy cô, tự biến mình thành những kẻ vô ơn, những kẻ qua cầu rút ván..

    Tại Việt Nam, đạo lý tôn sư trọng đạo được gìn giữ và phát huy như một truyền thống quý báu. Hằng năm có ngày 20 tháng 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày để tôn vinh những người có công" trồng người ". Lịch sử Việt Nam đã có không ít những người thầy mẫu mực như Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu hay Người thầy lớn của dân tộc Hồ Chí Minh.. Họ đã đào tạo ra biết bao thế hệ người tài cho đất nước. Lòng tôn sư trọng đạo không phải là những món quà vật chất, đôi khi nó chỉ là những lời chúc thật tâm, những cử chỉ lễ phép hay những lời hỏi thăm thân mật. Những điều đơn giản đó cũng đủ để mối quan hệ thầy trò thêm thân mật, gắn kết.

    Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn rất nhiều những trường hợp tiêu cực, nông nổi đánh mất đi đạo lý tốt đẹp ấy. Có nhiều trường hợp học sinh vô lễ với thầy cô, có những lời nói và hành động xúc phạm tới sức khỏe và danh dự của thầy cô. Đi xa hơn nữa, chắc hẳn chúng ta đã được báo chí đưa tin về những trường hợp học trò bạo hành, thậm chí là giết thầy giáo chỉ vì những phút nông nổi. Những trường hợp ấy cần được quan tâm nhiều hơn để giúp họ có nhận thức đúng đắn hơn về cách sống.

    Bản thân tôi cũng có những người thầy trong cuộc đời của mình. Tôi luôn trân trọng và kính phục họ với tài năng và tâm huyết. Với tôi họ là những tấm gương mà tôi cần noi theo. Và điều mà tôi luôn làm là cố gắng hết mình vươn tới thành công, vì sự thành công của tôi là lời cảm ơn chân thành nhất đối với họ.

    " Tôn sư trọng đạo "sẽ luôn là đạo lý, là truyền thống quý báu mà mỗi chúng ta đều phải có ý thức để gìn giữ và phát huy nó. _nguồn: Sưu tầm

    [​IMG]

    Những câu thơ về tôn sư trọng đạo


    Người lái đò

    Một đời người - một dòng sông..

    Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,

    " Muốn qua sông phải lụy đò "

    Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa..

    Tháng năm dầu dãi nắng mưa,

    Con đò trí thức thầy đưa bao người.

    Qua sông gửi lại nụ cười

    Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.

    Con đò mộc - mái đầu sương

    Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,

    Khúc sông ấy vẫn còn đây

    Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông..

    Nhớ cô giáo trường làng cũ

    Bao năm lên phố, xa làng

    Nhớ con bướm trắng hoa vàng lối quê

    Nhớ bài tập đọc a ê

    Thương cô giáo cũ mơ về tuổi thơ

    Xiêu nghiêng nét chữ dại khờ

    Tay cô cầm ấm đến giờ lòng em.

    Vở ngày thơ ấu lần xem

    Tình cô như mẹ biết đem sánh gì.

    Tờ i nguệch ngoạc bút chì

    Thấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề

    Thương trường cũ, nhớ làng quê

    Mơ sao được một ngày về thăm Cô!

    [​IMG]

    Thầy

    Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay

    Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng

    Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn

    Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi

    Bao năm rồi? Đã bao năm rồi hở? Thầy ơi..

    Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại

    Mái chèo đó là những viên phấn trắng

    Và thầy là người đưa đò cần mẫn

    Cho chúng con định hướng tương lai

    Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi

    Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa

    Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu..

    Trường cũ

    Đã lâu rồi không về thăm trường cũ

    Nhớ hàng cây nhớ ghế đá thân thương

    Nhớ thầy cô nhớ những buổi tan trường

    Nhớ lớp học ôi vô vàn thương nhớ

    Thời gian ơi xin hãy quay trở lại

    Mang em về kỷ niệm dấu yêu

    Ngồi nơi đây mà nhớ lại bao điều

    Thầy cô đã mở đường em tiếp bước

    Ngày hôm nay những gì em có được

    Nhờ thầy cô vun đắp kiến thức em

    Thầy trồng cây cho bóng mát sau này

    Cô ươm trái cho vườn xanh tươi mãi

    Ngày xưa ơi nhớ những ngày thơ dại

    Vẫn có thầy và bạn mãi bên ta.

    [​IMG]

    Không đề

    " Mãi mãi bên con tiếng của Thầy vang vọng.

    Đã xa rồi mà con ngỡ hôm qua.

    Bài giảng của thầy như chắp cánh ước mơ,

    Cho con bay khỏi vùng trời cổ tích.

    Có những lúc thầm lặng con ngắm,

    Vầng trán thầy đọng lại những nếp nhăn..

    Tuổi thơ con như những ánh trăng rằm,

    Sao thấy được nổi lòng thầy cùng năm tháng.

    Đã qua rồi một thời và con đã lớn.

    Bài học đầu đời con hiểu được thầy cô.

    Lời giải đáp cho con không còn là ẩn số

    Mà cả tấm lòng thầy quảng đại bao la.

    Ở nơi xa theo hương bay của gió,

    Con gởi lòng mình tôn kính đến thầy yêu"

    Lời cảm tạ

    Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả

    Để một lần nhớ lại mái trường xưa

    Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa

    Có bóng nắng in dòng sông xanh thắm

    Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng

    Trưởng thành này có bóng dáng hôm qua

    Nhớ được điêu gì được dạy những ngày xa

    Áp dụng - chắc nhơ cội nguồn đã có

    Nước mắt thành công hòa nỗi đau đen đỏ

    Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi

    Bài học đời đã học được những gì

    Có nhắc bóng người đương thời năm cũ

    Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ

    Để cây đời có tán lá xum xuê

    Bóng mát dừng chân là một chốn quê

    Nơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn

    Xin phút tĩnh tâm giữa muôn điều hời hợt

    Cảm tạ mái trường ơn nghĩa thầy cô.

    [​IMG]

    Con với thầy

    Con với thầy

    Người dưng nước lã

    Con với thầy

    Khác nhau thế hệ

    Đã nhiều lần tôi tự hỏi mình

    Mười mấy ngàn ngày không gặp lại

    Những thầy giáo dạy tôi ngày thơ dại

    Vẫn bên tôi dằng dặc hành trình

    Vẫn theo tôi những lời động viên

    Mỗi khi tôi lầm lỡ

    Vẫn theo tôi những lời nhắc nhở

    Mỗi khi tôi tìm được vinh quang..

    Qua buồn vui, qua những thăng trầm

    Câu trả lời sáng lên lấp lánh

    Với tôi thầy ký thác

    Thầy gửi tôi khát vọng người cha

    Đường vẫn dài và xa

    Thầy giáo cũ đón tôi từng bước!

    Từng bước một tôi bước

    Với kỷ niệm thầy tôi..
     
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng chín 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...