Ngôn Tình Cả Bầu Trời Thương Nhớ - An

Thảo luận trong 'Truyện Drop' bắt đầu bởi Duyên An, 15 Tháng mười 2021.

  1. Duyên An

    Bài viết:
    0
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng mười 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. Duyên An

    Bài viết:
    0
    Chương 1:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Chị Hai ơi, hôm nay bên nhà bà nội dựng cái rạp to lắm, nhạc ầm ĩ. Vậy là ba lấy vợ khác thật ạ chị?

    - Chị không quan tâm, và em cũng quên ông ấy luôn đi!

    Nghe cuộc trò chuyện của hai cô con gái, bà Hương Thảo khẽ thở dài. Chả còn gì đau đớn hơn khi thấy người chồng đầu gối tay ấp của mình hơn hai mươi năm nay, có với nhau hai cô con gái tài sắc, nay ông bỏ ba mẹ con bà đi lấy người khác. Cái lí do mà ông chồng và cả gia đình họ nội đưa ra thật ấu trĩ - bà không sinh được con trai nối dõi. Nhà chồng bà giàu lắm, có thể nói là nhất cái vùng quê này, họ quen biết nhiều vị có máu mặt ở thành phố C nữa. Chồng bà, ông Dương Tiến Đạt lại là con một nên được nuông chiều từ nhỏ. Tổ tiên nhà họ Dương vốn là đại địa chủ, dư thừa của cải và quyền lực ở vùng quê này. Đến tận bây giờ, làng trên xóm dưới vẫn truyện tụng là nhà này giàu gia truyền.

    Còn gia đình bà lại nghèo nhất nhì cái làng này. Thế mà cậu ấm họ Dương hơn hai mươi năm trước lại mê mẩn cái nhan sắc hiền thục, dịu dàng của bà mà đòi cưới cho bằng được. Hai đứa con gái xinh xắn ra đời, giỏi giang, ngoan ngoãn, được bạn bè, thầy cô ngưỡng mộ nhưng lại bị chính bà nội hắt hủi. Cứ nhìn thấy hai đứa cháu, bà nội lại thở dài mỉa mai. Nếu ở thời phong kiến chắc bà đi hỏi vợ hai cho chồng đấy, nhưng thời nay làm gì có chuyện năm thê bảy thiếp nữa chứ. Vả lại, chung gì chứ chung chồng ai chịu đựng nổi? Vì thế, bà Hương Thảo nhiều lần tự trách mình không sinh nổi mụn con trai cho ông Đạt. Bà luôn nỗ lực làm tròn bổn phận làm dâu, làm vợ và làm mẹ trong cái nhà này. Thế nhưng có nằm mơ bà không dám nghĩ đến việc chồng nuôi bồ nhí bên ngoài hàng năm trời. Bà lấy về nhà giàu, tự mình an phận. Bà chẳng khác gì một oshin không lương trong cái nhà ba tầng to nhất thị xã này. Kể cả chồng đi xuyên đêm hay cả tuần không về bà cũng đâu dám hỏi. Và rồi cái ngày tồi tệ ấy đã đến cách đây hai năm..

    Lúc này, con gái lớn của bà đã hai mươi tuổi, con gái nhỏ mười lăm tuổi, vào một buổi gần trưa, ông Đạt ngang nhiên dẫn cô bồ về nhà và tuyên bố một câu xanh rờn khi thấy bà vừa đi chợ về:

    - Bà Thảo, nhà họ Dương cần con nối dõi, bà không sinh được con trai nên từ nay chúng ta tạm thời ly thân. Tôi đã tìm được người giúp gia đình này tránh cảnh tuyệt tự!

    Bà Thảo nhìn chồng bằng ánh mắt vừa sửng sốt vừa đau đớn:

    - Sao hai mươi năm nay ông không đòi con trai? Tôi cưới ông năm mười tám tuổi, nay ông mới cần con trai sao? Lâu nay chỉ mẹ nói thôi chứ?

    Ông Đạt cười ha hả:

    - Hai mươi năm nay đòi cũng có được đâu! Tôi đã im để xem bà có biết điều không, nhưng quả là bà biết làm mọi thứ trừ biết điều. Bà không thấy mẹ con tôi ngán bà tận cổ rồi sao? Đến mẹ tôi còn khó chịu khi thấy bà, thì tôi chịu sao nổi? Bà nhìn Lan đi, thua bà có bốn tuổi thôi mà trông mơn mởn, mông căng, eo thon, dáng này mới đẻ được con trai, bà hiểu không? Bà soi lại mình đi!

    Lâu nay bà đã nghe người ta đồn đại rằng chồng bà nuôi gái bên ngoài, nhưng bà không tin, cũng không dám hỏi. Đâu phải trẻ mỏ gì nữa, bà đã ba mươi tám tuổi, còn ông bốn mươi rồi, ai lại làm cái việc phi đạo đức ấy nữa. Kể cả khi ông đi biền biệt mấy ngày liền, chỉ một cái tin nhắn báo rằng đi công tác là xong. Bà chỉ biết nhắc nhở ông lo ăn uống điều độ, lo nghỉ ngơi cho khỏe. Bà nào ngờ được cơ sự này. Nhưng bây giờ thì trái tim của và vụn vỡ mất rồi. Ông đã tán tỉnh, hứa hẹn đủ điều với bà.. Hai mươi năm bà hi sinh cho cái nhà này, giờ đến lúc bà kết thúc kiếp làm dâu nhà giàu mà đúng ra là giúp việc không lương cho nhà họ. Trước đây, bà không chỉ xinh đẹp là còn khỏe khoắn, việc đồng áng cứ làm thoăn thoắt. Trước khi lấy ông, bà đi cấy thuê từ vùng này qua vùng khác, chưa ai cấy nhanh bắt kịp bà. Thành ra, lấy được bà, mẹ ông cho một loạt giúp việc nghỉ làm để bà quán xuyến việc nhà. Nói là "quán xuyến" nhưng thực ra chỉ là một dạng oshin cao cấp mà thôi. Và giờ đây, mọi thứ đã sụp đổ trước mắt bà, ông bỏ bà bởi bà không thể sinh quý tử cho họ Dương.

    Bà Thảo bần thần đứng giữa sân, ông Đạt đã kéo cô Lan vào nhà từ lâu mà bà vẫn chôn chân đứng đó. Cái nắng mùa hạ chiếu những tia gắt gao xuống thân hình nhỏ bé của bà. Hai mươi năm làm vợ, làm dâu, hai mươi năm thanh xuân của bà bị quên lãng trong cái vỏ bọc dâu nhà giàu. Ông Đạt nói đúng, so với cô kia, bà tàn tạ đi nhiều lắm, bàn tay bà chai sạn, gót chân bà sần sùi, khóe mắt bà đã in vết chân chim, da bà đã sạm đi. Đã bao lâu rồi bà không soi gương? Bà đâu còn là cô gái Hương Thảo trắng trẻo ngày xưa khiến bao chàng trai mê đắm? Người ta nói đàn ông yêu bằng mắt, bà nhìn mình còn khó ưa kia mà, thời gian đã xóa đi mọi dấu vết xuân trẻ, ông Đạt là dân kinh doanh, sao dễ dàng chấp nhận chứ?

    Đang miên man suy nghĩ, bà Thảo giật mình bởi giọng the thé của mẹ chồng:

    - Chín giờ sáng rồi còn đứng như trời trồng thế hả? Không thấy nhà có khách sao? Không lo cơm nước đi à?

    Bà Thảo gạt vội giọt nước mắt quay xuống bếp, mẹ ông Đạt gọi giật bà lại:

    - Này, chuẩn bị nghỉ hè, con gái lớn chị về, mẹ con chị tranh thủ dọn đồ ra khỏi đây đi! Tôi nói nhiều rồi, gà mái già thì phải thay lứa trẻ hơn, máy hư hỏng thì phải thay máy mới!

    Chẳng phải bà Thảo luyến tiếc gì cái nhà này, mà bởi bà không đành lòng nhìn con cái phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau ở cái tuổi này. Nước mắt ngân ngấn, bà bước lại gần mẹ chồng:

    - Mẹ, con vẫn là vợ anh Đạt mà. Vả lại, hai đứa còn học hành, con sợ sẽ ảnh hưởng đến..

    Bà chưa nói hết câu đã thấy điệu cười nhạt mỉa mai của mẹ chồng:

    - Đó là danh nghĩa thôi, còn giờ cái Lan nó sắp làm dâu nhà này thì cái danh của chị cũng vứt cho chó tha đi thôi. Chúng nó ăn ở với nhau gần hai năm rồi nhưng còn kế hoạch chưa sinh em bé. Vì con Lan nó là người có học, gia đình gia giáo, nó sợ chị bị bất ngờ lỡ sốc mà chết, nên nó để hai năm tìm hiểu rồi danh chính ngôn thuận mới sinh con. Thế cô định ở đây nhìn các con tôi hạnh phúc à? Mặt cô dày nên chả sao nhưng con trai, con dâu tôi nuốt không nổi khi nhìn cái bộ mặt rầu rĩ của cô đâu!

    Bà Thảo sụt sịt:

    - Mẹ, hai bé còn chưa biết gì, để từ từ con..

    Mẹ chồng bà bật cười:

    - Trời, chưa biết thì giờ biết, sao cô ngu thế? Con Linh học Đại học, còn hai năm nữa, con tôi cũng sẽ phụ cô nuôi nó học cho xong. Còn con Thư hết lớp chín thì cho nghỉ quách đi. Thằng Đạt nó ngu nên nghe cô cho con Linh học đại học chứ với tôi á, phụ nữ học làm gì cho lắm, tốn tiền tốn gạo chứ được cái gì? Là đàn bà chỉ cần biết nội trợ và đẻ con trai là được! Chữ có mài ra ăn được không? Có biến được thành con trai không?

    Bà Thảo lắc đầu ngao ngán. Bà không đôi co với mẹ chồng nữa bởi cái tư tưởng cổ hủ đó chẳng thể thay đổi. Bà Thảo đã tiếc rẻ cái phận mình không được học hành đến nơi đến chốn nên quyết cho con học hành đàng hoàng. Dương Trúc Linh là con gái lớn của bà, con bé xinh xắn, ngoan ngoãn lại giỏi giang. Linh đang là một sinh viên xuất sắc năm thứ hai của trường Đại học Kinh tế ở thành phố C. Con gái út là Đan Thư cũng là một học sinh năng động, ưu tú. Vì thế, dù trời có sập xuống thì bà cũng không bao giờ để con thất học. Chúng sẽ viết tiếp ước mơ thời trẻ của bà. Cho nên, mỗi khi bà nội chúng bĩu môi trước những tấm bằng khen của cháu, bà Thảo chỉ biết động viên con cố gắng học tập để không chịu khổ như mẹ. Được cái hai đứa con của bà chẳng thèm để tâm đến những lời bà nội nói mà luôn chăm chỉ, luôn khiến bà mát mặt mỗi lần đi họp phụ huynh, hơn hẳn bao bạn nam khác chỉ lo chơi bời nghịch ngợm. Bà nghĩ sinh con trai làm gì khi mỗi lần đi họp, bố mẹ chúng lại phải muối mặt. Giờ đây, con đường trước mặt mẹ con bà sẽ khó khăn lắm đây, một mình bà sẽ gồng gánh hai con học hành. Bà Thảo vừa nấu bữa trưa vừa suy tính. Bao năm nay mẹ chồng bà luôn than thở con dâu không biết đẻ, vịt giời rồi cũng sẽ bay mất. Mẹ chồng đã mấy lần giục ông Đạt đi tìm con bên ngoài nhưng không hiểu sao đến giờ ông Đạt mới dắt cô ta về. Có thể ông ta còn một chút lương tâm nghĩ tới hai đứa con gái, hay vì thể diện, cũng có thể những cô bồ nhí của ông cũng không sinh được con trai? Lần này có vẻ ông ta hí hửng chắc chắn cô Lan này đẻ được quý tử cho nhà họ Dương nên mới ngang nhiên đưa cô ta về và đuổi ba mẹ con bà đi.

    Cơm trưa vừa nấu xong, bà Thảo soạn bàn ăn, khẽ nhìn đồng hồ - đã mười một giờ. Ba mươi phút nữa Đan Thư mới đi học về. Bà đi lên phòng khách và nói:

    - Mẹ, con nấu xong rồi ạ, nhưng bé Thư lát nữa mới về ạ!

    Mẹ chồng bà khoát tay:

    - Tôi nói chị làm cơm chủ yếu để Lan ra mắt nhà chồng, còn con vịt giời đó có cũng như không thôi! Ăn đi!

    Rồi bà ta quay sang cô bồ nhí của ông Đạt:

    - Lan, xuống ăn trưa kẻo đói con!

    Lan khẽ liếc bà Thảo cất giọng thẹn thùng pha chút áy náy:

    - Dạ, con cũng chưa đói, chờ bé một chút cũng được mẹ ạ!

    Đúng lúc bà Thảo định xua tay từ chối cái nhã ý giả tạo đó thì một âm thanh vang lên phía sau lưng bà:

    - Sao lại có một người lạ hoắc gọi bà nội tôi là mẹ thế nhỉ?
     
  4. Duyên An

    Bài viết:
    0
    Chương 2:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tại thành phố C..

    Tú Vi trở về phòng trọ sau giờ lên lớp ở một trường cấp ba mà cô thực tập suốt một tháng nay. Nhường thương trường cho anh trai Vũ Hiếu, cô con gái út của vợ chồng Vũ Phong - Nguyệt Cát theo ngành sư phạm của mẹ để ươm mầm cho những tài năng tương lai của đất nước. Một sinh viên xuất sắc như Tú Vi chấp nhận tới một huyện cách xa thành phố C năm mươi cây số để thực tập không phải chuyện đơn giản. Đã từng tham gia các chiến dịch tình nguyện ở các vùng cao, vùng xa nên cô biết người dân ở nhiều miền nông thôn còn khốn khổ lắm, xã hội đã phát triển vậy rồi mà có nhiều bé ở vùng sâu vùng xa vẫn thèm muốn được cắp sách tới trường. Vì thế, lần này cô tiểu thư nhà họ Đinh quyết định không thực tập ở thành phố mà đến một vùng cách xa nơi cô sinh ra và lớn lên để học cách tự lập cũng như giúp các em bé nơi đây thực hiện một phần ước mơ của mình. Tuy nhiên, Tú Vi lên đây thực tập một phần còn vì vùng đất này là quê hương của người yêu cô - Lê Bảo Nam. Anh vốn là người dân nơi đây xuống thành phố C học làm thợ kim hoàn nhưng sau một thời gian dài nỗ lực đã mở được một tiệm vàng hạng trung ở thành phố C. Nam quen Tú Vi rất tình cờ trong một lần cô đi sinh nhật bạn cùng lớp. Cái tính cách bướng bỉnh và đặc biệt là ánh mắt trong veo của Tú Vi khiến trái tim Bảo Nam bị chấn động ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cô gái cao ráo với làn da trắng sứ, mái tóc đen óng buông xõa ngang lưng chứ không nhuộm đủ thứ màu như các cô gái thành phố sành điệu khác. Tú Vi mang vẻ đẹp đúng chất phương Đông - đoan trang mà mạnh mẽ, kín đáo mà hấp dẫn khiến anh chàng chủ tiệm vàng như bị hút hồn đến ngây dại. Ngay sau cái đêm ấy, Bảo Nam đã mạo muội tới gặp người bạn của Tú Vi để hỏi số điện thoại và facebook của cô. Anh chàng điển trai ấy còn mất thêm mấy tháng ròng rã mới hẹn được cô con gái đẹp như thiên thần của Vũ Phong đi uống cà phê. Tú Vi cảm mến Bảo Nam không chỉ bởi dáng hình một mét tám mươi, bởi phom người đẹp mà quan trọng là anh ấy có ý chí vượt lên nghèo khó, từ vùng quê xuống thành phố lập nghiệp và trụ vững được ở một nơi tấp nập như thành phố C. Trái tim của cô sinh viên đã rung lên những nhịp đập thực sự và tình yêu của họ thật trong sáng, đẹp đẽ.

    Từ ngày yêu Tú Vi, dường như khả năng sáng tạo của Bảo Nam về mảng thiết kế trang sức được thăng hoa. Anh có thể miệt mài ngồi hàng giờ vẽ phác thảo và tạo nên những mẫu trang sức riêng cho Tú Vi. Có lúc là sợi dây chuyền đính bông cúc trắng được kết bởi những viên đá li ti, có khi Nam lại gắn kết thành mặt dây chuyền hình giọt nước lung linh. Những mẫu thiết kế ấy được Nam làm một cách tỉ mỉ và tinh xảo khiến bạn bè Tú Vi phải trầm trồ. Ai cũng bảo cô tốt phước bởi đã là tiểu thư con nhà giàu lại còn có anh người yêu là chủ tiệm vàng, chắc suốt đời đeo vàng không hết. Những lúc như thế cô chỉ biết mỉm cười. Quả thực, Bảo Nam rất chiều chuộng cô, tới mức nhiều khi cô khó chịu:

    - Em không phải con nít nữa, anh cứ chiều thế, em hư đấy!

    Bảo Nam gạt mấy sợi tóc lòa xòa của người yêu bởi làn gió mát trong công viên:

    - Em cứ hư với một mình anh là được!

    Tú Vi dẩu môi:

    - Nhưng tính em thích tự lập, kể cả sau này có cưới nhau, em cũng không muốn dựa dẫm vào anh, em không thích phụ thuộc!

    Bảo Nam cười:

    - Trời, cái tiệm vàng của anh không lo nổi cho em hả? Giờ tiệm còn nhỏ nhưng anh sẽ cố sáng tạo ra nhiều mẫu nữa, em chỉ cần làm mẫu cho anh là được! Lương giáo viên của em ba cọc ba đồng, vả lại cái nghề đó cực lắm, bụi phấn lại độc hại nữa. Em chỉ cần vui vẻ và sinh cho anh cỡ mười đứa con là được, anh nuôi tất!

    Khuôn mặt Tú Vi trở nên nghiêm túc:

    - Không được! Em không đùa đâu, em không thuộc mẫu phụ nữ đó đâu. Như mẹ Nguyệt Cát đấy, dù bố Phong có làm ra bao nhiêu tiền, cả Tập đoàn Á Đông của ông nội, mẹ em vẫn quyết tâm theo nghề giáo, vẫn theo đuổi đam mê trồng người đấy thôi! Mẹ là thần tượng của em đấy!

    Biết không hơn thua được với cô người yêu bướng bỉnh, Bảo Nam đành gật đầu. Ở thành phố C này, mấy ai không biết đến gia đình cô kia chứ. Chính vì gia đình của Tú Vi quá mẫu mực nên Nam tự nhủ với bản thân càng phải nỗ lực để đường hoàng sánh bước cùng Tú Vi. Và anh thấy mình may mắn vì được yêu cô, một người mà theo như người ở quê anh gọi là "dân thành phố" lại là tiểu thư nhà giàu nhưng không hề kênh kiệu, không hề xa cách, lại rất mạnh mẽ dù đôi lúc bướng bỉnh. Chính điều đó khiến anh càng mê mẩn cô. Cả gia đình cô cũng vậy, anh luôn cảm thấy ấm áp mỗi khi tới chơi. Giờ nghe những gì cô nói, Nam chỉ ôm chặt Tú Vi:

    - Được, em làm gì cũng được, miễn em vui là được!

    Thời gian thấm thoắt thoi đưa, đã đến lúc Tú Vi đi thực tập sư phạm. Cô đã chọn vùng quê của Bảo Nam dù bố mẹ lo cô đi xa vất vả, dù cô biết cuộc sống nơi đây còn chưa khá giả nhưng Tú Vi một mặt muốn trải nghiệm cuộc sống mới cũng là tới nơi người cô yêu đã sinh ra, mặt khác lại muốn giúp đỡ những cô bé, cậu bé ham học nơi đây, muốn thắp lên một ngọn nến nhỏ để góp phần làm rực cháy đam mê của các bé. Cô luôn tâm niệm, biết đâu khi có lời động viên chân thành đúng lúc, các bé sẽ vươn lên và có một tương lai tốt đẹp hơn.

    Hôm nay, sau những giờ lên lớp tuy mệt mà vui, Tú Vi trở về khu trọ cho sinh viên thực tập. Vừa tới phòng, cô nhận được tin nhắn của Bảo Nam:

    - Vi, sao anh gọi em cả buổi sáng không được?

    Tú Vi lướt máy và thấy cả chục cuộc gọi nhỡ của Nam. Cô vội bấm máy gọi lại. Hồi chuông thứ nhất vang lên chưa trọn thì Nam đã nghe máy:

    - Vi, sao sáng giờ em không nghe máy?

    Tú Vi mỉm cười:

    - Nam, trừ sáng chủ nhật ra thì sáng nào em cũng lên lớp, em đã bảo với anh rồi mà!

    Bảo Nam giọng lo lắng:

    - Nếu trưa nay em không gọi thì anh sẽ phóng về quê đấy. Em đi thực tập xa nhà, anh đã bảo em ở nhà người quen của anh thì em không chịu. Em ở trọ lỡ có chuyện gì làm sao anh biết kịp?

    Tú Vi nhẹ nhàng:

    - Nam à, em nói với anh bao nhiêu lần rồi. Anh làm như thế em sẽ thấy ngột ngạt đấy. Em không thể dựa dẫm vào anh như vậy. Em đã hai mươi hai tuổi rồi, em hoàn toàn có thể tự chăm sóc bản thân. Em có cảm giác anh đang quản lý em, không cho em rời khỏi tầm mắt của anh đấy!

    Giọng Bảo Nam ngậm ngùi:

    - Anh yêu em, quan tâm em là sai sao Vi? Anh lo em khổ là sai sao?

    Tú Vi không biết phải diễn tả thế nào cho Nam hiểu. Là con gái, cô cũng muốn được quan tâm, yêu chiều lắm chứ, nhất là sự chăm lo ngọt ngào của người yêu. Thế nhưng, càng ngày cô càng thấy Bảo Nam quan tâm cô một cách thái quá. Sáng ngày ra anh gọi điện đã đành, đêm còn gọi tới tận khuya. Đó rõ ràng là niềm hạnh phúc của những người đang yêu mà đang tạm xa nhau nhưng thực sự nó ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực tập của cô. Buổi tối cô thường hay soạn bài và đọc tài liệu để chuẩn bị thật chắc chắn cho công việc của một giáo viên tương lai. Nhưng nếu cô nói ra lại sợ anh nghi hoặc này nọ. Lần này, nghe giọng nói của Bảo Nam, cô hiểu điều mình lo lắng đang diễn ra. Tú Vi nhẹ giọng:

    - Bảo Nam, anh có tin em không? Em đang ở khu trọ dành cho các sinh viên nữ, em hiểu anh thương và lo cho em nhưng em ổn và em luôn gọi cho anh mỗi khi về tới phòng. Tối nào anh cũng trò chuyện tận khuya với em, anh còn chưa yên tâm sao?

    Bảo Nam thở hắt ra một tiếng, giọng nói ấm áp vang lên như một lời thú nhận:

    - Anh sợ mất em!

    Tú Vi lắc đầu:

    - Yêu nhau gần một năm trời rồi mà anh không hiểu em sao? Em không phải loại người dễ thay đổi.

    Bảo Nam dàn hòa:

    - Được rồi! Em lo ăn uống vào. Cuối tuần anh về rồi đưa em đến nhà anh chơi luôn!

    Tú Vi mỉm cười:

    - Dạ anh!

    Lần nào cũng vậy, khi thấy cô tỏ ra căng thẳng thì Nam luôn là người xoa dịu vấn đề. Thế nhưng, thẳm sâu trong lòng mình, chẳng hiểu sao Nam luôn có một cảm giác, thứ cảm giác ấy ngày càng lớn lên, rằng một cô gái xinh đẹp và xuất sắc như cô chẳng khác gì một bông hoa thơm, sẽ thu hút vô vàn ong bướm bay quanh. Bảo Nam cho rằng anh chinh phục được cô nhưng ngoài kia còn bao nhiêu chàng trai xuất chúng, anh có là gì đâu. Càng nghĩ anh lại càng thấy mình tự ti. Một người như Tú Vi nếu không nhanh chóng cưới làm vợ thì anh sợ cô sẽ không chống lại được cám dỗ. Cái suy nghĩ ấy lấn chiếm anh khiến Nam luôn muốn Tú Vi phải là của mình, chỉ của riêng mình thôi. Gần một năm trời, anh luôn trân trọng cô, tình yêu của hai người dù thắm thiết nhưng cũng chỉ dừng lại ở những cái ôm thật chặt, những nụ hôn thật sâu và những cái đan tay mà thôi. Anh vẫn luôn để dành điều thiêng liêng nhất cho đêm tân hôn. Dù có tư tưởng giữ cô cho riêng mình nhưng Bảo Nam vẫn không chọn cách chiếm đoạt thể xác hèn hạ. Chỉ có điều, anh không muốn cô rời khỏi tầm mắt mình. Bảo Nam biết như thế là ích kỉ và nhất là với cô gái mạnh mẽ, thích tự lập, yêu tự do như Tú Vi sẽ thấy khó chịu. Biết thế, nhưng dẫu sao anh vẫn tự trấn an mình rằng một khi đã yêu, mọi sự ích kỉ đều chỉ có thể là bởi một lí do - đó là một nhịp điệu của trái tim, nó cũng tựa như ghen tuông là một gia vị trong tình yêu vậy.

    Tắt điện thoại, nhìn ngắm nụ cười thánh thiện của người con gái anh yêu trên màn hình điện thoại, Bảo Nam mỉm cười:

    - Vi, anh sẽ đi cùng trời cuối đất để giữ mãi nụ cười này trên đôi môi em. Chỉ cần nụ cười ấy luôn dành cho anh, hướng về anh thì dù có phải đánh đổi bất cứ giá nào, anh vẫn cam tâm tình nguyện.

    Thế rồi, một suy nghĩ lóe lên trong đầu óc Bảo Nam. Anh nhanh chóng soạn tin:

    - Tú Vi, kết thúc đợt thực tập này, mình cưới nhau nhé!

    Tú Vi đang lấy đồ chuẩn bị đi tắm, thấy màn hình điện thoại báo tin nhắn đến nên vội cầm lên. Đọc xong dòng tin của Nam, cô nhíu mày một giây rồi thở hắt ra. Tú Vi soạn tin trả lời:

    - Nam, em xin lỗi. Em chưa muốn thế!

    Bảo Nam ngay lập tức gọi cho cô với giọng dồn dập:

    - Tại sao? Em chưa thực sự muốn bên cạnh anh hay em có đối tượng kết hôn tốt hơn anh?

    Tú Vi ngán ngẩm nói:

    - Nam, anh thôi đi được không? Yêu nhau mà xa nhau đã khiến em buồn rồi, anh cứ suốt ngày dằn vặt nhau thế này em rất mệt mỏi đấy! Nếu anh không tin tưởng thì đừng đặt tất cả tình yêu vào em!

    Nam dịu giọng:

    - Anh xin lỗi!

    Tú Vi giải thích:

    - Em chưa muốn vì em cần có công việc ổn định đã. Vả lại, em cũng mới về chơi nhà anh vài lần, chưa thực sự sâu đậm để nói tới chuyện đó chứ không phải lí do như anh nghĩ Nam à!

    Bảo Nam gật đầu:

    - Ừ, anh biết rồi. Em lo ăn uống và nghỉ ngơi đi. Cuối tuần gặp anh không được gầy đi đâu đấy!

    Tú Vi mỉm cười:

    - Em biết rồi!

    Vừa tắt máy, Vi nhìn thấy màn hình điện thoại sáng lên, chuông báo cuộc gọi đến. Cô vui vẻ lướt nghe:

    - Con chào bố ạ!

    Đầu bên kia, ông bố vô cùng tâm lý Vũ Phong cười:

    - Con gái, ổn cả nhỉ?

    Tú Vi vui vẻ ríu rít như con chim non lâu ngày xa tổ, kể chuyện thực tập cho bố Phomg nghe. Vũ Phong luôn im lặng lắng nghe những đứa con của mình trò chuyện. Đến khi giọng Tú Vi ngừng, bố cô mới lên tiếng:

    - Tốt, con của bố phải thế chứ! À, anh Thiên Vĩ về nước rồi và tuần này bắt đầu làm việc tại Bệnh viện của thành phố C. Cuối tuần này anh ấy dùng cơm cùng gia đình mình, con có tranh thủ về không? Cũng một tháng xa nhà rồi đấy.

    Tú Vi reo lên:

    - Anh Vĩ về rồi sao bố? Con sẽ về ạ, về để đòi quà chứ bố!

    Hai bố con trò chuyện một lát nữa rồi tạm biệt nhau. Câu chuyện với bố Phong khiến tâm tình của Tú Vi vui vẻ hơn. Cô vừa hát vừa tắm táp rồi chuẩn bị bữa trưa..
     
  5. Duyên An

    Bài viết:
    0
    Chương 3:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ăn uống xong, Tú Vi nhắn tin cho Bảo Nam:

    - Anh ơi, cuối tuần này em sẽ về thăm nhà ạ, anh tới nhà em ăn cơm trưa nhé. Anh kết nghĩa của em đi du học ở Anh về!

    Dĩ nhiên là Bảo Nam đồng ý, miễn là được gặp cô gái anh yêu thì ở đâu cũng được. Vả lại, gia đình chú Vũ Phong luôn khiến Nam có cảm giác ấm áp nên lần nào tới đó anh cũng rất tự nhiên.

    Cuối tuần..

    Tú Vi vể nhà từ tối thứ bảy để chủ nhật đi chợ sớm cùng mẹ Nguyệt Cát. Vi cực thích những món ăn mẹ nấu nên cô rất chăm chỉ học nấu nướng. Những lúc thấy cô vào bếp, bố Phong vẫn trêu cô:

    - Chà, con gái lấy chồng được rồi đấy! Ngồi trong nhà cứ như quả bom nổ chậm, chả biết nổ lúc nào, tôi sợ lắm.

    Nghe bố nói, Tú Vi chỉ cười:

    - Bố cứ lo hão, bố biết phá bom mà!

    Với Tú Vi, nhà đúng là một mái ấm, là nơi chở che, nơi yên bình nhất. Dù vậy, cô vẫn luôn muốn tự lập bởi dù được ngậm thìa vàng thì cô con gái của Vũ Phong vẫn luôn được dạy một lẽ thường ở đời rằng thìa có bằng vàng cũng có khi bị pha tạp chất.

    Trong khi đó, Thiên Vĩ dù mới đến thành phố C một tuần nhưng anh rất nhanh chóng làm quen với công việc và hòa đồng với mọi người. Vẻ ngoài điển trai cùng phong cách làm việc rất nhanh nhẹn rất được các đồng nghiệp trong khoa ngoại chấn thương cũng như ở bệnh viện yêu mến. Nhiều cô gái không ngần ngại liếc nhìn vẻ nam tính của Vĩ. Ở Anh chín năm trời học y khoa, Vĩ đã được tiếp xúc với đủ kiểu bệnh nhân nặng nhẹ khác nhau nên anh không hề bỡ ngỡ. Chủ nhật của tuần đầu tiên, Vĩ đã nhận lời tới dùng cơm cùng gia đình chú Vũ Phong. Thế nên, sáng nay anh chuẩn bị một giỏ hoa quả và mười giờ đã có mặt tại Biệt thự PC.

    Vừa bước ra khỏi chiếc Bugatti Divo huyền thoại, Vĩ ngạc nhiên khi thấy một anh chàng khá cao to đang dừng xe ngay trước cổng Biệt thự và chuẩn bị bấm chuông. Vĩ bước tới gật đầu chào:

    - Xin chào!

    Người đàn ông trước mặt nhìn một lượt như để đánh giá Thiên Vĩ rồi cười:

    - Chào anh, tôi là Bảo Nam, người yêu của Tú Vi!

    Vĩ "à" lên một tiếng rồi nói:

    - Còn tôi là Thiên Vĩ, anh kết nghĩa của con bé. Tôi đã được nghe kể về anh! Chúng ta vào thôi!

    Bảo Nam bấm chuông. Chỉ mấy phút sau, cả hai thấy Vũ Hiếu bước ra. Bản sao của ông bố Vũ Phong ngơ ngác nhìn hai người đàn ông trước mặt:

    - Ơ, hai người quen nhau sao?

    Bảo Nam nhanh nhảu:

    - Dạ không đâu anh hai, chúng em vừa gặp nhau đấy ạ!

    Hiếu cười:

    - Ừ, đây là Thiên Vĩ mới du học ở Anh về, hiện đang làm ở bệnh viện thành phố C.

    Rồi Hiếu quay sang Thiên Vĩ định giới thiệu tiếp nhưng đã bắt gặp nụ cười đẹp đẽ của anh chàng bác sĩ:

    - Em biết rồi, cậu ấy là Bảo Nam, sẽ là em rể của chúng ta đúng không?

    Cả ba cùng cười rồi vui vẻ đi vào nhà. Tú Vi đang sửa soạn trong bếp cùng mẹ chuẩn bị bữa trưa, nghe tiếng anh Thiên Vĩ vội nói vọng ra:

    - Chà, rồng tới nhà tôm rồi cơ đấy!

    Thiên Vĩ bước vào bếp:

    - Con chào cô Nguyệt Cát!

    Trong khi Nguyệt Cát ngoảnh đầu cười với anh thì Tú Vi vội chạy lại, nhìn Thiên Vĩ một lượt rồi bĩu môi:

    - Chà chà, em không hiểu cái Vương quốc Anh nó làm kiểu gì mà trông anh tôi lại cứ bị đẹp trai mãi thế nhỉ? Vô lý hết sức! Em cứ tưởng anh học y tới chín năm phải cận thị cho lồi mắt và tóc điểm bạc rồi cơ!

    Trong khi Nguyệt Cát cười rũ rượi thì Thiên Vĩ tỏ vẻ ngạc nhiên:

    - Thế cô thích để anh cô ế chỏng chơ ra à? Cô giáo gì mà tả kinh thế!

    Tú Vi xòe tay ra:

    - Quà của em đâu? Anh cứ đưa quà đây rồi anh với anh Hiếu đi yêu nhau luôn cho rồi. Cả hai cái gì cũng biết mỗi cua gái là không. Nản chả buồn nói luôn!

    Bố Phong nghe con gái liến thoắng thì chỉ biết cười:

    - Vi, con làm thế anh Vĩ chạy mất dép đấy!

    Thiên Vĩ lắc đầu ngao ngán:

    - Tôi phải khâm phục anh chàng Bảo Nam, nhìn kiểu gì mà yêu cô được chứ!

    Lúc này Tú Vi mới để ý đến sự có mặt của Bảo Nam. Nãy giờ anh đứng sau thân hình cao lớn của Vĩ, vả lại quá lâu rồi mới gặp ông anh kết nghĩa nên Tú Vi cứ thao thao bất tuyệt. Cô đưa mắt nhìn Nam:

    - Ơ, anh đến rồi ạ?

    Bảo Nam gật đầu:

    - Ừ, lúc nãy anh gặp anh Vĩ ngoài cổng! Em có cần anh giúp một tay không?

    Tú Vi nhoẻn cười xua tay:

    - Dạ không ạ, mọi người lên phòng khách trò chuyện đi ạ, em và mẹ làm một loáng là xong ngay ạ!

    Sau bữa cơm trưa vui vẻ trong không gian hội ngộ, Tú Vi sau khi dọn dẹp bát đũa xong thì như một cô công chúa nhỏ mè nheo Thiên Vĩ:

    - Anh Vĩ, quà em đâu? Nãy em đang bận nội trợ nên chưa đòi quà triệt để!

    Thiên Vĩ mỉm cười:

    - Anh tưởng cô ăn một bụng no nê xong quên rồi chứ? Người đâu mà nhớ lâu thù dai thế hả?

    Tú Vi lắc lắc cánh tay Thiên Vĩ:

    - Đây là thói quen. Lần nào anh về chả mua quà cho em. Vả lại, nhờ em mà anh có tận hai cô em gái, lãi quá còn gì!

    Vĩ lắc đầu cười. Anh bước lại chiếc tủ cạnh tivi, mở tủ và lấy ra một hộp quà được thắt nơ hồng xinh xắn:

    - Ban nãy em bận nên anh cất tạm ở đây. Hàng dễ vỡ, nhớ nhẹ tay nghe cô nương?

    Tú Vi nở một nụ cười trong trẻo như đứa trẻ được tặng món đồ yêu thích, ngắm nhìn hộp quà rồi nói:

    - Em mở nhé!

    Thiên Vĩ gật đầu rồi tiện tay xoa đầu Tú Vi như hồi còn bé:

    - Được!

    Cô từ từ tháo sợi dây thắt bên ngoài rồi nhẹ nhàng mở hộp quà, trân trọng tỉ mỉ như cái cách người ta nâng niu một vật quý. Mắt cô từ tò mò rồi chuyển samg sáng rỡ:

    - Ôi! Đẹp quá!

    Đó chẳng phải dây chuyền hay lắc tay, cũng không phải những lọ nước hoa thương hiệu như những lần trước Vĩ đem về cho cô và Đan Nhi. Món quà lần này là một khối hình pha lê trong suốt. Điểm nhấn của món quà là mô hình tháp đồng hồ Big Ben (tháp Elizabeth) - biểu tượng văn hóa nước Anh. Người tạo ra món quà pha lê tuyệt mĩ này còn đính lên trên đỉnh tháp một ngôi sao nhỏ xinh xắn. Chỉ cần bật cái nút nhỏ phía dưới, ngôi sao sáng bừng lên như những tia hi vọng, như lời chào tương lai. Tháp đồng hồ cùng ngôi sao được bao bọc trong một không gian ảo diệu của dải ngân hà, trông vừa kì bí lại vừa hấp dẫn đến mê say. Ngôi sao lấp lánh cháy sáng cũng là lúc lời bài hát "I BELIEVE IN YOU" của CELINE DION vang lên. Đây chính là nhạc phẩm khiến Tú Vi say sưa đến mê mẩn từ lâu. Cô không nghĩ rằng anh Vĩ vẫn nhớ bài hát mình yêu thích. Tú Vi vừa ngắm nhìn khối pha lê kì diệu vừa đắm chìm trong lời bài hát mà như quên hết mọi thứ xung quanh. Thiên Vĩ nhìn biểu hiện của cô mà có chút sững người. Anh nhìn thấy trong nụ cười ấy có nét gì đó quen thuộc nhưng rồi mọi thứ lại bị xóa nhòa đi. Có những điều trong cuộc sống thực sự chúng ta không muốn nhớ lại, với Thiên Vĩ có lẽ cũng như vậy. Anh quay lại vẻ điềm tĩnh rồi nheo nheo mắt nhìn Tú Vi:

    - Thích không? Sao im lặng thế? Bác sĩ nghèo chỉ có quà này thôi, không ưa thì trả đây!

    Tú Vi giật mình bởi đang chìm đắm trong thế giới trước mắt. Nghèo á? Ai dám bảo Trịnh Thiên Vĩ nghèo chứ? Nhìn chiếc siêu xe anh ấy đỗ ngoài kia cũng đủ hiểu rồi. Bố anh ấy là Chủ tịch Tập đoàn ô tô Trịnh Thiên mà bảo nghèo! Vớ vẩn! Vả lại, món quà này là khối pha lê BACCARAT đẹp đến ngỡ ngàng, đâu phải hàng nhái nho nhỏ mà cô hay sưu tầm từ hàng quà lưu niệm hồi bé xíu đâu. Tú Vi nghe xong câu của Vĩ thì cong cớn:

    - Anh vừa phải thôi! Người ta chưa kịp phát biểu cảm nghĩ mà đã đòi lại rồi. Ki bo thế thì còn ế muôn đời nhá! Đã thế thì em sẽ cất thật kĩ, có nát cũng giữ luôn mảnh vỡ!

    Nói xong, cô cẩn thận đặt khối pha lê vào chiếc hộp xinh xắn rồi ôm thẳng lên phòng, để lại tiếng cười giòn tan khắp phòng khách.

    Thiên Vĩ đang định tiếp tục quay lại cuộc trò chuyện với mọi người thì nghe tiếng chuông điện thoại vang lên. Anh xin phép ra ngoài. Hai phút sau, Vĩ vội vàng đi vào:

    - Cô chú ơi, con xin phép đi ngay ạ! Có ca tai nạn khá nghiêm trọng. Hôm nay chủ nhật nên chỉ có kíp trực, mọi người gọi con tới ứng cứu ạ!

    Vũ Phong vừa gật đầu vừa xua tay:

    - Ừ, đi đi con! Cứu người quan trọng hơn cả. Chạy xe cẩn thận đấy!

    Thiên Vĩ chào anh Vũ Hiếu và tạm biệt Bảo Nam rồi nhanh chóng lái xe tới bệnh viện. Anh vội vã tới khoa Ngoại chấn thương. Vừa bước vào phòng thay đồ, Vĩ nhận được tín hiệu từ hệ thống báo động đỏ nội viện dành cho trường hợp bệnh nhân quá nặng và cần hội chẩn liên chuyên khoa. Chắc chắn bệnh nhân đã được chuyển vào khoa Hồi sức tích cực và cần hội chẩn nhanh để phẫu thuật.

    Thiên Vĩ lại vội vàng tới phòng hội chẩn cùng các bác sĩ chuyên khoa ngoại - hồi sức - gây mê - phẫu thuật - huyết học. Cuộc hội chẩn diễn ra khẩn trương:

    - Bệnh nhân bị tai nạn giao thông khi nồng độ cồn quá cao, vào viện trong tình trạng tỉnh chậm, Glasgow mười bốn điểm, sau đó tụt xuống Glasgow mười một điểm.

    - Kết quả chụp CT Scanner sọ não có tụ máu dưới màng cứng cấp bán cầu phải, đường giữa lệch bảy milimet.

    Cứ mỗi lời nói của một vị bác sĩ, màn hình trước mặt lại chiếu hình ảnh thương tích của bệnh nhân. Cuối cùng bác sĩ trưởng khoa ngoại chấn thương gật đầu:

    - Lập tức phẫu thuật mở sọ.

    Ê kíp thống nhất và Vĩ cùng nhóm bác sĩ đến khu phẫu thuật. Thế nhưng, cánh cửa nhà mổ còn cách họ mấy bước chân thì bỗng đâu ra một gã xăm trổ đầy mình, miệng sặc sụa mùi rượu lao tới chặn đường:

    - Bọn mày không cứu được em trai tao sống thì xác định chết trong đó với nó luôn!
     
  6. Duyên An

    Bài viết:
    0
    Chương 4

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thiên Vĩ hơi khựng người lại. Ở Anh chín năm, anh chưa bao giờ thấy người nhà bệnh nhân đe dọa bác sĩ kiểu này. Thực ra, Vĩ hiểu sự lo lắng của những gia đình có người thân ốm đau, nhưng hình như người này phản ứng hơi thái quá. Hay bởi anh mới tới thành phố C một tuần nên nhìn mấy cảnh này có chút không quen. Nó tựa như lối hành xử của những cuộc sát phạt trong giới giang hồ. Những bước chân đang vội vã bỗng dừng lại. Tuy nhiên, có vẻ như bác sĩ trưởng khoa và mọi người không quá lạ lẫm với hành động của anh kia nên không tỏ ra sợ hãi. Bác sĩ Hoàng trưởng khoa nói dõng dạc:

    - Bây giờ anh muốn cậu ta chết vì bệnh không thể chữa hay do chúng tôi không cấp cứu kịp thời? Chọn đi, chúng tôi còn đứng đây phút nào thì em trai anh đang bị Thần Chết lôi đi khỏi trần gian phút ấy!

    Người đàn ông khuôn mặt đỏ bầm vì rượu đang hùng hổ trợn mắt nhìn các bác sĩ bỗng cúi mặt, lườm lườm rồi tránh đường. Đứng sang một bên rồi nhưng anh ta vẫn lẩm bẩm:

    - Mẹ kiếp! Đen như chó mực! Không dưng lại vào đây tốn một đống tiền!

    Mặc kệ những lời thô tục của anh ta, nhóm bác sĩ nhanh chóng bước vào khu phẫu thuật. Khi cánh cửa đóng lại sau lưng họ, mọi người chỉ nghe tiếng lạch cạch của dụng cụ, tiếng ra lệnh của bác sĩ phẫu thuật chính. Những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, nhưng tất cả đều dường như quên đi những lời đe dọa ban nãy, chỉ tập trung chiến đấu với tử thần để giành giật lại mạng sống cho người bệnh.

    Khi kíp mổ bước ra khỏi phòng phẫu thuật, người đàn ông ban nãy dường như đã tỉnh táo hơn, anh ta không có vẻ hùng hổ nữa mà bước lại hỏi:

    - Em trai tôi sao rồi?

    Bác sĩ Hoàng trưởng khoa lau mồ hôi còn đọng trên trán, tháo khẩu trang và từ tốn đáp:

    - Chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật mở sọ để giải áp, lấy máu tụ cho bệnh nhân. Hiện tại có thể khẳng định em trai của anh đã qua cơn nguy kịch, nhưng chưa tỉnh ngay đâu. Anh ấy cần được theo dõi sát sao cho đến khi tỉnh lại.

    Người đàn ông kia níu tay bác sĩ Hoàng:

    - Thế khi nào nó tỉnh lại?

    Bác sĩ Hoàng nhìn sang người đàn ông:

    - Việc hồi phục sau phẫu thuật còn phụ thuộc vào ý chí chiến đấu của bệnh nhân nữa, chúng tôi chưa thể nói trước được việc này!

    Nói xong, bác sĩ trưởng khoa còn cẩn thận dặn dò người nhà làm một số thủ tục và chờ y tá đưa bệnh nhân về khu vực chăm sóc hậu phẫu rồi cả ê kíp rảo bước đi.

    Vừa về đến khoa, Thiên Vĩ tranh thủ đi kiểm tra tình hình các bệnh nhân. Đúng ra phòng bệnh nào cũng có bác sĩ phụ trách. Tuy nhiên, như một thói quen, dù mới đến đây một tuần nhưng ngày nào Vĩ cũng đi các phòng bệnh sau giờ làm việc để kiểm tra và học hỏi. Anh muốn an ủi những ánh mắt lo âu của người nhà bệnh nhân và cũng muốn hỏi han tiến trình điều trị của bệnh nhân có hiệu quả như thế nào. Vì nghĩa cử đó mà hầu như mọi bệnh nhân đều biết mặt bác sĩ trẻ lại đẹp trai này. Dù có vài đồng nghiệp bảo anh rỗi hơi nhưng Thiên Vĩ mặc kệ bởi anh nghĩ chắc mục đích chọn ngành y của họ không giống mình.

    Đi một lượt các phòng, Vĩ thay đồ để về khu chung cư gần bệnh viện mà bạn đã thuê cho anh. Vừa định ra xe, Thiên Vĩ chợt nghe tiếng gọi:

    - Anh Vĩ!

    Thiên Vĩ quay lại nhìn, đó là bác sĩ Hoài An - con gái của phó giám đốc bệnh viện mới du học thạc sĩ ở Pháp về được một tháng. Cô ấy có dáng người dong dỏng cao, da trắng trẻo và mấy năm sống ở nước ngoài nên có lối giao tiếp khá cởi mở, đôi lúc tỏ ra rất phóng khoáng. Xinh đẹp, giỏi giang và lại là con của Phó giám đốc bệnh viện nên việc An được nhiều người chú ý và theo đuổi cũng là dễ hiểu. Cô cũng ý thức rất rõ chỗ đứng của mình nên luôn tỏ ra mạnh dạn, tự tin pha chút kiêu kì. Hôm nay là phiên trực của cô ấy. Ban nãy, An có tham gia hội chẩn cùng mọi người nhưng không tham gia kíp mổ.

    Nghe tiếng An gọi, Thiên Vĩ gật đầu:

    - Bác sĩ An, chào cô!

    Hoài An rảo bước lại trước mặt Thiên Vĩ:

    - Khiếp, anh cứ nguyên tắc như quân đội á. Hết giờ làm rồi, vả lại em cũng như anh, học ở nước ngoài về, lối sống nó khác. Đừng xưng hô kiểu cứng nhắc như thế!

    Thiên Vĩ mỉm cười:

    - Tôi quen rồi, hôm nay cô trực đúng không?

    An gật đầu:

    - Vâng, em hôm nay trực nhưng giờ bệnh nhân ổn cả rồi. Anh mới đến thành phố C chắc chưa quen mấy nhà hàng nơi đây nhỉ? Em dẫn anh tới nhà hàng này siêu ngon lại không xa bệnh viện nhé!

    Vĩ ngạc nhiên:

    - Cô tính đi ăn trong giờ trực á? Lỡ có bệnh nhân cấp cứu thì sao? Bị kỉ luật đấy!

    Hoài An cười nghiêng ngả trước câu nói của Vĩ:

    - Đời xưa của gia đình anh chắc là bộ đội Cụ Hồ nhỉ? Anh giống tác phong quân đội quá. Dĩ nhiên là em không lơ là công việc, chỗ này gần bệnh viện, có việc sẽ chạy về ngay mà!

    Thiên Vĩ lắc đầu:

    - Thôi cảm ơn cô. Khi nào rảnh tôi sẽ đi ăn cùng cô. Chúng ta không thiếu cơ hội ăn uống. Giao thông Việt Nam giờ tan tầm đông đúc lắm, lỡ có bệnh nhân, cô mà về tới nơi khéo xảy chuyện rồi.

    An vẫn không từ bỏ:

    - Ồ, em quên mất! Anh mới đến thành phố này mà sành sỏi ghê. Hay là thế này, em gọi họ ship tới đây nhé. Cũng đến giờ ăn rồi, anh về lụi cụi nấu làm gì cho mệt, chi bằng..

    Hoài An chưa dứt câu, Vĩ đã lắc đầu:

    - Cảm ơn cô, tôi ăn uống đơn giản lắm, nhiều khi về muộn chỉ một gói mì là xong. Vả lại, hôm nay tôi có hẹn với gia đình bố mẹ đỡ đầu rồi nên cô thông cảm!

    Hoài An lắc đầu:

    - Không sao, mời soái ca ăn một bữa cơm mà khó quá. Vậy anh đi đi, em ăn với mọi người trong khoa cũng được!

    Thiên Vĩ gật đầu:

    - Ừ, cô ăn với mọi người vui hơn đấy. Tôi khô như ngói, ngồi với tôi chán lắm. Thôi, tôi đi đây kẻo bố mẹ chờ. Chào cô nhé!

    Hoài An vẫy tay:

    - OK anh, buổi tối vui vẻ!

    Thiên Vĩ cũng chúc lại Hoài An rồi nhanh chân bước đi. Vì anh vội vã đi nên không để ý ánh mắt của của An dõi theo mình. Cô bác sĩ xinh đẹp lẩm bẩm:

    - Vĩ, chỉ cần anh đang ở thành phố C thì nhất định anh sẽ là của em!

    Ngay từ buổi ra mắt của Thiên Vĩ trước đội ngũ y bác sĩ của khoa Ngoại Chấn thương, anh được chú ý bởi một ngoại hình hoàn hảo và một bảng thành tích đáng nể phục. Và lẽ dĩ nhiên, dù mới một tuần gặp gỡ, dù anh là con người của công việc thì trong con mắt của các cô y tá, bác sĩ chưa chồng, Vĩ vẫn là một thần tượng. Tuy nhiên, Hoài An lại khác, ngay sau lần gặp gỡ đầu tiên, cô đã tìm hiểu về anh. Hoài An ngạc nhiên khi biết anh sinh ra trong một gia đình trâm anh thế phiệt nổi đình nổi đám ở Việt Nam. Nghĩ đến sự môn đăng hộ đối của mình và Thiên Vĩ cũng như bị hút hồn bởi vẻ điển trai, phong cách nho nhã lịch thiệp của chàng trai họ Trịnh, Hoài An không xem Thiên Vĩ là một vẻ đẹp để nhìn ngắm mà xem anh như một mục tiêu phải đạt được. Vì thế, cô luôn tìm cách tiếp cận anh, điển hình là việc mời anh đi ngay cả trong giờ trực như hôm nay. Không chỉ do sống ở phương Tây mấy năm mà bởi Hoài An đã sớm chọn lối sống phóng khoáng, cô nghĩ yêu hay đơn thuần thích một ai thì cứ mạnh dạn nói ra, mạnh dạn tìm hiểu, đã qua cái thời với lí thuyết người tỏ tình phải là đàn ông. Nghĩ như thế, cô tự cho mình cái quyền sẽ tìm hiểu và quyết định yêu ai thì sẽ lấy bằng được.

    Sáng hôm sau, Thiên Vĩ tới bệnh viện sớm để xem lại mấy hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân mới vào do anh phụ trách, chuẩn bị cho cuộc họp giao ban đầu tuần. Vừa tới cửa khoa, Vĩ nhìn thấy người đàn ông bặm trợn hôm qua đứng khoanh tay như đang chờ đợi ai. Anh bước lại, gã hất hàm hỏi:

    - Anh bác sĩ kia, anh nhớ tôi chứ? Hôm qua anh có mổ cho em trai tôi đấy, anh đeo khẩu trang nhưng tôi vẫn nhận ra!

    Thiên Vĩ gật đầu chào:

    - Vâng, tôi nhớ chứ! Em trai anh sao rồi? Sao anh không ở khu hậu phẫu mà lại chạy qua đây?

    Gã đàn ông bước lại gần Vĩ:

    - Tôi nghe người ta bảo bác sĩ khoa này mổ cho em tôi nên sáng giờ tôi đến đây chờ. Tôi muốn hỏi sao các anh bảo mổ thành công mà em tôi vẫn chưa tỉnh?

    Thiên Vĩ nhíu mày:

    - Nếu tôi nhớ không nhầm thì hôm qua bác sĩ trưởng khoa có giải thích cho anh rồi. Việc tỉnh lại của em trai anh còn phụ thuộc vào sức khỏe và ý chí của anh ấy. Còn chúng tôi can thiệp về mặt khoa học thì cơ bản là ca mổ thành công ạ. Anh đừng lo lắng quá, tôi tin là em trai anh sẽ tỉnh lại, anh chăm sóc anh ấy cẩn thận nhé!

    Những tưởng lời động viên của mình khiến gã kia nguôi ngoai, nào ngờ, lời anh vừa dứt, người đàn ông bặm trợn áp sát người Vĩ:

    - Anh nói thế mà nghe được à? Các anh là bác sĩ mà không biết thì ai biết khi nào nó tỉnh? Nó nằm bất động như thế có khác mẹ gì là chết đâu!

    Rồi anh ta túm cổ áo Vĩ:

    - Tao nói cho chúng mày biết, nếu em trai tao có mệnh hệ gì, tao sẽ đem bom cho nổ tan cái khoa chết tiệt này!

    Sau một đêm đọc khá nhiều vụ người nhà tấn công bác sĩ gần đây, Vĩ không ngạc nhiên trước hành động đó như hôm qua nữa. Anh từ từ gỡ bàn tay to bè của gã say đang siết chặt cổ áo mình rồi từ tốn nói:

    - Tôi nghĩ việc của anh bây giờ là chăm sóc em trai. Chúng tôi đã kéo anh ta từ Quỷ môn quan về đây. Đừng để cuộc sống của anh ta nguy hiểm một lần nữa do sự thiếu chăm sóc của anh. Anh cũng đừng đưa bom ra dọa những người đã cứu em trai mình kẻo nếu không mang tội tàng trữ vũ khí cũng vào tù bóc lịch về tội hành hung đấy!

    Nói xong, Vĩ quay lưng bước đi, vẫn kịp nghe tiếng thở dài cùng bước chân xa dần của gã đàn ông bặm trợn..
     
  7. Duyên An

    Bài viết:
    0
    Chương 5

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chiều hôm đó, tan giờ làm, Thiên Vĩ vừa bước ra khỏi phòng thay đồ bỗng nhìn thấy một người phụ nữ đã luống tuổi đi ra từ phòng trực bác sĩ với khuôn mặt lo âu. Vĩ biết người này, con trai bác ấy bị tai nạn lao động, rơi từ tầng ba xuống và đang điều trị ở đây sau khi phẫu thuật. Chắc người mẹ này vừa vào hỏi bác sĩ Hưng - người trực tiếp điều trị về bệnh tình của con trai.

    Đang định bước lại hỏi thăm thì Vĩ nhìn thấy bác sĩ Hưng cũng vừa bước ra, người phụ nữ cúi chào và nói:

    - Mong bác sĩ giúp đỡ!

    Bác sĩ Hưng gật đầu và chỉ vào tờ giấy trên tay người phụ nữ:

    - Bác yên tâm đi, đây là đơn thuốc rất tốt, con bác sẽ sớm hồi phục hơn. Nhưng giá những loại thuốc này có đắt hơn những loại đã dùng lâu nay. Bác phải đến đúng hiệu thuốc này mới có thuốc chuẩn nhé!

    Người phụ nữ lại cúi đầu cảm ơn rối rít rồi lặng lẽ đi về phía phòng bệnh của con trai. Cái bóng dáng xiêu vẹo bước đi ấy khiến lòng Vĩ dấy lên niềm cảm thương. Vào bệnh viện đúng là "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Những gia đình có điều kiện thì không lo lắng chi tiêu cho lắm, thế nhưng, dù mới chỉ một tuần làm việc ở đây, Thiên Vĩ đã chứng kiến biết bao cảnh đời cơ cực, bần hàn. Nhiều khi để có một bát cháo thịt cho người bệnh, người nhà bệnh nhân đành ăn tạm cái bánh mì hai ngàn đồng hay ra ăn cơm từ thiện của bệnh viện. Nhìn những hình ảnh người nhà bệnh nhân ngồi la liệt với ánh mắt lo sợ trước khu phẫu thuật hay xung quanh khoa hồi sức tích cực - những nơi mà người ta đồn nhau nếu vào đó thì "lành ít dữ nhiều", thực sự Thiên Vĩ cảm thấy những gì mình cố gắng luôn là chưa đủ. Sức khỏe là vốn quý giá nhất mà khi tuổi tác lấy dần nó đi, nhiều người mới hoảng hốt tìm mọi cách níu giữ. Vì thế, những y bác sĩ như anh có sứ mệnh gìn giữ và níu kéo điều kì diệu đó cho bao người.

    Dòng suy nghĩ của Thiên Vĩ bị cắt ngang bởi tiếng của bác sĩ Hưng vang lên:

    - Bác sĩ Vĩ vẫn chưa về sao?

    Thiên Vĩ cười:

    - Dạ em về luôn đây ạ!

    Tuy nhiên, tầm mắt của anh lại vô tình rơi vào chiếc phong bì nhét vội nên một góc vẫn chưa kịp lọt hẳn vào túi áo Blouse trắng của bác sĩ Hưng. Nhận ra cái nhìn hơi ngạc nhiên của Vĩ, bác sĩ Hưng rất tự nhiên đẩy chiếc phong bì vào túi áo rồi nói:

    - Trông bà ấy có vẻ nghèo, nãy từ chối rồi, nhưng họ cứ dúi mãi, chứ nhìn như thế thì phong bì phong bao nào ăn thua gì!

    Thiên Vĩ nhíu mày:

    - Sao anh lại nhận phong bì của bệnh nhân? Em thấy bệnh viện có quy định rõ việc không nhận hối lộ và còn gắn camera khắp nơi để dễ theo dõi mà? Vả lại, người ta đi viện đã khổ sở lắm rồi..

    Hưng cười phá lên trước thái độ của Vĩ. Anh ta vỗ vỗ vai Vĩ:

    - Chú em còn non lắm. Chứ chú nghĩ bác sĩ dựa vào đồng lương cơ bản với mấy xu phụ cấp mà có thể sắm nhà lầu xe hơi sao? Thế người ta mơ ước làm bác sĩ gì cho mệt, bởi sơ sẩy một chút là chết người như chơi. Đã thế, đầu vào của các trường Đại học Y bao giờ cũng cao hơn các trường khác?

    Thiên Vĩ vẫn chưa hiểu hết những ý tứ trong lời của Bác sĩ Hưng nên thắc mắc:

    - Em nghĩ Đại học Y lấy điểm cao vì người ta thực sự cần những sinh viên giỏi để đào tạo ra các bác sĩ giỏi vì việc của chúng ta là cứu người mà. Vả lại, cũng như các ngành nghề khác đều có nhiệm vụ của mình thì chúng ta cũng được nhà nước trả lương cho sứ mệnh cứu người rồi. Chỉ các bác sĩ mở phòng khám tư thì thu nhập cao hơn thôi.

    Hưng vừa lắc đầu vừa cười:

    - Vĩ ơi là Vĩ, một phần là chú mới về Việt Nam nên chắc chưa quen, một phần nữa là do nhà chú quá giàu nên không hiểu hết cuộc sống của những người nghèo như bọn anh! Nói thật với chú, bác sĩ cũng là người bình thường nhưng lại mang một trọng trách lớn là cứu người. Ra khỏi bệnh viện, bác sĩ cũng phải đối mặt với cơm áo gạo tiền. Đành rằng chúng ta có nghĩa vụ cứu người. Anh cũng có làm trái lương tâm đâu. Chỉ là nếu bệnh nhân cảm thấy cần bác sĩ chú ý hơn, cần những loại thuốc tốt hơn thì họ quan tâm hơn một chút có sao đâu!

    Thiên Vĩ vẫn nhẹ nhàng:

    - Nhưng em nghĩ việc dùng thuốc tốt hay không là tùy vào tình trạng bệnh nhân và điều kiện của gia đình người bệnh nữa. Chúng ta cũng cần giải thích điều đó với người nhà!

    Hưng cười lớn:

    - Chú định dạy khôn anh đấy à? Cái điều đơn giản đó dĩ nhiên là anh hiểu. Nhưng chú nên nhớ, cái luật bất thành văn là kẻ có tiền luôn thắng. Anh không nói người nghèo thì không được chữa nhé, nhưng những bênhh nhân cần sự ưu ái hơn hay họ quan tâm nhờ vả, hỏi han bác sĩ nhiều, hoặc họ là người nhà của bác sĩ thì mình để ý tới họ hơn là chuyện bình thường mà. Mình nhận tấm lòng của họ thì cũng cho lại họ sự quan tâm, thế thôi!

    Những lời nói thản nhiên của bác sĩ Hưng khiến Thiên Vĩ ngạc nhiên. Mới làm việc ở Việt Nam một tuần lễ mà anh chứng kiến bao nhiêu chuyện xảy ra. Hôm qua thì người nhà bệnh nhân đe dọa cả kíp phẫu thuật dù người thân của họ đang trong tình trang thập tử nhất sinh, hôm nay lại nghe một bác sĩ thông não về việc ai có tiền người đó thắng. Kẻ không tiền chẳng phải thua mà sẽ về đích chậm hơn. Thiết nghĩ, những người như bác sĩ Hưng quả là "con sâu làm rầu nồi canh", khiến cho những ai đến bệnh viện phải canh cánh nỗi lo âu. Ngoài lo lắng cho bệnh tật, họ còn phải lo sợ bác sĩ có quan tâm hay không? Rồi người này nói người kia, người kia đồn người nọ nên ai đến bệnh viện cũng mang theo một tư tưởng phải có phong bì mới đỡ lo, mới được quan tâm. Thảo nào càng ngày người ra càng nói nhiều về đạo đức ngành y như thế. Lúc trước, Vĩ chọn ngành y cũng vì hai chữ "y đức" và giờ anh đang thở dài vì điều đó.

    Nhìn thấy biểu cảm của Thiên Vĩ, bác sĩ Hưng cười:

    - Thôi, chú còn trẻ cứ học dần dần. Chín năm ở Anh của chú khéo chẳng bằng một tháng học thực tế ở Việt Nam đấy chứ!

    Thiên Vĩ nghĩ những bác sĩ như Hưng thì có giảng đạo đức cũng như không nên vội chào ra về.

    Kể từ hôm qua, Hoài An vẫn tìm cách tiếp cận Thiên Vĩ theo kiểu "tình cờ" - tiện thể pha cà phê, tiện thể mua đồ ăn sáng.. thế nên, Vĩ cố tình về muộn hơn và sau khi đi xem xét phòng bệnh cuối cùng thì anh đã theo lối cửa sau của khoa Ngoại chấn thương đi ra sân sau của Bệnh viện. Lối này người nhà bệnh nhân thường xuống căng - tin mua cơm hay đi tắt ra dãy nhà thuốc của bệnh viện.

    Đang rảo bước trong khuôn viên bệnh viện, Vĩ chợt nhìn thấy người phụ nữ ban nãy đứng loay hoay, tay vẫn khư khư cầm đơn thuốc và dáo dác nhìn tứ phía như đang tìm kiếm cái gì. Thiên Vĩ vội bước lại:

    - Bác gái, bác đang tìm gì vậy ạ?

    Người phụ nữ nhìn thấy Vĩ thì nở nụ cười, những nếp nhăn vẫn hằn in sự khắc khổ đầy lo lắng:

    - May quá, bác sĩ cho tôi hỏi, ở đây nhiều nhà thuốc thế, không biết chỗ bác sĩ Hưng ghi trên toa thuốc ở đâu nữa?

    Thiên Vĩ cầm lấy đơn thuốc trên tay người phụ nữ, anh căng mắt đọc những dòng chữ ngoằn ngoèo của bác sĩ Hưng. Năm loại thuốc được kê cho con trai người phụ nữ đang đứng trước mắt anh được ghi bằng những nét bút nguệch ngoạc không rõ. Nhưng phía cuối đơn, chữ kí và tên bác sĩ được ghi rất rõ nét. Bác sĩ Hưng còn cẩn thận ghi thêm trên góc đơn ba chữ "Hiệu thuốc Z". Thiên Vĩ đảo mắt một vòng rồi nhận ra hiệu thuốc đó nằm ngay cổng phụ bệnh viện. Anh liền cùng người phụ nữ bước tới phía đó. Vừa đi, anh vừa bấm gọi cho bác sĩ Hưng. Đến hồi chuông thứ hai, đầu bên kia nghe máy:

    - Anh nghe đây Vĩ!

    Thiên Vĩ hỏi nhỏ:

    - Anh Hưng, em gặp bác người nhà bệnh nhân ban nãy hỏi nhà thuốc Z. Mà sao anh ghi chữ khó đọc thế, hiệu thuốc họ có đọc được không?

    Bác sĩ Hưng cười:

    - Cậu lại ngốc rồi, cứ đưa bác ấy đến đúng Hiệu thuốc Z, họ sẽ đọc được, không phải lo!

    Dù ôm một mớ thắc mắc nhưng Thiên Vĩ vẫn đưa người phụ nữ đến đúng hiệu thuốc cần tìm. Anh cẩn thận đưa đơn thuốc và đứng chờ xem người bán thuốc sẽ dịch những dòng chữ trên đơn kiểu gì. Quả như anh Hưng nói, cô dược sĩ liếc qua các loại thuốc rồi liếc xuống chỗ ghi tên bác sĩ rồi lẳng lặng lại mở tủ lấy thuốc. Chị ấy lấy những loại thuốc rất đúng với tình trạng bệnh của con trai người phụ nữ đang đứng bên cạnh anh, lại toàn thuốc chuẩn cả. Thiên Vĩ để ý, sau khi ghi rõ cách sử dụng thuốc, cô dược sĩ còn mở một cuốn sổ lớn ghi lại những loại thuốc vừa lấy và có chú thích dòng chữ "Bác sĩ Hưng khoa Ngoại chấn thương". Ban đầu Thiên Vĩ không chỉ khâm phục tài dịch chữ của người bán thuốc mà còn rất mến mộ sự cẩn thận của chị ấy. Nhưng về sau anh mới hiểu vì sao chỉ nhân viên hiệu thuốc này mới dịch được những chữ nguệch ngoạc đó..

    Đơn thuốc gần mười triệu đồng khiến người phụ nữ bần thần. Nãy giờ bác ấy theo dõi nhất cử nhất động của cô dược sĩ như để chờ mong cái giá của đơn thuốc. Người mẹ khắc khổ lần mò trong chiếc túi vải, rút ra một xấp tiền được bọc cẩn thận, đếm đi đếm lại rồi ngập ngừng:

    - Cô ơi.. tôi.. lấy một nửa đơn thuốc.. có được không cô?

    Chị bán thuốc nhìn người phụ nữ một lượt rồi nói:

    - Đơn thuốc này rất tốt cho bệnh nhân, chắc cô gặp bác sĩ Hưng xin đơn tư vấn đúng không? Vì đây là đơn theo yêu cầu đó cô! Nếu lấy một nửa thì chỉ uống được mấy ngày thôi ạ, cô nên chuẩn bị tinh thần chứ uống được nửa đơn không ăn thua đâu ạ!

    Người phụ nữ lặng lẽ gật đầu:

    - Vâng, cô cứ lấy giúp tôi nửa đơn. Lát tôi gọi cho ông nhà tôi xem ở nhà bán nốt đàn lợn, mai tôi lại ra mua tiếp!

    Cô dược sĩ định cắt một nửa số thuốc thì Thiên Vĩ ngăn lại:

    - Khoan! Cô cứ lấy cả cho bác ấy đi, tôi sẽ trả số tiền thiếu.

    Người phụ nữ ngước nhìn Thiên Vĩ với ánh mắt ngỡ ngàng đến khó tin:

    - Bác sĩ.. bác sĩ.. giúp tôi thật sao? Bác sĩ không sợ tôi..

    Thiên Vĩ cười:

    - Bác cứ lo cho con trai bình phục đã. Con của bác còn điều trị ở khoa cháu, sao cháu phải lo chứ? Vả lại, cháu nghĩ giúp một ai đó sao phải lo ạ?

    Thiên Vĩ nhìn thấy trong ánh mắt hàm ơn khó tả của người phụ nữ ấy, dòng nước mắt ngân ngấn chực trào ra. Ở thành phố C tất bật này, gặp được một tấm lòng tốt không dễ, nhưng gặp được đúng lúc, đúng thời điểm thì trở thành vô giá.

    Vui vẻ tạm biệt người phụ nữ, Vĩ nhanh chóng bước về khu vực đỗ xe của nhân viên. Tình cờ, anh bắt gặp bác sĩ Hưng:

    - Ơ, hôm nay anh trực đúng không ạ? Anh đi đâu vậy ạ?

    Hưng cười:

    - À, anh có đi đâu đâu. Ra căng- tin mua ly cà phê thôi, cậu chưa về sao?

    Vĩ gật đầu:

    - Dạ, em chỉ nhà thuốc Z cho bác lúc nãy. Em sợ họ không dịch được chữ anh nên nán lại có gì còn gọi cho anh!

    Hưng bước lại gần Vĩ:

    - Cậu khéo lo, tôi viết xấu nữa họ cũng dịch ra!

    Vĩ cười:

    - Em phục họ thật đấy. Em nhìn mãi có ra đâu!

    Hưng ghé sát tai Vĩ:

    - Cậu cũng nên làm quen đi, đó là những kí hiệu riêng của bác sĩ với nhà thuốc, họ quen rồi. Hàng tháng ta sẽ có thêm một khoản hoa hồng từ việc giới thiệu nhà thuốc. Còn họ chỉ cần kê thêm giá một chút ở mỗi loại thuốc. Cả hai cùng có lợi chả phải tốt sao?

    Thiên Vĩ lặng người. Hóa ra đây là lí do.. Phải, nhà thuốc hay bác sĩ đều có lợi, bệnh nhân cũng được dùng thuốc tốt, còn những lo âu của gia đình bệnh nhân thì sao? Nghĩ tới khuôn mặt thất thần khi nghe giá thuốc của người phụ nữ, Thiên Vĩ thấy day dứt đến ám ảnh..
     
  8. Duyên An

    Bài viết:
    0
    Chương 6

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mấy tháng làm việc ở thành phố C, Thiên Vĩ nhận ra nhiều điều. Ba Vũ nói đúng, ngôi trường dạy mình tốt nhất chính là trường đời. Thảo nào ba lăn lộn trên thương trường bao nhiêu năm và chả gì làm khó được ba, người đàn ông ấy vẫn vững vàng bản lĩnh như thế. Thiên Vĩ vào đời với nhiệt huyết của tuổi trẻ và tâm huyết của một bác sĩ muốn cống hiến trọn vẹn cho đời, chỉ muốn cứu thật nhiều bệnh nhân. Nhưng có vẻ như kiến thức cuộc đời, mà đúng hơn là nhiều bài học anh còn lạ lẫm bởi chưa gặp từng gặp điều đó trên đất Anh. Tuy nhiên, những gì diễn ra trong tuần đầu tiên đủ để một người như Thiên Vĩ nắm bắt. Lựa chọn giữ vững tâm theo đuổi đam mê vẫn là điều mà Vĩ mang theo mỗi lần khoác lên mình chiếc áo Blouse trắng.

    Từ ngày về đây, người tận tình chỉ bảo nhất cho Vĩ là chính là bác sĩ Hoàng trưởng khoa. Đó thực sự là một bậc thầy khiến Thiên Vĩ kính phục. Sau gần nửa năm được anh Hoàng chỉ dẫn, luôn có mặt trong các ca mổ cùng anh, tay nghề của Thiên Vĩ thực sự có đất bộc lộ.

    Lần này, bác sĩ Hoàng được bầu vào Ban giám đốc Bệnh viện, trở thành một trong ba phó giám đốc nên ở Khoa Ngoại chấn thương, bác sĩ phó khoa thế chỗ anh Hoàng, thành ra thiếu chân phó khoa. Đây là một trong các khoa hội tụ nhiều bác sĩ giỏi, nhiều bàn tay vàng trong làng phẫu thuật nên việc đua nhau ngồi vào chiếc ghế phó khoa cũng là một cuộc cạnh tranh. Trong khi Hoài An là con của phó giám đốc bệnh viện luôn tự tin rằng mình hoàn toàn phù hợp ngồi vào chiếc ghế đó thì bác sĩ Hưng lại cho rằng anh ta có kinh nghiệm hơn nhiều so với một bác sĩ mới về khoa chưa được một năm như An. Dĩ nhiên, ai ngồi vào chiếc ghế ấy còn phụ thuộc vào số phiếu bầu và ý kiến của Ban giám đốc bệnh viện. Vì thế, An lại càng tự tin vào mình. Mặc dù thế, cơ hội vẫn không chỉ dành cho hai ứng cử viên nặng kí này.

    Ấy vậy mà, ngày công bố vị trí phó khoa ngoại chấn thương, cả hai nhân vật đó đều ngỡ ngàng đến chưng hửng vì cái chức vụ ấy lại thuộc về một con người được đánh giá là có năng lực và tràn đầy nhiệt huyết - Trịnh Thiên Vĩ. Trong khi bác sĩ Hưng xám mặt khó chịu thì Hoài An lại tỏ ra vui vẻ lại chúc mừng Vĩ. Vì sao ư? Bởi cô vẫn không từ bỏ ý định theo đuổi Thiên Vĩ nên việc anh ngồi vào chiếc ghế phó khoa chỉ khiến cho mục tiêu phấn đầu của An càng lớn mà thôi. Hoài An đã nhổ được cái gai trong mắt nên việc cô hay Vĩ ngồi vào chiếc ghế ấy có khác gì nhau đâu.

    Chính Thiên Vĩ cũng ngạc nhiên trước quyết định này của Ban giám đốc bệnh viện. Suốt ngày anh chỉ chúi mũi vào dao kéo và những nghiên cứu mới. Vậy nên kết quả này nằm ngoài sức tưởng tượng của Vĩ. Khi tràng pháo tay của mọi người vừa dứt, Vĩ đứng lên xin phép phát biểu:

    - Trước hết, tôi xin cảm ơn tấm lòng của mọi người cùng sự quan tâm của Ban giám đốc dành cho tôi. Tuy nhiên, bản thân tôi là bác sĩ trẻ và đang muốn tập trung vào chuyên môn, cho nên thực sự chức phó khoa này không phù hợp với tôi! Tôi nghĩ nên dành nó cho người xứng đáng hơn ạ!

    Lời anh vừa thốt ra đã nghe vài tiếng xì xào phía dưới:

    - Ơ, chê à? Người ta muốn còn không được..

    - Ừ, chắc muốn lên hẳn trưởng khoa quá.. đúng là ngựa non háu đá..

    Vĩ nghe hết tất thảy nhưng thực lòng không quan tâm. Bởi anh hiểu rõ trong cuộc sống ta cần lắng nghe nhưng không nhất thiết phải sống theo một ai hay vì những lời đàm tiếu mà ảnh hưởng tới mục đích sống. Bản thân anh có được ngày hôm nay là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, Vĩ không muốn mình là cái bóng của bất kì ai cả.

    Đang chờ đợi ý kiến từ bác sĩ Hoàng, người đại diện cho Ban giám đốc Bệnh viện có mặt ở đây thì Vĩ thấy anh Hoàng từ từ đứng dậy và đĩnh đạc nói:

    - Kết quả này không chỉ là ý kiến của toàn thể nhân viên mà còn là của Ban giám đốc Bệnh viện dành cho người xứng đáng. Một người vừa có tài vừa có tâm như bác sĩ Vĩ ngồi vào ghế phó khoa không có gì lạ.

    Rồi anh quay sang Vĩ:

    - Tôi nghĩ bác sĩ Vĩ nên xem đây là một nhiệm vụ được giao và là một cơ hội để nâng cao hơn nữa năng lực và y đức của mình.

    Cách nói của bác sĩ Hoàng vừa là lời động viên Thiên Vĩ vừa là lời răn đe những câu xì xào phía dưới. Lời anh nói khiến Vĩ hiểu hơn vai trò mình đang nắm giữ và vui vẻ bắt tay anh Hoàng.

    Từ ngày trở thành phó khoa ngoại chấn thương, Thiên Vĩ lại bận rộn hơn. Anh không có cả thời gian đến Biệt thự PC chứ chưa nói gì việc về thành phố B thăm gia đình. Ba Vũ mẹ Trinh thỉnh thoảng ghé thăm con trai và động viên anh. Thiên Vĩ lại vùi đầu vào những giờ phẫu thuật, cả những cuộc họp hành, hội thảo.. nhiều lúc anh thấy mình giống một cái máy làm việc. Vậy mà thẳm sâu trong trái tim con người tưởng không còn chút thời gian nào rảnh rỗi ấy vẫn cảm giác thiêu thiếu, trống trải như vắng đi một chút gì không nói nên lời..

    Trong khi anh chàng bác sĩ bận rộn với công việc thì Tú Vi đã kết thúc đợt thực tập sư phạm. Đúng lúc ngôi trường cô thực tập thiếu giáo viên nên Tú Vi mạnh dạn nạp hồ sơ vào đó. Dĩ nhiên với một bảng thành tích xuất sắc, lại là người đã gắn bó mấy tháng trời thực tập với nhà trường nên hồ sơ của cô nhanh chóng được chấp nhận mà không cần bố Phong phải lên tiếng. Thực ra, Tú Vi muốn tự lập nên không chọn về dạy ở thành phố C. Vả lại, tình yêu của cô và Bảo Nam cũng đã đến lúc cần đơm hoa kết trái nên cô chọn vùng quê của anh làm nơi lập nghiệp.

    Ngày Vi lên trường nhận công tác, Bảo Nam chở cô đi rồi kéo cô về nhà anh ăn trưa. Bảo Nam đã nói với cô rất nhiều về đám cưới, về tương lai nhưng chẳng hiểu sao trong lòng Tú Vi lại dấy lên những dự cảm khác lạ. Cô cảm thấy chưa thực sự sẵn sàng cho cuộc sống mới dù thật lòng yêu Bảo Nam..

    Sau bữa cơm mang vẻ trịnh trọng như một kiểu ra mắt, Bảo Nam hào hứng nói với bố mẹ:

    - Bố mẹ, con và Vi dự định năm nay làm đám cưới ạ!

    Tú Vi còn chưa kịp lên tiếng thì bố của Nam đã nói:

    - Hai đứa suy nghĩ kĩ chưa? Ngăn cản thì bố mẹ không có quyền, vả lại cả hai đều đã đủ chín chắn để suy nghĩ mọi việc thấu đáo rồi. Bố mẹ cũng không chê bai gì Vi cả. Tuy nhuên, Vi mới nhận công tác, đã biết cụ thể thế nào đâu. Thôi, yêu nhau cả năm giờ chờ đợi thêm ít tháng nữa cũng có sao đâu con. Cứ để con bé ổn định công việc, bố nghe nói giáo viên cũng phải qua thời gian thử thách mới chắc chắn được. Vi mới ra trường, nên có sự nghiệp chắc chắn đã. Nam tuy không phải người nhà nước nhưng kinh tế nó vững vàng rồi. Vi thấy bác nói đúng không con? Chỉ cần hai đứa yêu thương nhau thật lòng thì chờ đợi ít tháng chứ một vài năm có là gì đâu!

    Bảo Nam tiu nghỉu:

    - Bố nói vậy sao được ạ! Chúng con đã yêu nhau là xác định cưới nhau. Con nói thật, Vi muốn đi dạy nên con chiều theo chứ mình con cũng lo được cho cô ấy!

    Mẹ Bảo Nam nãy giờ im lặng liền lên tiếng:

    - Mẹ không thích người phụ nữ yên phận. Thời đại bây giờ ai cũng cần công việc để lo cho gia đình. Vả lại, mẹ nghĩ Vi cũng có cùng suy nghĩ như mẹ!

    Bảo Nam giọng chắc nịch:

    - Nếu bố mẹ vẫn khăng khăng như thế thì con sẽ có cách của mình ạ. Nhưng con nói trước, đời này con chỉ lấy Tú Vi làm vợ.

    Tú Vi hơi ngạc nhiên trước thái độ của Nam. Trước giờ trong mắt cô, anh luôn nhẹ nhàng, chưa khi nào thấy anh gay gắt như vậy. Cô dịu giọng:

    - Anh Nam, em nghĩ hai bác có lý ạ. Anh cứ để mọi việc tự nhiên đi ạ. Em cũng đã nói là cần xây dựng sự nghiệp ổn định rồi mới lấy chồng mà. Vả lại, anh biết tính em không thích dựa dẫm. Dù anh có làm ra bao nhiêu tiền thì em vẫn theo đuổi trọn vẹn ước mơ của mình mà anh!

    Bảo Nam quay sang cô:

    - Tú Vi, chả phải em cũng yêu anh và muốn bàn đến chuyện cưới xin rồi sao? Tự nhiên em lại xoay chiều bàn lùi vậy?

    Tú Vi lắc đầu:

    - Anh Nam, anh hiểu sai ý em rồi. Em yêu nhưng chỉ muốn lấy chồng khi tự lo được cho bản thân. Em nhắc tới chuyện cưới nghĩa là em một lòng với anh chứ không phải cưới bây giờ. Tính em không muốn dựa vào ai cả. Đến Tập đoàn Á Đông của ông nội hay cơ ngơi của bố mẹ, em cũng còn chưa nghĩ tới nữa mà. Em muốn tự lập đi trên con đường của mình như bố mẹ em từng như thế. Vì vậy, em mong anh tôn trọng quyết định của em!

    Nghe giọng khảng khái của Tú Vi, mẹ Bảo Nam tỏ rõ sự ngạc nhiên nhưng chỉ mấy giây sau, bà quay lại vẻ ngọt nhạt ban đầu:

    - Đấy, con thấy chưa, Tú Vi nó suy nghĩ thấu đáo đấy. Các con cứ xây dựng kinh tế, khi Vi có chỗ đứng vững vàng, lúc đó cưới cũng có muộn đâu con.

    Chiều hôm đó, Nam chở Vi trở về phòng trọ. Anh thắc mắc:

    - Vi, có phải em có ý định gì khác không? Sao tự nhiên lại như thế?

    Tú Vi lắc đầu:

    - Dạ không. Em chỉ muốn có thời gian trau dồi nghề nghiệp thôi. Em mới về trường, dù đã quen với trường lớp trong thời kì thực tập nhưng chưa khẳng định được bản thân!

    Nam nhăn mặt:

    - Em làm thế chi cho cực hả Vi? Anh nói rồi, em không phải lo gì cả. Suốt ngày giáo án, bài vở em không mệt sao?

    Tú Vi nghiêm túc:

    - Nam, đến bố mẹ anh cũng muốn có một cô con dâu sự nghiệp vững vàng, sao em lại không chứ? Em không muốn về nhà anh trong tình cảnh mẹ chồng chưa hoàn toàn thoải mái với con dâu. Ngày vui của chúng mình sẽ đến khi tất cả mọi thứ đã sẵn sàng, anh hiểu không Nam? Em vẫn đi lại với gia đình anh bình thường và anh cũng vậy. Những dịp có cưới hỏi hay giỗ chạp, em vẫn luôn có mặt mà, chỉ là chưa chính thức về chung một nhà thôi. Anh đừng nặng nề như thế được không?

    Sau mấy giây trầm tư suy nghĩ, Bảo Nam thở hắt ra một tiếng. Anh nói ra một câu như đã kìm nén lâu lắm trong lòng:

    - Vi, anh nói thẳng nhé. Anh thấy từ ngày anh Vĩ về Việt Nam, em khác lắm. Có phải mọi thứ anh ta đều tốt hơn anh nên em tiếc đúng không?
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...