Đã bao giờ bạn cảm thấy đầu óc trống rỗng, không thể suy nghĩ được gì. Đến nơi làm việc với một tâm thái đợi đến giờ tan ca chứ không phải hết mình vì công việc. Lúc nào cũng trong tâm trạng mệt mỏi, chán nản và cảm thấy năng lượng như bị rút cạn. Có thể bạn đã mắc phải hội chứng Burnout. Hội chứng Burnout là gì? Burnout còn được biến đến với cái tên "Hội chứng cháy sạch", là một thuật ngữ được đưa ra bởi nhà tâm lý học Herbert Freudenberg (Mỹ) đầu tiên năm 1974 để mô tả về tình trạng kiệt sức trong công việc với những triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa và những rối loạn hành vi khác. Burnout chỉ được dùng trong vấn đề công việc, nghề nghiệp chứ không dùng trong những lĩnh vực khác của cuộc sống. Burnout được WHO đưa vào bảng Phân loại quốc tế về bệnh tật 11 (ICD-11) như một hiện tượng mang tính nghề nghiệp chứ không phải một tình trạng bệnh lí. Tuy nhiên, vẫn nên tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lí khi cần thiết vì đây là một vẫn đề ảnh hưởng đên sức khỏe tinh thần hoặc thậm chí là sức khỏe thể chất. Theo ICD, Burnout là một hội chứng được khái nhiệm hóa do căng thẳng mãn tính không được kiểm soát tốt tại nơi làm việc. Đặc trưng của Burnout được thể hiện ở 3 khía cạnh: + Cạn kiệt cảm xúc. + Gia tăng khoảng cách với mọi người tại nơi làm việc hoặc cảm giác tiêu cực, hoài nghi liên quan đến công việc. + Giảm hiệu quả công việc. Các giai đoạn của hội chứng Burnout: Hội chứng Burnout vẫn sẽ tiến triển theo từng giai đoạn với mức độ tăng dần, nhưng chúng ta thường ít quan tâm đến những tiệu chứng đó và cho rằng đó chỉ là trạng thái mệt mỏi của cơ thể khi làm việc quá nhiều. Hội chứng burnout được chia thành 12 giai đoạn như sau: 1. Tham vọng nhiều: Đây chính là biểu hiện đầu tiên, khi đó bản thân muốn nâng cao hiệu quả công việc càng nhiều càng tốt. 2. Làm việc nhiều hơn: Tiếp nối giai đoạn 1 là khi bản thân chúng ta tự đặt cho mình mục tiêu và bắt đầu dành nhiều thời gian, sức lực để hoàn thành mục tiêu như kì vọng của bản thân. 3. Thờ ơ với bản thân: Những lúc thế này thì thành tích trong công việc là trên hết nên thường không quan tâm đến sức khỏe và những nhu cầu cần thiết của bản thân, thường xuyên bỏ bữa, ngủ không đủ giấc và rời bỏ những thú vui giải trí trước đây.. 4. Xuất hiện mâu thuẫn trong tâm lý: Lúc này bạn sẽ cam thấy lô âu, mệt mỏi và tự hỏi "Liệu mình có cần công việc này hay không", và rồi bạn vẫn tiếp tục cố gắng với công việc hiện tại. 5. Quên mất nhưng giá trị của cuộc sống: Đân trở nên xa cách với những mối quan hệ người thân, bạn bè chỉ để tập trung vào cộng việc. 6. Tìm cách đổ lỗi: Khi những áp lực không được giải tỏa, bạn thường cho rằng những vấn đề của bản thân là do những yếu tố khác tác động như đồng nghiệp, áp lực công việc hay thậm chí là do ông sếp đầu nhiều tóc ở công ty. 7. Có xu hướng tách biệt với xã hội: Bản thân dần rơi vào một góc không bóng người, tự cách ly với những mối quan hệ xã hội 8. Thay đổi tính cách, cách cư xử: Đây là lúc những người xung quanh dễ nhận thấy hơn khi họ nóng nảy hơn, hay cáu kỉnh, thờ ơ, thiếu tinh tế, lối sống cũng có thể thay đổi và thậm chí là thay đổi cả phong cách sống 9. Cảm thấy vô nghĩa: Người mắc hội chứng này có thể cảm thấy không còn gì quan trọng nữa, thậm chí còn cảm thấy cuộc sống thật vô nghĩa, tẻ nhạt. 10. Cảm thấy trống rỗng: Lúc này họ cho rằng mình thật yếu kém và cảm thấy mệt mỏi. Hoài nghi về những mục đích của bản thân, không biết tại sao mình phải cố gắng và lúc này họ thường tìm đến những hoạt động thái quá như ăn nhiều quá mức, mua sắm vô độ hoặc chơi thể thao đến kiệt sức. 11. Buồn phiền, thất vọng và kiệt sức: Lúc này kết quả công việc sẽ không được như mong muốn và thường sẽ rơi vào vực sâu tuyệt vọng khi những nhiệt huyết ban đầu không còn. Đây cũng là giai đoạn người bệnh dễ trầm cảm nhất. 12. Giai đoạn "Cháy sạch" : Chính là giai đoạn cuối cùng, Lúc này sức khỏe tinh thần đã kiệt quệ và bắt đầu xuất hiện những biểu hiện xấu về sức khỏe tâm thần và thể chất. Nên làm gì khi gặp phải hội chứng Burnout: Hội chứng Burnout sẽ không tự biến mất và sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống chúng ta nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời. Điều quan trong cần phải chú ý là điều trị trên tinh thần tự nguyện, thoải mái chứ không phải rằng buộc một cách cứng nhắc để rồi vô tình tạo ra thêm một áp lực khác khiến tình trạng nặng thêm. - Điều chỉnh công việc hợp lý: Đây là điều đầu tiên cần phải làm và cần làm xuyên suốt trong quá trình điều trị. Muốn trị tận gốc thì cũng phải bứng luôn cái rễ này luôn đã. - Tạm thời rời khỏi guồng quay của công việc: Bạn hãy thử tạm gác công việc qua một bên trong vài ngày, ngủ một giấc thật sâu mà không công việc thường ngày luồn lách vào từng giấc mơ, block số điện thoại sếp.. í lộn, xin nghỉ phép và tắt thông báo liên quan đến công việc hoặc nếu như môi trường làm việc thật sự quá tiêu cực thì nên cân nhắc sa thải sếp hay nói dễ hiểu hơn là nộp đơn xin nghỉ. Chắc cũng đã lâu rồi bạn không đi chơi, thì hãy thử rủ rê bạn bè lên cái kèo nào chắc một xíu kẻo bể nữa chừng, lên một cái lịch chơi thể thao, hay chỉ đơn giản là ngồi tâm sự cùng bạn bè hoặc người thân. - Nghỉ ngơi hợp lý: Ngày ăn 3 bữa, hay 4, 5 bữa gì đấy tùy bạn, nói chung là ăn uống khoa học một tí. Ngủ đủ 7 hoặc 8 tiếng 1 ngày, tạo một thói quen tập luyện thể dục thể thao, hoặc ngồi thiền, yoga, nhảy.. hay một bộ môn nào đó bạn cảm thấy hứng thú. Quay trở lại với những đam mê, sở thích của bản thân và đặc biệt là bớt ôm đồm tất cả công việc. Nói gì thì nói, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Xin chúc mừng nếu bạn vẫn chưa mắc hội chứng Burnout, và để phòng tránh thì điều cần làm là duy trì một lối sống lành mạnh, sắp xếp công việc và những sinh hoạt thường ngày theo thứ tự ưu tiên, từ chối lời nhờ vả khi cảm thấy cần thiết, làm những gì mình thích và luôn nhớ không có gì là hoàn hảo nên đừng có cầu toàn quá. Mặc dù đây chỉ là một hội chứng tâm lý chứ không phải một bệnh, nhưng nếu tình trạng nặng có thể dẫn đến những bệnh nghiêm trọng như trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc suy nhược về thể chất.