Buồn thì làm gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi thuyqunh05, 14 Tháng tư 2020.

  1. thuyqunh05

    Bài viết:
    30
    Làm sao để hết buồn bã?

    "Khi ai đó ngã lòng, tôi luôn có mặt để giúp đỡ và ủi an. Nhưng rồi ít ai biết rằng khi trở về nhà thì tôi vào phòng và khóc". -⁠Kellie.

    "Khi buồn, tôi tự cô lập mình. Nếu được mời đi đâu đó, tôi kiếm cớ từ chối. Tôi giỏi che giấu cảm xúc, không cho gia đình biết mình đang buồn. Họ nghĩ là tôi ổn". -⁠Rick.

    Có bao giờ bạn cảm thấy như Kellie và Rick chưa? Nếu có thì đừng vội cho rằng bạn có gì bất thường. Sự thật là trước sau gì một người cũng sẽ có lúc thấy buồn. Ngay cả những người nam và nữ trung thành trong Kinh Thánh cũng từng cảm thấy như thế. -⁠

    Có lúc bạn hiểu vì sao mình buồn; nhưng cũng có khi thì không. Anna, 19 tuổi, nói: "Không nhất thiết đợi đến khi gặp bi kịch một người mới thấy buồn. Bất cứ lúc nào một người cũng có thể buồn dù đời sống không gặp vấn đề gì. Dù lạ lùng nhưng đó là sự thật!".

    Dù lý do là gì đi nữa-⁠thậm chí chẳng có lý do⁠-bạn có thể làm gì khi nỗi buồn không chịu buông tha? Hãy thử những cách sau:


    1. Nói ra . Trong tình trạng rối bời, Gióp nói: "Tôi sẽ nói vì cơn cay-đắng của lòng tôi". -⁠

      Kellie: Tâm sự với người khác làm em thấy thật nhẹ nhõm. Cuối cùng cũng có người hiểu được nỗi khổ sở của em. Em như được ném cho sợi dây và kéo ra khỏi hố -⁠thế là thoát chết!

    2. Viết ra . Khi đám mây buồn u ám bao phủ cái nhìn của bạn về cuộc đời, bạn chắc sẽ muốn giãi bày tâm tư ra giấy. Trong các bài thi-thiên được Đức Chúa Trời hướng dẫn, Đa-vít nhiều lần thổ lộ nỗi buồn sâu kín của mình. Viết ra những cảm xúc đó có thể giúp bạn "giữ lấy sự khôn ngoan và suy xét".

      Heather: Trải lòng qua trang giấy giúp tôi ổn định lại tâm trí đang rối bời vì buồn chán. Khi bạn viết ra cảm xúc của mình rồi sắp xếp chúng lại, nỗi buồn sẽ nguôi ngoai.
    3. Cầu nguyện . Kinh Thánh nói là nếu bạn cầu nguyện về điều mình bận tâm thì "sự bình an của Đức Chúa Trời, là điều không ai hiểu thấu, sẽ bảo vệ lòng và trí của bạn.

      Esther: Tôi đã cố tìm hiểu xem tại sao tôi thấy buồn, nhưng chẳng ích gì. Tôi đã cầu xin Đức Giê-hô-va giúp tôi tìm được niềm vui. Tôi chán cái cảnh cứ buồn vô cớ. Cuối cùng tôi cũng thoát ra được. Đừng bao giờ xem nhẹ quyền lực của lời cầu nguyện!

      [​IMG]

      Với nỗ lực và sự giúp đỡ, bạn có thể thoát khỏi hố sâu u buồn

    Bên cạnh những gợi ý trên, bạn còn có nguồn giúp đỡ vô giá là Lời Đức Chúa Trời, tức Kinh Thánh. Hãy lấp đầy tâm trí bằng những suy nghĩ mang tính xây dựng góp nhặt từ các lời tường thuật trong Kinh Thánh. Điều đó có thể tác động tích cực đến cảm xúc của bạn. -⁠Thi-thiên 1: 1-3 .

    Khi nỗi buồn không vơi đi

    Ryan tâm sự:" Có những buổi sáng tôi chỉ muốn nằm luôn trên giường để không phải thức dậy và đối diện với một ngày vô nghĩa nào thêm nữa ". Ryan bị trầm cảm, và anh không phải là người duy nhất. Các cuộc nghiên cứu cho thấy cứ 4 người trẻ thì có một người mắc phải một số loại trầm cảm nặng hoặc nhẹ trước khi đến tuổi trưởng thành.

    Làm sao bạn có thể biết là mình có bị trầm cảm hay không? Một số triệu chứng bao gồm biến đổi rõ rệt về cảm xúc và hành vi, không muốn giao tiếp, suy giảm hứng thú trong hầu hết mọi hoạt động, thay đổi đáng kể trong thói quen ăn uống cũng như ngủ nghỉ, và có cảm xúc mãnh liệt rằng mình vô dụng hoặc tội lỗi mà không có lý do xác đáng.

    Dĩ nhiên, hầu hết mọi người đều có lúc mắc phải một hoặc nhiều triệu chứng nêu trên. Nhưng nếu các triệu chứng kéo dài hơn hai tuần thì sao không bàn với cha mẹ về việc đi khám? Bác sĩ có thể giúp xác định xem nỗi buồn của bạn có phải là triệu chứng bệnh lý hay không.

    Nếu bị trầm cảm thì cũng không có gì đáng xấu hổ. Nhờ được điều trị, nhiều người đã bắt đầu cảm thấy tốt hơn-có lẽ cảm thấy tốt hơn bao giờ hết. Dù bạn buồn vì trầm cảm hay không, hãy nhớ lời an ủi sau nơi:" Đức Giê-hô-va ở gần những người có lòng đau-thương, và cứu kẻ nào có tâm-hồn thống-hối".
     
    nguyenthihuong05Vuongcongdat thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...