Bối cảnh tác động đến quyết định đề ra đường lối đổi mới tại Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Phi Bạch, 4 Tháng chín 2024.

  1. Phi Bạch

    Bài viết:
    13
    [​IMG]

    Bối cảnh thế giới

    Đầu thập niên 70 - 80 của thế kỷ XX, trước những sự kiện, những nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội diễn ra với nhịp độ dồn dập, tính chất phức tạp và với một quy mô to lớn chưa từng thấy, tất cả đang đặt ra yêu cầu bức thiết cho nhiều quốc gia, trong đó có các nước xã hội chủ nghĩa phải có cách nhìn mới về con đường và cách thức phát triển của mình, cần phải có sự phát triển, bổ sung lý luận cho phù hợp mà trước tiên phải có cách nhìn mới, nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội. Đây chính là cơ sở khách quan của đường lối đổi mới, cải cách mà nhiều nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã và đang tiến hành.

    Thứ nhất, một trong những đặc điểm lớn nhất của thời đại là sự phát triển mạnh của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ được tiến hành từ giữa thế kỉ XX không những tạo ra được những lực lượng sản xuất to lớn và mới về chất, mà còn góp phần thúc đẩy nhiều quá trình hiện đại của xã hội loài người như: Cấu trúc lại các nền kinh tế, thay đổi, chuyển hướng các kết cấu hạ tầng của sản xuất, tăng cường xu thế toàn cầu hóa trên nhiều lĩnh vực quan trọng của các quốc gia, từ đó ảnh hưởng to lớn đến các thiết chế xã hội, đến văn hóa, lối sống của các dân tộc.. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật vừa tạo ra những thời cơ hiếm có, tuy nhiên nó cũng đồng thời đặt ra những thách thức gay go cho các quốc gia, đặc biệt là những nước chậm phát triển. Thực tế đã chứng minh, khoảng 3 thập niên cuối cùng của thế kỷ XX chính nhờ việc sử dụng có hiệu quả thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật mà những quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore.. đã có được những bước phát triển ngoạn mục, bên cạnh đó, những nước kém phát triển như Việt Nam lúc đó, nếu tận dụng lợi thế của những nước đi sau, có chính sách phù hợp thì cuộc cách mạng khoa học công nghệ sẽ là cứu cánh cho dân tộc thoát ra được khỏi tình trạng khủng hoảng, xóa bỏ được nghèo nàn, lạc hậu, xóa bỏ được những tụt hậu từ thế giới phát triển.

    Thứ hai, xu thế đối thoại thay xu thế đối đầu xuất hiện trên thế giới. Vào những thập niên 70 của thế kỷ XX, trên thế giới đã xuất hiện thêm hai trung tâm kinh tế là Nhật Bản và Tây Âu (trước đó là Mỹ), thế giới phải nhìn nhận lại về sự phát triển quốc gia thay vì chỉ thể hiện sức mạnh của mình trong cuộc chạy đua vũ trang thì sức mạnh của một quốc gia phải thể hiện trên sự phát triển hùng mạnh về kinh tế, từ đó dẫn đến xu thế các nước lớn chuyển từ đối đầu chiến tranh sang đối thoại hòa bình.
    Đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề toàn cầu và việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung của toàn nhân loại, ở các quốc gia với những chế độ chính trị khác nhau. Đó là vấn đề liên quan đến bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh hạt nhân hủy diệt, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường, phòng chống bệnh hiểm nghèo, vấn đề bùng nổ dân số, sự nghèo đói.. Đứng trước tình hình đó, mỗi quốc gia, dân tộc trong việc lựa chọn con đường phát triển của mình không thể không quan tâm đến những vấn đề chung → Đây là xu hướng tích cực tạo ra sự yên ổn về mặt chính trị để tập trung phát triển kinh tế và có lợi cho tất cả các quốc gia.

    Thứ ba, công cuộc cải tổ diễn ra ở các nước xã hội chủ nghĩa. Do sự trì trệ mất ổn định trong nền kinh tế xã hội, các quốc gia xã hội chủ nghĩa đã phải nhận thức lại con đường đi lên chủ nghĩa xã hội cho phù hợp hơn, khắc phục sai lầm và hạn chế đã mắc phải. Những năm 80 của thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội khủng hoảng toàn diện và sâu sắc, năng suất lao động giảm sút, chỉ bằng một phần tư so với các nước tư bản như Mỹ, Nhật Bản. Các nước chủ nghĩa đế quốc đã lợi dụng những sai lầm, hạn chế của chủ nghĩa xã hội nhằm công kích, nhằm mục đích phủ nhận chủ nghĩa xã hội hiện thực và hệ tư tưởng Mac - Lenin. Đứng trước sự thử thách, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã tìm cách thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng bằng nhiều cách khác nhau. Trước hết, phải kể đến công cuộc "cải cách, mở cửa" với những thành tựu rõ rệt của Trung Quốc (bắt đầu từ năm 1978) diễn ra với quy mô lớn trên tất cả các lĩnh vực. Tiếp theo là cuộc "cải tổ" ở Liên Xô - một cường quốc xã hội chủ nghĩa đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới (tiến hành từ năm 1985). Ngoài ra, ở Đông Nam Á, như Singapore cũng đã thành công → đưa ra gợi ích quan trọng về cách thức và giải pháp phát triển đối với những nước xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp có kiểu văn hóa phương Đông giống Việt Nam. Động lực phát triển của lúc này là phát huy nội lực, huy động mọi tiềm năng của đất nước, thực hiện cơ chế thị trường mở cửa, hướng và xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài.

    Kết luận: Chính từ sự biến đổi về tình hình thế giới đòi hỏi Việt Nam phải suy nghĩ có cách nhìn nhận đúng đắn, khách quan trên cả phương diện lý luận và thực tiễn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước. Quyết định đề ra đường lối đổi mới đất nước đã được ra đời trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động như vậy.


    Bối cảnh Việt Nam

    Thứ nhất, tính đến năm 1986, nước ta đã duy trì lâu cơ chế quản lý kinh tế cũ với nhiều hạn chế, sai lầm và khuyết điểm. Trong thời kỳ có chiến tranh, cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp đã giúp chúng ta tập trung sức mạnh để thực hiện mục tiêu cao nhất của cả dân tộc là giải phóng miền nam thống nhất tổ quốc. Nhưng khi đất nước được hòa bình, thống nhất thì cơ chế này dần bộc lộ những khuyết tật, đó là cơ chế này đã thủ tiêu sự cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển của các đơn vị sản xuất kinh doanh, làm cho nhiều năng lực của xã hội không được phát huy, các vấn đề mấu chốt của đời sống nhân dân không được giải quyết. Vì thế đất nước không tạo ra được sự thay đổi, không tạo được sự bứt phá. Nhân dân kém nhiệt tình lao động và mất đi những động lực sáng tạo.

    Thứ hai, Với tất cả những hạn chế của cơ chế quản lý cũ đã không tạo ra động lực để phát triển đất nước, thậm chí gây ra hậu quả nghiêm trọng, đó là đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, xã hội. Tăng trưởng kinh tế thấp, có năm còn bị tăng trưởng âm. Bình quân thời kỳ 1977 - 1980, GDP chỉ tăng 0.4%/1 năm, lạm phát kéo dài từ những năm 70 - đầu những năm 80. Năm 1985, siêu lạm phát xuất hiện lên tới 774, 7%. Cán cân thanh toán bị mất cân đối nghiêm trọng và không có tích lũy trong nước, không đủ hàng tiêu dùng, tức là toàn bộ quá trình tích lũy và một phần quỹ tiêu dùng phải dựa vào viện trợ và vay nợ nước ngoài → kéo theo hiện tượng thất nghiệp.

    Thứ ba, Việt Nam bị Mỹ bao vây, cấm vận từ năm 1975, sự cấm vận gay gắt của Mỹ đã làm Việt nam phải đối diện với nhiều khó khăn, sự giúp đỡ của khối xã hội chủ nghĩa cũng giảm rất nhanh sau năm 1975. Sự việc càng nan giải và khó khăn khi chúng ta lại phạm sai lầm trong kinh tế. Yêu cầu đặt ra với Việt Nam là tìm ra hướng đi trong đường lối đối ngoại để thoát ra khỏi thế bị bao vây cấm vận. Đồng thời, trong nước đã diễn ra các bước đột phá trong lĩnh vực kinh tế.

    Vì những bối cảnh thế giới và Việt Nam ở trên, yêu cầu cấp thiết của Đảng và nhà nước là đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước tại Đại hội đại biểu VI tháng 12 năm 1986.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng chín 2024
  2. Đăng ký Binance
  3. Ngọc Nguyễnn

    Bài viết:
    7
    Hình như còn bối cảnh việt nam nữa thì phải
     
  4. Phi Bạch

    Bài viết:
    13
    đúng rồi ý, còn bối cảnh Việt Nam ấy, nhưng mình chưa sưu tầm được thông tin nên chưa đăng ấy
     
  5. Ngọc Nguyễnn

    Bài viết:
    7
    Vậy mình đợi bạn đăng bài nhé
     
  6. Phi Bạch

    Bài viết:
    13
    tớ cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của tớ
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...