Bối cảnh của sự sụp đổ hệ thống chủ nghĩa xã hội

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Sưu Tầm, 25 Tháng một 2019.

  1. Sưu Tầm The Very Important Personal

    Bài viết:
    665
    Sự nổi lên của chế độ cộng sản

    Ý tưởng của Chủ nghĩa xã hội đã đạt được giữa các tầng lớp công nhân của thế giới từ thế kỷ 19, lên đến đỉnh điểm trong thế kỷ 20 khi một số quốc gia hình thành Đảng Cộng sản của riêng họ. Thông thường, chủ nghĩa xã hội không được ưa chuộng bởi tầng lớp cầm quyền cuối thế kỷ 19/đầu thế kỉ 20; do vậy, ý thức hệ cộng sản bị đàn áp và điều này đã được thực hành ngay cả ở các nước thực hiện chế độ đa đảng.

    Cuộc cách mạng Bolshevik năm 1917 đã chứng kiến sự lật đổ một nhà nước dân tộc Nga trước đó cùng với chế độ quân chủ của nó. Những người Bolshevik bao gồm các dân tộc của Nga đã lập ra Liên Xô trong suốt giai đoạn sau đó.

    Trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, Cộng sản đã trỗi dậy tại nhiều nơi trên thế giới (ví dụ như ở Vương quốc Nam Tư thì nó đã phát triển phổ biến tại các đô thị trong suốt những năm 1920). Điều này dẫn đến một loạt các cuộc thanh trừng ở nhiều nước để dập tắt phong trào.

    Sau thế chiến II, một loạt các quốc gia cộng sản đã ra đời ở châu Á và Đông Âu, tiêu biểu là CHND Trung Hoa. Các Đảng Cộng sản được thành lập ngày càng nhiều ở khắp nơi trên thế giới.

    Khi cộng sản đã vào một giai đoạn phát triển phổ biến trên khắp Đông Âu, hình ảnh của họ cũng đã bắt đầu mờ nhạt đi. Khi các nhà hoạt động xã hội tăng cường các chiến dịch của họ để chống lại chế độ áp bức của họ, họ đã dùng đến bạo lực (bao gồm cả vụ đánh bom và giết người) để đạt được mục tiêu của họ: Điều này dẫn phần lớn dân chúng trước đây ủng hộ Cộng sản đã mất sự quan tâm đến ý thức hệ này. Một sự hiện diện của Cộng sản vẫn được duy trì nhưng mất đi vai trò trước kia của nó.

    [​IMG]

    Hội nghị bàn tròn đánh dấu sự sụp đổ của hệ thống XHCN Đông Âu

    Áp lực từ phương Tây

    Sau thế chiến thứ II, mặc dù là nước thắng trận nhưng Liên bang Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô) bị thiệt hại nặng nề về người và của, đặc biệt là vấp phải sự chống phá của các thế lực thù địch nói chung và các nước tư bản nói riêng. Các nước tư bản đứng đầu là Mỹ, thực hiện chiến lược "toàn cầu chống XHCN" bằng những hành động cô lập kinh tế-chính trị, cũng từ đây thế giới bước vào thời kì "chiến tranh lạnh. Mỹ đưa ra lệnh" cấm vận "đối với Liên Xô, khiến tình hình nước này đã khó khăn nay càng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, Mỹ thành lập" Khối Bắc Đại Tây Dương "(gọi tắt là NATO) để bao vây chính trị, tạo thế lực đồng minh chống XHCN. Để thoát khỏi áp lực nặng nề đó, Liên Bang Xô Viết đã thành lập" Khối quân Warszawa ", tạo đối trọng với NATO và thành lập" Hội đông tương trợ kinh tế"nhằm giải quyết tình trạng cô lập kinh tế của các nước phương Tây và Mỹ.
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng năm 2019
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...