Bọ ngựa bắt ve, chim sẻ rình sau nghĩa là gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi chenzi, 29 Tháng năm 2021.

  1. chenzi cam

    Bài viết:
    201
    "Bọ ngựa rình bắt ve sầu,

    Biết đâu chim sẻ rình sau bắt mình.

    Mải tìm danh lợi, gái xinh,

    Biết đâu cái họa đang rình bắt ta."​

    Dưới cái nắng gay gắt của mùa hè, con ve sầu nằm thả mình trên cành cây hóng gió, chúng vừa hút nhựa cây, vừa vui vẻ ca hát. Phía sau, một con bọ ngựa vung sẵn "kiếm" lặng lẽ tiếp nhận, nhưng ve sầu lại chẳng hề hay biết. Bọ ngựa nhanh chóng bắt lấy ve sầu, nhưng khi nó thăng ngon lành thưởng thức "bữa ăn", chim sẻ từ trong bụi cây đột nhiên bay tới, tóm gọn bọ ngựa.

    Đây chính là câu chuyện: Bọ ngựa bắt ve, chim sẻ rình sau? Không, câu chuyện này bao hàm cả ý nghĩa nhân văn và kiến thức sinh thái học rất thú vị, thuyết phục.

    [​IMG]

    "Bọ ngựa bắt ve, chim sẻ rình sau" mang ý nghĩa nhân văn cao cả


    "Bọ ngựa bắt ve, chim sẻ rình sau" là câu chuyện ngụ ngôn thú vị kể vềvị vua Ngô Vương thời Xuân Thu chiến quốc, ông là vị vua vô cùng ngang ngược, các vị đại thần trong triều khó mà thuyết phục được ông.

    Một lần, Ngô Vương chuẩn bị tấn công nước Sở, nói rằng nếu ai can gián thì sẽ giết chết người đó. Các vị đại thần biết được tin này đều rất lo lắng, bởi nếu nước Ngô đem quân đi đánh giặc nước khác thì chính nước Ngô có thể bị một nước khác mạnh hơn tấn công. Thế nhưng, không vị đại thần nào dám can ngăn Ngô Vương.

    Trong số các vị đại thần, có một người tính tình chính trực. Trở về nhà, ông vẫn lo lắng không yên về chuyện này, nhưng không biết phải can ngăn vua như thế nào. Ông sốt ruột đi đi lại lại trong hoa viên. Bỗng nhiên, ông nhìn thấy một con bọ ngựa đang rình bắt một con ve sầu, đằng sau bọ ngựa có một con chim sẻ đang nhìn chằm chằm vào nó. Nhìn cảnh ấy, ông liền nghĩ ra một cách để khuyên can vua.

    Sáng sớm hôm sau, vị đại thần đến ngự hoa viên. Khi Ngô Vương đi tới, ông giả vờ không trông thấy, trong tay cầm một cái súng bắn chim, nhìn chăm chú vào một cái cây. Ngô Vương rất tức giận, hỏi:

    – Mới sáng ra khanh đã đến đây làm gì? Tại sao nhìn thấy bản vương mà không quỳ?

    Vị đại thần làm ra vẻ vừa nhìn thấy nhà vua, vội vàng nói:

    – Vừa rồi thần mải nhìn con ve sầu và bọ ngựa trên cây nên không biết bệ hạ đến. Xin bệ hạ thứ tội.

    Ngô Vương tha tội vô lễ cho ông ta, tò mò hỏi:

    – Con ve sầu và bọ ngựa trên cái cây này có gì đáng để xem vậy.

    Vị đại thần đáp:

    – Thần nhìn thấy một con ve sầu đang uống sương, không đề phòng một con bọ ngựa đang cong mình chuẩn bị tấn công nó. Nhưng con bọ ngựa không ngờ rằng có một chú chim sẻ cũng đang rình bắt mình, còn con chim sẻ lại không biết rằng trong tay thần đang cầm súng bắn chim định bắn nó.

    Ngô Vương nghe xong, ngẫm nghĩ rồi cười:

    – Ta đã hiểu ý của khanh rồi.

    Cuối cùng, Ngô Vương quyết định không tấn công nước Sở nữa.

    Câu truyện để lại ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho mỗi con người chúng ta rằng: Khi quyết định làm bắt cứ việc gì phải suy xét chu đáo, đừng vì lợi ích mà lu mờ cái họa đang rình rập đằng sau. Như trong kinh doanh và đầu tư, nhiều người thấy lợi ích trước mắt mà rót một số vốn khổng lồ, thậm chí bán cả gia tài, kêu gọi người thân, bạn bè đầu tư. Đến một ngày nhà đầu tư, nhân viên bỏ trốn, lúc đấy họ trách ai? Trách chính bản thân không suy xét hậu quả mà chỉ nghĩ đến lợi ích thì không kịp nữa. Đời không có 2 chữ "giá như" đâu các bạn.

    "Bọ ngựa bắt ve, chim sẻ rình sau" hàm chứa kiến thức sinh thái học rất thú vị


    Ve sầu hút nhựa cây để sống, bọ ngựa lại bắt ve sầu để lấp đầy dạ dày, chim sẻ lại ăn bọ ngựa. Cây, ve sầu, bọ ngựa và chim sẻ, giữa chúng tồn tại mối quan hệ dinh dưỡng giữa bị ăn và ăn.

    Quan hệ sinh tồn phụ thuộc lẫn nhau giữa các sinh vật này được gọi là chuỗi thức ăn. Trong chuỗi thức ăn gồm cây, ve, chim, bọ ngựa, mỗi loài động vật có nguồn thức ăn riêng. Vậy thì, với vai trò là khởi đầu của chuỗi thức ăn này – cây "ăn" cái gì?

    Cây muốn phát triển cần "ăn" rất nhiều, ví dụ như "uống" nước, "hút" không khí, để hấp thụ các chất dinh dưỡng mà cây không tự tổng hợp được nhờ ánh sáng mặt trời. Vạn vật phát triển đều nhờ ánh sáng, cây "ăn" ánh sáng thực chất là sử dụng năng lượng mặt trời. Tất cả các sinh vật trên trái đất, chỉ có thực vật mới trực tiếp "ăn" năng lượng ánh sáng và lưu giữ, đó là tác dụng quang hợp. Cây phát triển lá, thân, rễ chính là để tích trử năng lượng từ Mặt Trời. Tất cả các thực vật có thể tiến hành quang hợp được gọi là "sinh vật sản xuất".

    Còn tất cả các động vật không trực tiếp sử dụng năng lượng mặt trời như ve sầu, bọ ngựa, chim sẻ hay chính con người được gọi là "sinh vật tiêu thụ". Cho dù là "sinh vật tiêu thụ" nào, thức ăn của chúng đều có nguồn gốc từ "sinh vật sản xuất'.

    Kho chúng ta đề cập đến chuỗi thức ăn này, ve sầu bị bọ ngựa ăn thịt, bọ ngựa bị chim sẻ ăn thịt, vậy con vật nào sẽ ăn chim sẻ? Chim sẻ có thể bị rắn ăn thịt, còn chim ưng lại bắt rắn ăn thịt. Chi ưng là loài rất hung dữ, liệu con nào sẽ tóm gọn chim ưng? Chẳng có động vật nào trừ chính con người săn bắn. Khi chim ưng" tự "chết, nó sẽ bị những vi sinh vật nhỏ bé như vi khuẩn, nấm" ăn ". Những vi sinh vật này được gọi là" sinh vật phân huỷ". Chúng giống như nhân viên của giới tự nhiên, sẽ phân huỷ xác thực vật, xác động vật, thành các chất dinh dưỡng hữu cơ, để thực vật để hấp thụ lại.

    [​IMG]

    Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân huỷ giữ vai trò riêng trong môi trường, trong một hệ sinh thái phải có ba loại sinh vật này mới bền vững.
     
    Last edited by a moderator: 30 Tháng năm 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...