Tâm sự Bố mẹ làm vậy thực sự tốt?

Thảo luận trong 'Góc Chia Sẻ' bắt đầu bởi Cố Vô Tình, 18 Tháng tư 2020.

  1. Cố Vô Tình Winter Forest

    Bài viết:
    12
    Chúng ta đều biết: Đã là con người thì sẽ phải trải qua sinh, lão, bệnh, tử. Từ lúc sinh ra đến lúc già, bệnh rồi chết thì trong quãng đời đó lại nếm thử thất tình lục dục.

    Khi vẫn còn trong bào thai, đứa bé sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng từ người mẹ mà lớn lên. Đủ 9 tháng 10 ngày (tiêu chuẩn) sẽ được sinh ra.

    Vừa mới sinh ra thì sẽ được nâng niu, chăm sóc. Cho đến khi biết nói, biết đi, biết đọc, biết viết, có suy nghĩ và cảm xúc riêng. Thời kì này gọi là mầm non. Dễ hình thành tính cách, dễ dạy bảo, dễ thỏa mãn và rất ngây thơ.

    Đến tuổi đi học, vào lớp 1, có bạn mới, có thầy cô, học những điều chưa bao giờ biết, li kì và khơi dậy hứng thú. Lần đầu tiên học chữ, làm bài tập đều có cảm giác rất mới mẻ. Sẽ không suốt ngày chỉ thấy ở nhà hay suốt ngày đi chơi, thấy lạ mặt thì sẽ tò mò, muốn làm quen. Câu mà bố mẹ hay nói nhất khi đó là: "Phải ngoan, nghe lời cô giáo". Trí óc đứa bé đã hình thành, nhưng còn quá non nớt và nhạy cảm. Dù người lớn không biểu hiện ra, đứa bé vẫn có thể nhận thấy bố mẹ nó vui hay buồn, các bạn nó ghét hay không ghét nó. Càng cho đứa bé thấy nhiều cảm xúc tiêu cực, nó sẽ càng ảnh hưởng đến phát triển nhân cách. Có 2 hướng phát triển tiêu cực:

    * Sợ hãi, trốn tránh mọi thứ, tự kỉ, phong bế, tiềm ẩn bệnh tim.

    * Tinh thần bất ổn, nắng mưa thất thường, điên cuồng, quá thờ ơ lạnh nhạt.

    Càng cho đứa bé thấy nhiều cảm xúc tích cực cũng sẽ ảnh hưởng đến phát triển nhân cách. Có 2 hướng phát triển tích cực:

    * Trong mắt chỉ toàn tốt đẹp. Nói dễ nghe là Bạch Hoa thánh mẫu. Nói khó nghe chính là ngu xuẩn, tìm chết

    * Dịu dàng, lương thiện, vui tính. Ít khi biết đến mặt trái của xã hội.

    Từ lớp 1 đến 6 là hình thành nhân cách. Muốn thay đổi nhân cách của một người rất khó, nhưng vẫn có thể làm được. Chú ý 4 điều sau:

    * Kiên nhẫn.

    * Vừa cứng rắn vừa khoan dung.

    * Bắt đầu từ chi tiết nhỏ.

    * Biết cách giáo dục, khơi dậy hứng thú, lòng hiếu thắng.

    Từ lớp 7 đến 9 là thời kì nổi loạn. Hình thành xong nhân cách khiến đứa bé không muốn tuân theo bất cứ mệnh lệnh nào. Nó muốn sống, trải nghiệm, làm theo cách của nó nhưng đối với bố mẹ, họ cho rằng đứa bé không nên làm thế, lời bố mẹ như thánh chỉ, không thể không phục tùng. Họ nói muốn tốt cho đứa bé, một phần thôi, phần lớn là vì cái ích kỉ của bản thân và cần chỗ phát tiết

    Bất cứ mệnh lệnh nào. Nó muốn sống, trải nghiệm, làm theo cách của nó nhưng đối với bố mẹ, họ cho rằng đứa bé không nên làm thế, lời bố mẹ như thánh chỉ, không thể không phục tùng, không được cãi lại. Họ nói muốn tốt cho đứa bé, một phần thôi, phần lớn là vì cái ích kỉ của bản thân và cần chỗ phát tiết giận chó đánh mèo. Càng như thế, đứa bé càng nổi loạn. Nếu như để đến khi nó quá thờ ơ, hờ hững với mọi thứ rồi thì nhân cách coi như đã hoàn toàn hoàn thành.

    Cha mẹ có áp lực: Gia đình, con cái, công việc, cuộc sống, xã giao..

    Còn đứa bé thì sao? Có chứ. Áp lực bởi bố mẹ, gia đình, tương lai, thành tích, cuộc sống hằng ngày, bạn bè..

    Bố mẹ chỉ thấy vẻ bề ngoài, sao có thể hiểu được nỗi khổ của đứa bé. Bố mẹ nó kì vọng, thầy cô nó kì vọng, cả gia đình nó kì vọng, nếu nó thất bại, tất cả sẽ ra sao? Bạn bè ghanh đua nhau còn tốt, vậy ghen ghét, sỉ nhục nhau thì sao? Làm lớn chuyện liệu có ích? Tương lai, sự nghiệp sau này, những lúc bố mẹ nóng giận phát tiết, chỗ nào còn nghĩ đến nó chỉ là một đứa bé, xã hội cái gì cũng không biết. Lúc nào cũng lầm lì, im lặng. Cha mẹ khó chịu, chẳng lẽ đứa trẻ không khổ sở?

    Sau này chỉ trông cậy vào con trai, nếu con trai con gái đều quay đi, bố mẹ cũng chẳng bao giờ biết mình đã đánh mất cái gì!
     
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng tư 2020
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...