Review Phim Bố Già - Trấn Thành, Vũ Ngọc Đãng - Phim Chiếu Rạp

Thảo luận trong 'Nhạc - Phim' bắt đầu bởi nntc6761, 4 Tháng sáu 2021.

  1. nntc6761 ~~~Editing "Ta có ba trúc mã là long ngạo thiên"~~

    Bài viết:
    2,158
    [​IMG]

    Cảnh mở đầu phim Bố Già khá ấn tượng, đó là 1 cảnh quay dài không ngắt, cung cấp cho khán giả đầy đủ những thông tin cần biết về bối cảnh của phim, là 1 Sài Gòn hiện đại nhộn nhịp, các nhân vật đầy màu sắc trong gia đình ông Sang, và mối quan hệ giữa họ - rất phức tạp nhưng lại rất đỗi quen thuộc với người Việt Nam. Con hẻm nơi gia đình của ông Ba Sang và gia đình của chị gái, em trai ông sinh sống hiện lên vô cùng ấn tượng, vừa mộc mạc vừa có sức hút kỳ lạ, duy trì sự cân bằng hiếm thấy giữa hiện thực trần trụi và chất điện ảnh, thể hiện sự đầu tư vô cùng chỉn chu về mặt hình ảnh của đoàn làm phim, đó là sự ấn tượng hoàn hảo với khán giả. Do đó, chưa cần biết mấu chốt câu chuyện là gì, người xem đã bị "dụ dỗ" một cách thuyết phục như thể chuẩn bị bước vào vùng đất lạ dù chưa biết sẽ đi đến đâu.

    Phim tiếp tục lấy được lòng khán giả với những lời thoại hài hước duyên dáng. Tuy nhiên, khán giả cũng sớm được báo trước rằng câu chuyện của những nhân vật trong phim không hề là 1 con đường bằng phẳng: Ví dụ như bà thím với giọng điệu đáng ghét, mở miệng ra câu nào là cà khịa câu đó, mà cũng rất quen thuộc trong hiện thực, luôn cho rằng mình nói đúng nhưng chính là người làm mất vui, và đặc biệt sự cảnh báo chắc nịch về những điều không êm ấm thực sự xuất hiện khá sớm khi người em út trong 4 anh chị em nhà ông Ba Sang chào màn ảnh lớn bằng màn đập phá kịch tính mà kết quả là ông Ba Sang bị thằng em lỡ tay đập vỡ đầu trong khi đó thằng em vẫn lè nhè: "Thằng nào đánh anh tao.."

    Bộ phim xen lẫn tiếng cười và sự căng thẳng. Đó là 1 điều không dễ để đạt được nhưng thực sự bộ phim này đã làm được.

    Bộ phim không bị giáo điều, mà thực sự là 1 câu chuyện hay với những nhân vật mạnh mẽ, những lý tưởng rõ ràng, trong những tình huống thử thách họ. Hai bố con ông Sang dù rất yêu thương nhau nhưng cách suy nghĩ quá khác biệt đã tạo nên những ngăn cách trong mối quan hệ giữa họ.

    [​IMG]

    Trong phim còn có dàn cameo đình đám, nhưng nếu quá bị cuốn vào những cảnh phim tiết tấu nhanh, giống như mình, thì khéo không kịp để ý, ví dụ sự xuất hiện chớp nhoáng của Quang Trung. Quang Trung - nhân vật người khách hàng của Bình Lợi (cháu gọi ông Sang bằng cậu) - xuất hiện lúc nhà ông Sang bị Quắn - con ông - biến thành bể bơi. Cảnh "bể bơi" ào ra đường cùng với đồ đạc, cô gái mặc bikini, rồi phao bơi thiên nga màu hồng to đùng.. Những thứ đó thu hút sự chú ý quá rồi. Hoặc Trúc Nhân cũng xuất hiện chớp nhoáng với vai người lơ xe, hỏi ông Sang đi đâu, cảnh đó chậm nhưng do đang bị xúc động trong mạch phim lúc đó (khi ông Sang bỏ đi với căn bệnh) nên mình quá tập trung vào nhân vật Ba Sang với câu trả lời "Đâu cũng được.." mà không để ý quá nhiều tới anh chàng lơ xe đó.

    Cũng có cameo xuất hiện lâu hơn trong những cảnh phim chậm thì khán giả dễ dàng nhận ra: Xuân Nghị - nhân vật thợ chụp ảnh với màn xổ ra một đống kích thước ảnh mà người ta thường rửa: Ảnh chứng minh thư, ảnh hộ chiếu.. rồi ông Sang khẽ khàng: "Ảnh thờ rửa khổ mấy vậy chú?" khiến anh thợ chụp ảnh đứng hình, khuôn mặt của Xuân Nghị lúc này thật quá hoàn hảo, dở khóc dở cười, vừa bi vừa hài.

    Những tình huống ngoặt với mong muốn mang lại bất ngờ thì mình thấy khá dễ đoán, không bất ngờ lắm. Nhưng tổng quan thì phim ok.

    Bộ phim này mang đến cả nụ cười và nước mắt. Có nhiều người xem và khóc, cũng có nhiều người bảo chẳng hiểu sao lại khóc. Thật ra thì mình nghĩ đó là do trải nghiệm trong cuộc đời của mỗi người. Những người có cuộc sống gia đình hạnh phúc thì sẽ không cảm nhận được sự xúc động rơi nước mắt như những người đã trải qua những mất mát trong cuộc đời. Dù sao thì bộ phim vẫn sẽ đem đến nhiều cảm xúc cho mọi người.

    Cuộc sống với luật hấp dẫn đưa đẩy ta gặp một số chuyện, một vài người. Đừng trách vì sao nó xảy ra, cứ cố gắng sống thật chỉn chu thì mọi sự tử tế sẽ là kết quả, là những con người tử tế ấy, những sự việc tốt đẹp ấy, mọi thứ sẽ tới theo nhiều cách khác nhau, tiền tài, công việc, cảm xúc tích cực.

    Bình tĩnh đón nhận, trời sinh voi trời sinh cỏ nhưng chọn ăn cỏ úa hay cỏ tươi là ở chính mình.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19 Tháng tư 2021
  2. nntc6761 ~~~Editing "Ta có ba trúc mã là long ngạo thiên"~~

    Bài viết:
    2,158
    Câu nói hay trong phim Bố già Trấn Thành

    Bố già 2021 cho đến nay vẫn là từ khóa được tìm kiếm nhiều. Cũng dễ hiểu với sức ảnh hưởng như vậy đã đem lại cho Bố già doanh thu 400 tỷ.

    Trong phim có khá nhiều câu nói hay, ý nghĩa, để lại nhiều ấn tượng với khán giả:

    • "Những người mà ba gọi chị chị em em, bên trong họ đâu có yêu thương ba thì những người đó chỉ nên gọi là họ hàng."

    Quắn chướng mắt vì ông Sang thì một lòng một dạ tốt với anh chị em, trong khi những người ruột thịt xem thường cha con họ. Câu thoại vạch ra ranh giới giữa cái gọi là gia đình và họ hàng. Họ hàng hay ruột thịt được định danh bằng huyết thống. Còn gia đình phải là những người tôn trọng, thương xót nhau thật lòng, cho dù có phải máu mủ ruột rà hay không.

    • "Sao vậy ba? Sao lúc nào cũng muốn giành hi sinh hết vậy? Lâu lâu thử hỏi người ta thử coi là người ta có nhu cầu hi sinh hay không?"

    Hi sinh cho người khác là đức tính tốt đẹp, nhưng đôi khi sự hi sinh đó có là cần thiết? Hi sinh cũng không nên mãi từ một phía. Hi sinh cho nhau, vì nhau, đó mới là gia đình.

    • "Hãy trả sự cân bằng cho vạn vật, có những nỗi đau phải xảy ra để tạo tiền đề cho những điều tốt đẹp được xảy ra."
     
  3. nntc6761 ~~~Editing "Ta có ba trúc mã là long ngạo thiên"~~

    Bài viết:
    2,158
    Ý nghĩa phim Bố già

    Bộ phim Bố già mang đậm ý nghĩa tình cảm cha con dạt dào luôn dâng trào trong mỗi chúng ta, nhưng chưa bao giờ cha hoặc con mở miệng nói ra. Mặc dù đôi lúc cha và con có bất đồng, nhưng chưa bao giờ tình cảm dành cho nhau thay đổi.

    Cha mẹ luôn dành sự yêu thương, chở che cho con cái. Thế nhưng đôi khi sự hi sinh quá nhiều sẽ gây ra tác dụng ngược. Hi sinh quá thành ra can thiệp, con cái sẽ cảm thấy không được sống theo những gì chúng muốn. Thay vào đó, phụ huynh nên trở thành những người bạn cùng cảm thông, sẻ chia trên hành trình con đang đi.

    Sự khác biệt về tư tưởng giữa 2 thế hệ sẽ dẫn đến nhiều khúc mắc trong cuộc sống gia đình. Vì thế, cha mẹ nên ngồi lại lắng nghe con và để chúng được sống với đam mê của mình, đừng quy định cách sống của con.

    Hãy dạy con cách suy nghĩ cho thế hệ sau này và để con nhận thức được rằng gia đình là nơi những người sống trong đó đều yêu thương nhau. Hãy để con cái được làm trọn trách nhiệm của mình, để con cảm thấy bản thân mình được sống có ý nghĩa.

    Bộ phim Bố già còn gửi một thông điệp ý nghĩa, sâu sắc đến những người con: Hãy yêu thương cha mẹ khi còn có thể, đồng thời cần và phải biết nói lời cảm ơn và xin lỗi với bố mẹ ngay khi còn có thể.
     
  4. nntc6761 ~~~Editing "Ta có ba trúc mã là long ngạo thiên"~~

    Bài viết:
    2,158
    Bình luận phim Bố già

    Nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm bình luận về phim Bố già: "Đã phải hơn 20 năm theo dõi phim Việt Nam chiếu rạp, tôi mới được xem một bộ phim Việt nguyên bản trọn vẹn và chạm đến trái tim tôi."

    Nhà báo Ngô Bá Lục bình luận: "Với Bố già, bình dân ở đây chỉ là nói về đời sống của một gia đình lao động nghèo trong một con phố nghèo ven sông Sài Gòn, không cần mưa cũng ngập nước; còn lại, tất cả đều ở mức cao chứ không hẳn đã là bình dân như bối cảnh phim. Cái mức cao ấy chính là những thông điệp nhân văn, thiện lương và sự đôn hậu, tình người, mà cụ thể là tình cha con (giống như tình mẹ con) vẫn luôn là thứ tình cao đẹp nhất không gì sánh được."

    Nhà báo Nguyễn Phong Việt bình luận: "Ở đâu cũng vậy, công thức duy nhất để làm nên một bộ phim thắng về doanh thu là bộ phim đó phải hay. Trong điều kiện chúng ta không thể làm ra các bộ phim mà cả cấu trúc lẫn cảm xúc đều tuyệt vời, thì hãy tập trung vào cảm xúc để khán giả quên đi tất cả những khiếm khuyết khác của bộ phim. Bố già thuộc về trường hợp này, cảm xúc của phim đủ mạnh để khán giả tha thứ hết tất cả những thiếu sót còn lại."

    Những bình luận quốc tế cũng có khen và chê:

    Chuyên trang điện ảnh Film Threat bình luận về Bố già: "Đây là bộ phim đáng để thử nếu bạn muốn trải nghiệm một trong những ví dụ hay nhất về điện ảnh thế giới."

    Nhà phê bình James Marsh thì đưa ra bình luận về Bố già trên South China Morning Post rằng: "Những miếng hài dày đặc khiến cho bộ phim trở nên hỗn loạn, nghiêng dần về phía sitcom hơn là một phim nghệ thuật."

    Cây bút phê bình của Variety - một tờ tạp chí uy tín trong lĩnh vực nghệ thuật của Mỹ bình luận rằng: "Trấn Thành với chất giọng điện ảnh của anh ấy sẽ có tiềm năng lan tỏa rộng rãi và được đồng cảm nếu như anh ấy biết tiết chế lại sự gào thét của chính mình."
     
    chiqudoll, Ưu Đàm Thanh TiLieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...