Bộ đề Phân tích, cảm nhận bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng - Nào đâu những đêm vàng bên bờ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 15 Tháng hai 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    [​IMG]

    Đề số 1:

    Đề bài: Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ:


    "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

    Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

    Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

    Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

    Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

    Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

    Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

    Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

    – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?


    Dàn ý:

    1. Mở bài: Nét chính về tác giả, tác phẩm, giới thiệu bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng

    !" Nhớ rừng "là một bài thơ tiêu biểu của Thế Lữ đóng góp những viên gạch đầu tiên để xây dựng nền móng của phong trào Thơ Mới ở Việt Nam trong giai đoạn năm 1930.

    - Bài thơ đã mượn lời con hổ ở vườn bách thú nhằm diễn tả nỗi chán ghét thực tại tù túng của một bộ phận trí thức tiểu tư sản.

    - Một trong những nét đặc sắc của bài thơ là tác giả đã tạo nên một bức tranh tứ bình vừa có sự hùng vĩ, tráng lệ của thiên nhiên, vừa có sự uy nghi, lẫm liệt của vị chúa tể.. qua 10 câu thơ của bài.


    2. Thân bài

    - Giải thích

    - Phân tích, cảm nhận bức tranh đêm trăng và dáng vẻ say mồi uống trăng của chúa sơn lâm.

    - Phân tích, cảm nhận bức tranh Bức tranh hai là bức tranh ngày mưa và sự điềm nhiên của vị chúa sơn lâm:

    - Phân tích, cảm nhận bức tranh thứ ba trong bộ tứ bình là bức tranh bình minh và phong thái uy nghi của đế vương

    - Phân tích, cảm nhận bức tranh chiều tà bi tráng cùng tư thế sánh ngang với vũ trụ của mãnh thú quyền lực.


    3. Kết bài

    Khẳng định vấn đề. Khẳng định giá trị của bức tranh tứ bình trong bài thơ với nền văn học.

    Bài làm

    (Bộ đề tập làm văn, môn ngữ văn: Phân tích, cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ)


    " Nhớ rừng "là một bài thơ tiêu biểu của Thế Lữ đóng góp những viên gạch đầu tiên để xây dựng nền móng của phong trào Thơ Mới ở Việt Nam trong giai đoạn năm 1930. Bài thơ đã mượn lời con hổ ở vườn bách thú nhằm diễn tả nỗi chán ghét thực tại tù túng của một bộ phận trí thức tiểu tư sản. Một trong những nét đặc sắc của bài thơ là tác giả đã tạo nên một bức tranh tứ bình vừa có sự hùng vĩ, tráng lệ của thiên nhiên, vừa có sự uy nghi, lẫm liệt của vị chúa tể.. qua 10 câu thơ của bài.

    Trước hết, có thể hiểu, tứ là bốn, bức tranh tứ bình hiểu theo nghĩa đen là loại tranh lấy 4 loài hoa mai, sen, cúc và mẫu đơn làm biểu tượng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Bốn loại hoa này được chọn lọc kỹ càng rồi cắm vào bốn chiếc bình, sau đó được đặt nên 4 cái kệ cùng các loại hoa quả cũng đặc trưng cho mùa. Còn trong văn thơ, bốn chữ" bức tranh tứ bình "là bức tranh cảnh vật, phong cảnh gắn với bốn thời khắc, bốn không gian đặc trưng, độc đáo, riêng biệt được nhà thơ vẽ bằng chất liệu ngôn ngữ. Với 10 câu thơ của khổ thơ, Thế Lữ đã vẽ nên bộ tranh tứ bình về" Chúa sơn lâm "khá hoàn hảo trong bài thơ" Nhớ rừng "của mình.

    Trước hết, đó là bức tranh đêm trăng và dáng vẻ say mồi uống trăng của chúa sơn lâm. Đó là bức tranh chân dung tâm hồn đầy mơ mộng trong một đêm trăm:

    Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

    Trong bức tranh, cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Trong nền tranh đó, con hổ là trung tâm, nó đang đứng bên bờ suối" say mồi "đầy thỏa mãn, với tư thế" đứng uống "chễm chệ, tự do say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Nét vẽ của Thế Lữ cho ta có cảm giác hổ say mồi thì ít mà say đắm vẻ đẹp huyền ảo của đêm trăng thì nhiều. Nhưng tư thế ấy, dáng vẻ ấy nay đã lùi xa vào quá khứ, chỉ còn hoài niệm" nào đâu ".

    Bức tranh hai là bức tranh ngày mưa và sự điềm nhiên của vị chúa sơn lâm:

    Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

    Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới

    Trong bức tranh ấy, nét vẽ trung tâm của bức tranh là hình tượng con hổ Hổ vẫn mang dáng dấp bậc đế vương, hiên ngang, điềm nhiên thu vào trong mắt tất cả những chuyển biến lớn của đất trời. Trong những ngày mưa, chốn sơn lâm hùng vĩ như đang gào thét dữ dội, mịt mù. Mưa ào ào như thác đổ, mưa như gào théo khiến cho vạn vật cũng rung chuyển theo. Nhưng đối diện với cảnh ấy, chúa tể rừng xanh vẫn bình thản, ung dung, bệ vệ, không hề có một chút nao núng. Cái" lặng ngắm "chính là tư thế làm chủ vạn vật của vị chúa sơn lâm. Với nó, dường như nó xem việc" những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn "là cuộc tác động để" giang sơn ta đổi mới ". Thế Lữ thật tài tình khi biết lấy sự gào thét dữ dội của thiên nhiên, sự rung chuyển lớn của cây cối, cảnh tuôn rơi ồn ào của ngày mưa để làm nền cho hình ảnh một hổ ta xuất hiện đúng với vị thế là chúa tể. Đây quả là bức tranh của một nghệ sĩ kỳ tài.

    Bức tranh thứ ba trong bộ tứ bình là bức tranh bình minh và phong thái uy nghi của đế vương:

    " Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

    Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng "

    Cảnh là khoảnh khắc bình minh tràn ngập nắng mới tinh khôi, tươi sáng, rộng ràng, tươi tắn và tràn đầy sức sống. Chim chóc reo ca, cây cối gọi mời. Trong khung cảnh ấy, hổ xuất hiện trong giấc ngủ lạ đời - giấc ngủ" tưng bừng ". Hổ có giấc ngủ riêng của hổ, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ hổ thêm say, giấc mơ hổ thêm đẹp. So sánh với dòng thơ trên, có thể thấy nếu trong những ngày mưa muôn vật đều tìm nơi ẩn trú thì hổ lại" lặng ngắm giang sơn "; khi bình minh ló dạng, mọi vật vội vàng bừng tỉnh, đón bình minh lên thì hổ ta lại vẫn đang ung dung chìm sâu trong giấc ngủ. Chi tiết thơ cho thấy vị thế làm chủ; tư thế ngạo nghễ; phong thái ung dung, thảnh thơi, tự do của con hổ khi là chúa sơn lâm. Nó luôn đứng ở vị thế chế ngự đầy uy nghi và có thể chi phối kẻ khác chứ không bao giờ chịu phụ thuộc. Chỉ bằng vài nét chấm phá mà cảnh hiện lên có cả âm thanh, có cả màu sắc, đường nét hài hòa, sống động.

    Cuối cùng là bức tranh chiều tà bi tráng cùng tư thế sánh ngang với vũ trụ của mãnh thú quyền lực. Trong bức tranh thứ tư của bộ tứ bình, cảnh là thời khắc hoàng hôn chốn rừng già:

    Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

    Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt?

    Đây là bức tranh cuối cùng nhưng lại là bức tranh ấn tượng nhất, tuyệt đẹp nhất, lộng lẫy và bi tráng nhất khác hẳn với ba bức tranh trên, từ màu sắc, đường nét, đến ánh sáng. Cảnh là thời khắc hoàng hôn, cảnh vật được bao trùm bởi màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Đó vừa là cảnh" lênh láng máu "của những con thú yếu hèn; vừa là màu của ánh hoàng hôn lúc chiều tà. Trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Khi ấy, vị chúa tể đang đứng uy nghi đợi chờ khoảnh khắc" chết mảnh mặt trời gay gắt "ấy để" chiếm lấy riêng phần bí mật ", chớp lấy cơ hội, chiếm đoạt, chuyển giao quyền lực từ tay vũ trụ, chế ngự thế giới sơn lâm của nó.


    [​IMG]

    Khung cảnh trong bốn bức tranh tuy hùng vĩ, nguy nga nhưng chỉ là trong nỗi nhớ đau đáu, da diết tới đau đớn, bất lực của con hổ. Các điệp ngữ" nào đâu "," đâu những "cùng cách dùng liên tiếp 5 câu hỏi tu từ, ẩn dụ, nhân hóa đã diễn tả rất sâu sắc nỗi nhớ tiếc của con hổ về quá khứ oanh liệt. Với vị chúa tể, sau tất cả có lẽ còn lại chỉ là một tiếng than u uất không có sự đáp hồi:" Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?".

    Qua khổ thơ, Thế Lữ không chỉ làm xuất hiện trước mắt người đọc một tuyệt phẩm tứ bình kì vĩ, độc đáo, diễm lệ, hùng tráng của chốn rừng thiêng ẩn chứa trong tâm sự u uất của chúa tể sơn lâm. Đó cũng chính là tâm sự, nỗi niềm chung của dân ta thuở mất nước.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng hai 2022
  2. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    Đề số 2: Viết đoạn văn cảm nhận khổ 3 bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

    Bài làm


    Nhắc đến Thế Lữ, ta không thể nào quên khổ 3 trong thi phẩm "Nhớ rừng". Khổ thơ được coi như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Đây cũng là đoạn thơ tiêu biểu thể hiện nỗi nhớ về quá khứ tự do hào hùng của con hổ khi đang bị nhốt trong cũi sắt vườn bách thú. Cả bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, tráng lệ, huy hoàng, tươi đẹp, lãng mạn, đầy sức sống với bóng dáng vị chúa sơn lâm uy nghi, ung dung, kiêu hùng. Có lúc nó nhớ cảnh những đêm trăng vàng, diễm ảo bên bờ suối. Nó thư thi sĩ hào hoa đang say sưa thưởng ngoạn, tận hưởng cảnh đẹp đên trăng tròn huyền ảo như đang "uống ánh trăng tan" bên bờ suối. Nó còn nhớ cảnh những ngày mưa dữ dội rung chuyển bốn phương ngàn, nó như một bậc triền triết vĩ đại trầm ngâm, lặng ngắm đất trời, núi rừng, giang sơn mình tthaydo đổi thịt sau trận mưa bão. Có khi nó nhớ cảnh bình minh tươi đẹp. Cây xanh như được gội nắng, chim chóc đang ca hát líu lo chào ngày mới, nó như một bậc đế vương nhân từ có chim ca cho giấc ngủ nó tưng bừng. Cuối cùng, nó nhớ cảnh chiều hoàng hôn đỏ như máu, nó là chính nó – một vị chúa tể rừng già tàn bạo, dữ dội, làm chủ bóng tối, làm chủ vũ trụ. Nó chờ đợi mặt trời "chết", chờ màn đêm buông xuống, nó kiêu hùng thống trị cả vũ trụ huyền bí. Câu thơ đã nâng tầm vóc của chúa tể rừng già đã được nâng lên ở mức phi thường và kì vĩ đến tột đỉnh. Tuy nhiên, tất cả những điều đẹp đẽ trên giờ chỉ còn là dĩ vãng, là giấc mơ, là hoài niệm. Khổ thơ sử dụng liên tiếp những câu nghi vấn "Nào đâu?", "Đâu?" cứ lặp đi lặp lại như một nỗi ám ảnh, như nỗi nhớ thương khắc khoải trong vô vọng của con hổ về một thời vàng son, huy hoàng của nó. Bởi thế quá khứ huy hoàng đó đã khép lại trong tiếng than u uất "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?" Biện pháp đối lập giữa hai cảnh tượng, hai thế giới quá khứ huy hoàng và thực tại tiếc nuối đã thể hiện mối bất hòa sâu sắc đối với thực tại và niềm

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...