Bộ đề Ôn thi Đánh giá năng lực - Ngữ văn - Trắc nghiệm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngọc Hạc Phong, 18 Tháng ba 2022.

  1. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    ĐỀ 1

    Câu 1: Tìm từ viết đúng chính tả trong các từ sau đây:

    A. Lãng mạng

    B. Nổi bậc

    C. Hoa hòe

    D. Nghoằn nghèo

    Câu 2: Trong các câu sau đây, câu nào là ca dao?

    A. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

    B. Lá lành đùm lá rách

    C. Thân em như tấm lụa đào

    Phất phơ giữa chơ biết vào tay ai?

    D. Gió mưa là bệnh của giời

    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

    Câu 3: Bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng sáng tác năm nào?

    A. 1947

    B. 1948

    C. 1949

    D. 1950

    Câu 4: Khổ thơ sau của tác giả nào?

    Đêm mưa làm nhớ không gian,

    Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la..

    Tai nương nước giọt mái nhà

    Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn..

    A. Huy Cận

    B. Xuân Diệu

    C. Tố Hữu

    D. Chế Lan Viên

    Câu 5: Điền vào chỗ trống sao cho hợp lí:

    Tương tư thức mấy đêm rồi,

    Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!

    Bao giờ bến mới gặp đò?

    * * *bướm giang hồ gặp nhau?

    A. Hoa trinh nữ

    B. Hoa mận chín

    C. Hoa đầu mùa

    D. Hoa khuê các

    Câu 6: Tác phẩm "Mùa lá rụng trong vườn" của ai?

    A. Ma Văn Kháng

    B. Đoàn Giỏi

    C. Tự lực văn đoàn

    D. Nguyễn Minh Châu

    Câu 7: Bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh trích trong tập thơ nào?

    A. Thơ thơ

    B. Hoa dọc chiến hào

    C. Tình yêu màu nắng

    D. Lửa thiêng

    Câu 8: Bài thơ sau thuộc giai đoạn văn học nào?

    Quê hương là một tiếng ve

    Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

    Dòng sông con nước đầy vơi

    Quê hương là một góc trời tuổi thơ

    (Quê hương - Nguyễn Đình Huân)

    A. Văn học hiện đại

    B. Văn học trung đại

    C. Văn học dân gian

    D. Văn học giao thời


    Câu 9: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ trích trong đâu?

    A. Lục phán truyền kỳ

    B. Truyền kỳ mạn lục

    C. Tây du truyền kỳ

    D. Truyền kỳ Vũ Nương

    Câu 10: Xác định câu đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ:

    A. Ngày xưa, khi cả loài người chìm trong đêm tối, khi ánh sáng trở thành hiếm hoi, khi màn đêm buông xuống.

    B. Trong giai đoạn văn học Việt Nam, có nhiều tác giả nổi tiếng.

    C. Phê phán những kẻ chỉ biết ăn chơi quậy phá.

    D. Học tập tốt là điều cần thiết trong xã hội hiện đại.

    ĐÁP ÁN GỢI Ý ĐỀ 1

    Câu 1: Các từ trên lần lượt viết đúng chính tả là: Lãng mạn, nổi bật, hoa hòe, ngoằn ngoèo

    ĐÁP ÁN: C

    Câu 2:

    - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng là tục ngữ

    - Lá lành đùm lá rách là tục ngữ.

    - Thân em như tấm lụa đào

    Phất phơ giữa chơ biết vào tay ai?

    Đây là hai câu ca dao nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

    - Gió mưa là bệnh của giời

    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

    Đây là hai câu thơ trong bài "Tương tư" của Nguyễn Bính.

    ĐÁP ÁN: C

    Câu 3: Năm 1947, đoàn quân Tây Tiến được thành lập, Quang Dũng là đại đội trưởng. Năm 1948, Quang Dũng chuyển công tác. Do nhớ về đơn vị cũ nên ông sáng tác bài thơ "Tây Tiến". Bài thơ lúc đầu có tên là "Nhớ Tây Tiến". Sau đổi tên thành Tây Tiến.

    ĐÁP ÁN: B

    Câu 4:

    "Đêm mưa làm nhớ không gian,

    Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la..

    Tai nương nước giọt mái nhà

    Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn.."

    Khổ thơ trên trích trong bài thơ "Buồn đêm mưa" của tác giả Huy Cận.

    ĐÁP ÁN: A

    Câu 5: Đoạn thơ đề cho là một đoạn được trích trong bài thơ "Tương tư" của Nguyễn Bính. Những câu thơ chính xác là:

    Tương tư thức mấy đêm rồi,

    Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!

    Bao giờ bến mới gặp đò?

    Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?

    ĐÁP ÁN :D

    Câu 6: Tác phẩm "Mùa lá rụng trong vườn" là một tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Ma Văn Kháng. Tiểu thuyết sáng tác năm 1982, in lần đầu 1985.

    ĐÁP ÁN: A

    Câu 7: Bài thơ "Sóng" của nhà thơ Xuân Quỳnh sáng tác trong một chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình) nói về tình yêu, khát khao hạnh phúc của một người con gái. Bài thơ in trong tập "Hoa dọc chiến hào"

    ĐÁP ÁN: B

    Câu 8:

    Tác giả Nguyễn Đình Huân là một trong những nhà thơ có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ của Nguyễn Đình Huân dung dị, giản đơn nhưng chan chứa tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ "Quê hương" của ông là một trong những tác phẩm hay viết về đề tài này. Do đó, đoạn thơ trên thuộc giai đoạn văn học Việt Nam hiện đại.

    ĐÁP ÁN: A

    Câu 9: "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" kể về sự gan dạ dũng cảm chống lại cái ác của nhân vật Ngô Tử Văn. Tác phẩm cùng với "Chuyện người con gái Nam Xương" đều do tác giả Nguyễn Dữ sáng tác và đưa vào trong tập truyện "Truyền kỳ mạn lục"

    ĐÁP ÁN: B

    Câu 10: Xác định câu đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ:

    - Ngày xưa, khi cả loài người chìm trong đêm tối, khi ánh sáng trở thành hiếm hoi, khi màn đêm buông xuống: Đây là một ngữ các danh từ làm thành phần phụ chú, câu không có kết cấu chủ - vị như bình thường.

    - Trong giai đoạn văn học Việt Nam, có nhiều tác giả nổi tiếng: Đây là câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ là: Có nhiều tác giả nổi tiếng. Còn "trong giai đoạn văn học Việt Nam" là thành phần trạng ngữ.

    - Phê phán những kẻ chỉ biết ăn chơi quậy phá: Cả câu này đều là vị ngữ, câu thiếu thành phần chủ ngữ.

    - Học tập tốt là điều cần thiết trong xã hội hiện đại: Đây là một câu đủ kết cấu chủ - vị: Chủ ngữ là "học tập tốt", vị ngữ là "là điều cần thiết trong xã hội hiện đại".

    ĐÁP ÁN :D
     
    Last edited by a moderator: 18 Tháng ba 2022
  2. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    ĐỀ 2

    Câu 1: Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào được kể theo trình tự thời gian?

    A. Chí Phèo - Nam Cao

    B. Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

    C. Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

    D. Vợ nhặt - Kim Lân

    Câu 2: Tìm từ viết sai chính tả trong các từ sau:

    A. Khúc khuỷu

    B. Trang trải

    C. Khẳng khiu

    D. Gặp ghềnh

    Câu 3: Điền vào chỗ trống đoạn thơ sau:

    Trời xanh đây là của chúng ta

    Núi rừng đây là của chúng ta

    Những cánh đồng thơm mát

    Những ngả đường bát ngát

    Những dòng sông..

    (Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

    A. Đỏ nặng phù sa

    B. Xanh của chúng ta

    C. Đỏ màu máu tươi

    D. Xanh mát rặng dừa

    Câu 4: Câu "Có công mài sắt, có ngày nên kim" là:

    A. Ca dao

    B. Dân ca

    C. Thành ngữ

    D. Tục ngữ

    Câu 5: Xác định thành phần trạng ngữ trong câu sau: Ngày mai, ba mẹ tôi, người thân của tôi, những người mà tôi yêu quý đều rời xa thành thị để về với đồng lúa thẳng cánh cò bay.

    A. Thẳng cánh có bay

    B. Ba mẹ tôi, người thân của tôi

    C. Ngày mai

    D. Những người mà tôi yêu quý.

    Câu 6: Tác phẩm "Tống biệt hành" của ai?

    A. Thâm Tâm

    B. Thanh Tâm Tài Nhân

    C. Hồ Xuân Hương

    D. Đoàn Thị Điểm

    Câu 7: Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử lúc đầu có tên là gì?

    A. Chốn Vĩ Dạ

    B. Ở đây thôn Vĩ Dạ

    C. Vĩ Dạ cùng trăng

    D. Chốn xưa Vĩ Dạ

    Câu 8: Nêu tên của tác phẩm thơ sau?

    Cứng rắn như anh khác thói thường

    Phải đâu mềm tựa lưỡi không xương

    Ngọt bùi, cay đắng từng chia sẻ

    Nay phải xa nhau, kẻ một đường.


    A. Rụng mất một chiếc răng - Hồ Chí Minh

    B. Chiều tối - Hồ Chí Minh

    C. Cảnh khuya - Hồ Chí Minh

    D. Rụng hẳn cả cái răng - Hồ Chí Minh

    Câu 9: Tác phẩm "Từ ấy" của Tố Hữu trích trong phần nào của tập thơ "Từ ấy"?

    A. Xiềng xích

    B. Giải phóng

    C. Từ ấy

    D. Máu lửa

    Câu 10: Tìm câu thơ có sử dụng biện pháp đảo ngữ trong bài "Tràng giang" của Huy Cận:

    A. Củi một cành khô lạc mấy dòng

    B. Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

    C. Thuyền về nước lại sầu trăm ngả.

    D. Sông dài trời rộng bến cô liêu

    ĐÁP ÁN GỢI Ý ĐỀ 2

    Câu 1:

    A. Chí Phèo - Nam Cao: Trình tự kể hiện tại - quá khứ - tương lai.

    B. Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu: Kể theo trình tự thời gian

    C. Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài: Trình tự kể hiện tại - quá khứ - tương lai.

    D. Vợ nhặt - Kim Lân: Trình tự kể hiện tại - quá khứ - tương lai.

    ĐÁP ÁN: B

    Câu 2: Các từ viết đúng chính tả sẽ là: Khúc khuỷu, Trang trải, Khẳng khiu, Gập ghềnh

    ĐÁP ÁN :D

    Câu 3: "Đất nước là một trong những bài thơ hay của Nguyễn Đình Thi. Tác phẩm ca ngợi thiên nhiên Việt Nam tươi đẹp và thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết. Câu thơ chính xác ở đây là:" Những dòng sông đỏ nặng phù sa "

    ĐÁP ÁN: A

    Câu 4: Câu" Có công mài sắt, có ngày nên kim "là: Tục ngữ

    ĐÁP ÁN :D

    Câu 5: Trong câu sau: Ngày mai, ba mẹ tôi, người thân của tôi, những người mà tôi yêu quý đều rời xa thành thị để về với đồng lúa thẳng cánh cò bay.

    - Thẳng cánh cò bay là bổ ngữ.

    - Ba mẹ tôi, người thân của tôi là chủ ngữ.

    - Ngày mai là trạng ngữ chỉ thời gian.

    - Những người mà tôi yêu quý là chủ ngữ.

    ĐÁP ÁN: C

    Câu 6: Tác phẩm" Tống biệt hành "là bài thơ nổi tiếng và được ưa thích nhất của Thâm Tâm.

    ĐÁP ÁN: A

    Câu 7: Bài thơ" Đây thôn Vĩ Dạ "của Hàn Mặc Tử lấy cảm hứng từ một tấm bưu thiếp do bà Hoàng Thị Kim Cúc gửi tặng trong những ngày tác giả chữa bệnh tại trại phong. Bài thơ lúc đầu có tên là" ở đây thôn Vĩ Dạ ". Sau đổi thành" Đây thôn Vĩ Dạ ".

    ĐÁP ÁN: B

    Câu 8:

    Cứng rắn như anh khác thói thường

    Phải đâu mềm tựa lưỡi không xương

    Ngọt bùi, cay đắng từng chia sẻ

    Nay phải xa nhau, kẻ một đường.


    Những câu thơ trên nằm trong bài thơ" Rụng mất một chiếc răng "- Hồ Chí Minh sáng tác trong khoảng thời gian Bác Hồ bị giam giữ tại Trung Quốc. Tác phẩm in trong" Nhật ký trong tù ".

    ĐÁP ÁN: A

    Câu 9: Để đánh dấu giây phút được đứng vào hàng ngũ của Đảng, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ" Từ ấy ". Tác phẩm" Từ ấy "là niềm vui sướng khi bắt gặp lý tưởng cộng sản của Tố Hữu. Bài thơ trích trong phần" Máu lửa "của tập thơ" Từ ấy ".

    ĐÁP ÁN: C

    Câu 10: Tìm câu thơ có sử dụng biện pháp đảo ngữ trong bài" Tràng giang"của Huy Cận:

    - Củi một cành khô lạc mấy dòng: Câu thơ có sử dụng biện pháp đảo ngữ.

    - Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp: Kết cấu chủ vị.

    - Thuyền về nước lại sầu trăm ngả: Kết cấu chủ vị

    - Sông dài trời rộng bến cô liêu: Kết cấu chủ vị.

    ĐÁP ÁN: A
     
    Mèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng ba 2022
  3. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    ĐỀ 3

    Câu 1: Từ nào sau đây là từ ghép?

    A. Mênh mông

    B. Cỏ cây

    C. Trùng trùng điệp điệp

    D. Hồng hồng

    Câu 2: Tìm từ viết đúng chính tả trong các từ sau:

    A. Quằn quại

    B. Mõi mệt

    C. Lười biến

    D. Thủy hõa

    Câu 3: Xác định thành phần chủ ngữ trong câu sau: Vào ngày mai. Khi mặt trời ló dạng, người thân của tôi, bạn bè của tôi đều lên đường nhập ngũ.

    A. Mặt trời

    B. Người thân của tôi

    C. Vào ngày mai

    D. Người thân của tôi, bạn bè của tôi

    Câu 4: Tác phẩm "Đời thừa" của ai?

    A. Nguyễn Du

    B. Nguyễn Minh Châu

    C. Nam Cao

    D. Nhất Linh

    Câu 5: Bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng lúc đầu có tên là gì?

    A. Ở Tây Tiến

    B. Nhớ Tây Tiến

    C. Lính Tây Tiến

    D. Người Tây Tiến

    Câu 6: Điền vào chỗ trống đoạn thơ sau:

    Năm gian nhà cỏ thấp le te

    Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe

    Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt

    Làn ao lóng lánh..

    (Thu ẩm - Nguyễn Khuyến)

    A. Bóng trăng loe

    B. Bóng em loe

    C. Thuyền vắng hoe

    D. Sóng sáng choe

    Câu 7: Câu "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" là:

    A. Ca dao

    B. Dân ca

    C. Thành ngữ

    D. Tục ngữ

    Câu 8: Đoạn trích sau thuộc tác phẩm nào?

    Trần Văn Sửu gốc ở làng Trung Trạch, thuộc về tỉnh Vĩnh Long, cha hồi trước làm làng, không biết công lao đặng mấy năm, mà lên tới chức Hương bộ. Nhà thì nghèo còn mẹ thì bịnh hoài nên lúc Sửu còn nhỏ thì anh ta cực khổ lắm. Khi anh ta được hai nươi tuổi, cha mẹ khuất hết, ở trong làng không có phương kế làm ăn, anh ta mới bán cái nhà rách được bảy đồng bạc, rồi ra ấp Phú Tiên thuộc làng Trung Nghĩa ở đậu nhà Hương tuần Tam mà đi làm mướn..

    A. Sồng mòn - Nam Cao

    B. Tắt đèn - Ngô Tất Tố

    C. Con nhà nghèo - Hồ Biểu Chánh

    D. Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh

    Câu 9: Xác định danh từ:

    A. Vui vẻ

    B. Nhảy nhót

    C. Bữa cơm

    D. Trắng trẻo

    Câu 10: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: Mặt trời chân lý chói qua tim (Từ ấy - Tố Hữu)

    A. Hoán dụ

    B. Chơi chữ

    C. Từ láy

    D. Ẩn dụ

    ĐÁP ÁN GỢI Ý ĐỀ 3

    Câu 1:

    A. Mênh mông: Từ láy

    B. Cỏ cây: Từ ghép

    C. Trùng trùng điệp điệp: Từ láy

    D. Hồng hồng: Từ láy

    ĐÁP ÁN: B

    Câu 2: Tìm từ viết đúng chính tả trong các từ sau:

    A. Quằn quại: Đúng chính ta.

    B. Mõi mệt: Viết đúng là mỏi mệt

    C. Lười biến: Viết đúng là lười biếng

    D. Thủy hõa: Viết đúng là thủy hỏa

    ĐÁP ÁN: A

    Câu 3: Xác định thành phần chủ ngữ trong câu sau: Vào ngày mai. Khi mặt trời ló dạng, người thân của tôi, bạn bè của tôi đều lên đường nhập ngũ.

    A. Mặt trời: Cụm từ nằm trong trạng ngữ

    B. Người thân của tôi: Một phần chủ ngữ

    C. Vào ngày mai: Trạng ngữ

    D. Người thân của tôi, bạn bè của tôi: Chủ ngữ

    ĐÁP ÁN :D

    Câu 4: Tác phẩm "Đời thừa" của nhà văn Nam Cao

    ĐÁP ÁN: C

    Câu 5: Bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng lúc đầu có tên là "Nhớ Tây Tiến" sáng tác năm 1948. Sau đổi tên thành "Tây Tiến"

    ĐÁP ÁN: B

    Câu 6:

    Năm gian nhà cỏ thấp le te

    Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe

    Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt

    Làn ao lóng lánh bóng trăng loe

    (Thu ẩm - Nguyễn Khuyến)

    ĐÁP ÁN: A

    Câu 7: Câu "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" là: Tục ngữ

    ĐÁP ÁN :D

    Câu 8:

    Trần Văn Sửu gốc ở làng Trung Trạch, thuộc về tỉnh Vĩnh Long, cha hồi trước làm làng, không biết công lao đặng mấy năm, mà lên tới chức Hương bộ. Nhà thì nghèo còn mẹ thì bịnh hoài nên lúc Sửu còn nhỏ thì anh ta cực khổ lắm. Khi anh ta được hai nươi tuổi, cha mẹ khuất hết, ở trong làng không có phương kế làm ăn, anh ta mới bán cái nhà rách được bảy đồng bạc, rồi ra ấp Phú Tiên thuộc làng Trung Nghĩa ở đậu nhà Hương tuần Tam mà đi làm mướn..

    Đây là đoạn trích trong tác phẩm "Cha con nghĩa nặng" của Hồ Biểu Chánh nói về tình cảm gắn bó của cha con Trần Văn Sửu.

    ĐÁP ÁN :D

    Câu 9: Xác định danh từ:

    A. Vui vẻ: Tính từ

    B. Nhảy nhót: Động từ

    C. Bữa cơm: Danh từ

    D. Trắng trẻo: Tính từ

    ĐÁP ÁN: C

    Câu 10: Hình ảnh "Mặt trời chân lý" được Tố Hữu sáng tạo thông qua biện pháp ẩn dụ, nhằm nói lên niềm vui sướng khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng.

    ĐÁP ÁN :D
     
    Mèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
  4. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    ĐỀ 4

    Câu 1: Từ nào sau đây là từ ghép đẳng lập?

    A. Nhà cửa

    B. Trăng trắng

    C. Nhảy nhót

    D. Chơi bời

    Câu 2: Điền vào chỗ trống đoạn văn sau:

    Ðàn chó cứ vây kín chung quanh chị Dậu như quân đèn cù. Hình như chúng nó muốn cố làm hết phận sự với chủ: Con nào con ấy nhe răng lè lưỡi, chỉ chực vồ vào hai chân chị chàng đáng thương. Cái nón dùng làm khí giới đã bị đàn vật cắn rách tan tành. Chị Dậu luống cuống không biết làm thế nào. Bí quá, chị phải giơ hai nắm tay đánh nhau bộ với "đội lính coi nhà" của..

    (Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

    A. Lý trưởng.

    B. Ông Nghị

    C. Ông Nghè

    D. Ông Nghê

    Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là thành ngữ?

    A. Có công mài sắt, có ngày nên kim

    B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

    C. Một nắng hai sương

    D. Lá lành đùm lá rách

    Câu 4: Tìm từ viết sai chính tả trong các từ sau:

    A. Tròn trịa

    B. Long lanh

    C. Nghông nghênh

    D. Minh mẫn

    Câu 5: Xác định thành phần vị ngữ trong câu sau: Hoa cỏ, lá cây vươn mình cao lớn như một dũng sĩ bước ra từ câu chuyện cổ tích xưa cũ.

    A. Vươn mình cao lớn như một dũng sĩ bước ra từ câu chuyện cổ tích xưa cũ.

    B. Bước ra từ câu chuyện cổ tích xưa cũ.

    C. Hoa cỏ, lá cây

    D. Vươn mình cao lớn

    Câu 6: Tác phẩm "Tương tư" của ai?

    A. Hàn Mặc Tử

    B. Xuân Quỳnh

    C. Nguyễn Bính

    D. Xuân Diệu

    Câu 7: Tác phẩm "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" được công diễn vào năm nào?

    A. 1981

    B. 1982

    C. 1983

    D. 1984

    Câu 8: Đoạn trích sau thuộc tác phẩm nào?

    Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

    Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

    Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

    Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.

    A. Tự tình I - Hồ Xuân Hương

    B. Tự tình II - Hồ Xuân Hương

    C. Tự tình III - Hồ Xuân Hương

    D. Tự tình IV - Hồ Xuân Hương

    Câu 9: Tác giả nào được mệnh danh là "Ông hoàng thơ tình"?

    A. Hàn Mặc Tử

    B. Nguyễn Duy

    C. Nguyễn Du

    D. Xuân Diệu

    Câu 10: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: Da trắng vỗ bì bạch

    A. Hoán dụ

    B. Chơi chữ

    C. Từ láy

    D. Ẩn dụ

    ĐÁP ÁN GỢI Ý ĐỀ 4

    Câu 1:

    A. Nhà cửa: Từ ghép đẳng lập

    B. Trăng trắng: Từ láy

    C. Nhảy nhót: Từ láy

    D. Chơi bời: Từ láy

    ĐÁP ÁN: A

    Câu 2:

    Ðàn chó cứ vây kín chung quanh chị Dậu như quân đèn cù. Hình như chúng nó muốn cố làm hết phận sự với chủ: Con nào con ấy nhe răng lè lưỡi, chỉ chực vồ vào hai chân chị chàng đáng thương. Cái nón dùng làm khí giới đã bị đàn vật cắn rách tan tành. Chị Dậu luống cuống không biết làm thế nào. Bí quá, chị phải giơ hai nắm tay đánh nhau bộ với "đội lính coi nhà" của ông Nghị.

    (Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

    ĐÁP ÁN: B

    Câu 3:

    A. Có công mài sắt, có ngày nên kim: Tục ngữ

    B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn: Tục ngữ

    C. Một nắng hai sương: Thành ngữ

    D. Lá lành đùm lá rách: Tục ngữ

    ĐÁP ÁN: C

    Câu 4:

    A. Tròn trịa: Đúng chính tả

    B. Long lanh: Đúng chính tả

    C. Nghông nghênh: Đúng chính tả là ngông nghênh

    D. Minh mẫn: Đúng chính tả

    ĐÁP ÁN: C

    Câu 5: Xác định thành phần vị ngữ trong câu sau: Hoa cỏ, lá cây vươn mình cao lớn như một dũng sĩ bước ra từ câu chuyện cổ tích xưa cũ.

    A. Vươn mình cao lớn như một dũng sĩ bước ra từ câu chuyện cổ tích xưa cũ: Vị ngữ

    B. Bước ra từ câu chuyện cổ tích xưa cũ: Bổ ngữ

    C. Hoa cỏ, lá cây: Chủ ngữ

    D. Vươn mình cao lớn: Một phần vị ngữ

    ĐÁP ÁN: A

    Câu 6: Tác phẩm "Tương tư" của Nguyễn Bính.

    ĐÁP ÁN: C

    Câu 7: Tác phẩm "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" được công diễn vào năm 1984.

    ĐÁP ÁN :D

    Câu 8:

    Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

    Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

    Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

    Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.

    (Tự tình I - Hồ Xuân Hương)

    ĐÁP ÁN: A

    Câu 9: Tác giả Xuân Diệu được mệnh danh là "Ông hoàng thơ tình".

    ĐÁP ÁN :D

    Câu 10:

    Bì là da, bạch cũng có nghĩa là trắng. Cho nên câu Da trắng vỗ bì bạch là chơi chữ (từ đồng nghĩa)

    ĐÁP ÁN: B
     
    Cuộn LenMèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
  5. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    ĐỀ 5

    Câu 1: Thi nhãn của bài thơ "Mộ" - Hồ Chí Minh là gì?

    A. Hồng

    B. Lô dĩ hồng

    C. Cô vân

    D. Sơn thôn thiếu nữ

    [​IMG]

    Câu 2: Đoạn trích "Đất Nước" - Nguyễn Khoa Điềm trích trong:

    A. Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.

    B. Mặt đường khát vọng

    C. Con chó xấu xí

    D. Hoa dọc chiến hào

    Câu 3: Đoạn trích sau thuộc tác phẩm nào?

    Lũ chúng tôi

    Bọn người tứ xứ,

    Gặp nhau hồi chưa biết chữ


    A. Hoa cỏ - Xuân Quỳnh

    B. Nhớ - Nguyễn Bính

    C. Tương tư - Nguyễn Bính

    D. Nhớ - Hồng Nguyên

    Câu 4: Tác giả nào được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm"?

    A. Đoàn Thị Điểm

    B. Bà Huyện Thanh Quan

    C. Xuân Quỳnh

    D. Hồ Xuân Hương

    Câu 5: Từ nào sau đây là từ láy?

    A. Mênh mông

    B. Trông thấy

    C. Nhớ nhà

    D. Cánh cò

    Câu 6: Câu nói nổi tiếng: "Tao muốn làm người lương thiện" là câu nói của nhân vật nào?

    A. Bá Kiến

    B. Chí Phèo

    C. Lão Hạc

    D. Thị Nở

    Câu 7: Trong các câu sau, câu nào là ca dao?

    A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

    B. Gió mưa là bệnh của giới

    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

    C. Muối ba năm muối đương còn mặn

    Gừng chính tháng gừng hãy còn cay

    Đôi ta nghĩa nặng tình dày

    Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa

    D. Quanh năm buôn bán ở mom sông

    Nuôi đủ năm con với một chồng.

    Câu 8: Tìm từ viết sai chính tả trong các từ sau:

    A. Quanh co

    B. Lấp lánh

    C. Trong chờ

    D. Mòn mỏi

    Câu 9: Xác định thành phần trạng ngữ trong câu sau: Khi những giọt sương mai rơi trên nền tuyết trắng, tôi lặng lẽ bước đi không một chút lo lắng hay bất an.

    A. Tôi lặng lẽ bước đi

    B. Khi những giọt sương mai rơi trên nền tuyết trắng

    C. Tôi

    D. Không một chút lo lắng hay bất an.

    Câu 10: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: Lặn lội thân cò khi quãng vắng

    A. Đảo ngữ và ẩn dụ

    B. Từ láy và phép đối

    C. Từ láy và đảo ngữ

    D. Ẩn dụ và từ láy

    ĐÁP ÁN GỢI Ý ĐỀ 5

    Câu 1: Thi nhãn của bài thơ "Mộ" - Hồ Chí Minh là chữ "hồng".

    ĐÁP ÁN: A

    Câu 2: Đoạn trích "Đất Nước" - Nguyễn Khoa Điềm trích trong trường ca "Mặt đường khát vọng".

    ĐÁP ÁN: B

    Câu 3:

    Lũ chúng tôi

    Bọn người tứ xứ,

    Gặp nhau hồi chưa biết chữ


    (Nhớ - Hồng Nguyên)

    ĐÁP ÁN :D

    Câu 4: Tác giả Hồ Xuân Hương được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm".

    ĐÁP ÁN :D

    Câu 5:

    A. Mênh mông: Từ láy

    B. Trông thấy: Từ ghép

    C. Nhớ nhà: Ngữ động từ

    D. Cánh cò: Danh từ

    ĐÁP ÁN: A

    Câu 6: Câu nói nổi tiếng: "Tao muốn làm người lương thiện" là câu nói của nhân vật Chí Phèo

    ĐÁP ÁN: B

    Câu 7:

    A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ:

    - -> Tục ngữ

    B. Gió mưa là bệnh của giới

    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng:

    - -> Bài "Tương tư" - Nguyễn Bính

    C. Muối ba năm muối đương còn mặn

    Gừng chính tháng gừng hãy còn cay

    Đôi ta nghĩa nặng tình dày

    Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa:

    - -> Ca dao.

    D. Quanh năm buôn bán ở mom sông

    Nuôi đủ năm con với một chồng:

    - -> Bài "Thương vợ" - Tú Xương

    ĐÁP ÁN: C

    Câu 8:

    A. Quanh co: Đúng chính tả

    B. Lấp lánh: Đúng chính tả

    C. Trong chờ: Đúng chính tả là trông chờ

    D. Mòn mỏi: Đúng chính tả

    ĐÁP ÁN: C

    Câu 9: Xác định thành phần trạng ngữ trong câu sau: Khi những giọt sương mai rơi trên nền tuyết trắng, tôi lặng lẽ bước đi không một chút lo lắng hay bất an.

    A. Tôi lặng lẽ bước đi: Cụm chủ - vị.

    B. Khi những giọt sương mai rơi trên nền tuyết trắng: Trạng ngữ

    C. Tôi: Chủ ngữ

    D. Không một chút lo lắng hay bất an: Bổ ngữ

    ĐÁP ÁN: B

    Câu 10: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: Lặn lội thân cò khi quãng vắng: Ẩn dụ "thân cò" và đảo ngữ.

    ĐÁP ÁN: A
     
    Táo ula thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng tư 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...