Bộ đề Đọc hiểu Việt Bắc - Tố hữu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ột Éc, 29 Tháng mười một 2022.

  1. Ột Éc

    Bài viết:
    2,950
    Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

    "Mình về mình có nhớ ta

    Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

    Mình về mình có nhớ không

    Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

    - Tiếng ai tha thiết bên cồn

    Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

    Áo chàm đưa buổi phân li

    Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.."

    Việt Bắc - Tố Hữu

    Câu 1: Đoạn thơ trên tập trung làm nổi bật điều gì? Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian nào? Tại sao gợi nhớ Mười lăm năm ấy?

    Câu 2: "Mười lăm năm" là khoảng thời gian nào?

    Câu 3: Trong đoạn thơ ai là người lên tiếng trước?

    Câu 4: Hình ảnh "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" diễn tả những cung bậc cảm xúc nào?

    Câu 5: Biện pháp tu từ được sử dụng hiệu quả nhất trong đoạn thơ là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

    Câu 6: Sáng tạo của Tố Hữu trong việc sử dụng hình thức của đoạn thơ

    [​IMG]

    Gợi Ý Câu Trả Lời

    Câu 1:

    Đoạn thơ trên tập trung làm nổi bật buổi chia ly đầy thắm thiết, lưu luyến và đáng nhớ.

    Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian dài tham gia kháng chiến, sống đầy nghĩa tình, thiết tha, mặn nồng với đồng đội và nhân dân Việt Bắc.

    Câu 2:

    Mười lăm năm là khoảng thời gian từ năm 1940 khởi nghĩa Bắc Sơn đến khi chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

    Câu 3:

    Trong đoạn thơ người ở lại là người lên tiếng trước.

    Câu 4:

    Hình ảnh "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" diễn tả những cung bậc cảm xúc bồi hồi, bịn rịn, nhớ thương, lưu luyến khôn nguôi giữa người đi và kẻ ở lại.

    Câu 5:

    Biện pháp tu từ được sử dụng hiệu quả nhất trong đoạn thơ:

    Điệp từ: "Nhớ"

    Tác dụng: Diễn tả nỗi nhớ thương, tình cảm thắm thiết. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ: "Nhớ" nhằm nhấn mạnh cảm xúc, giúp người đọc cảm thấy nỗi nhớ tuy nhẹ nhàng, đơn giản nhưng thật da diết, khôi nguôi.

    Hình ảnh hoán dụ: "Áo chàm"

    Tác dụng: Hình ảnh: "Áo chàm" thể hiện tình cảm của quân dân Việt Bắc giản dị, mộc mạc mà chân thành.

    Câu 6: Sáng tạo của Tố Hữu trong việc sử dụng hình thức của đoạn thơ:

    Sử dụng cặp đại từ xưng hô: Mình - ta.

    "Mình về mình có nhớ ta"

    "Mình về mình có nhớ không"

    Từ: "Mình" tác giả sử dụng để chỉ những người cán bộ. Còn từ: "Ta" chỉ người Việt Bắc.

    Tác giả sử dụng đại từ xưng hô: "Mình - ta" gần gũi, thân thiết, giàu tình nghĩa từng được dùng trong ca dao, dân ca.
     
    Admin, chiqudollLieuDuong thích bài này.
    Last edited by a moderator: 18 Tháng mười 2023
  2. Ột Éc

    Bài viết:
    2,950
    Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:

    ".. Ta đi ta nhớ những ngày

    Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi..

    Thương nhau, chia củ sắn lùi

    Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

    Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

    Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.

    Nhớ sao lớp học i tờ

    Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

    Nhớ sao ngày tháng cơ quan

    Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

    Nhớ sao tiếng mỏ rừng chiều

    Chày đêm nện cối đều đều suối xa..".

    Câu 1: Đoạn thơ trên thể hiện tâm tư tình cảm gì của tác giả?

    Câu 2: Nêu ý nghĩa nghệ thuật các từ "chia" "sẻ" "cùng" trong đoạn thơ?

    Câu 3: Hình ảnh bà mẹ Việt Bắc hiện ra như thế nào?

    Câu 4: Phép điệp cấu trúc "Nhớ sao" đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

    Gợi Ý Câu Trả Lời

    Câu 1:

    Đoạn thơ trên thể hiện tâm tư tình cảm nhớ thương cảnh vật, thiên nhiên, con người Việt Bắc dân dã, mộc mạc, đầy ắp tình yêu thương, chứa chan nghĩa tình khi trải qua những năm tháng kháng chiến đầy gian khó, vất vả và thử thách.

    Câu 2:

    Ý nghĩa nghệ thuật các từ "chia" "sẻ" "cùng" trong đoạn thơ thể hiện tấm lòng, tình cảm yêu thương cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ trong những giai đoạn đầy khó khăn, vất vả và gian khổ.

    Câu 3:

    Hình ảnh bà mẹ Việt Bắc hiện ra:

    "Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

    Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô."

    Tác giả nhớ lại hình ảnh mang ý nghĩa sâu sắc đối với Việt Bắc, đó là hình hình người mẹ sớm hôm tần tảo, vất vả, bất chấp thời tiết bất lợi vẫn địu con trên lưng để làm lụi, lao động không ngừng nghỉ.

    Chi tiết, hình ảnh: "Nắng cháy lưng", "địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô" được tác thể hiện thông qua ngôn từ giản dị, gần gũi, trìu mến và thân thương. Những chi tiết, hình ảnh đó khiến người đọc xúc động, đồng cảm và thấu hiểu cho cảnh cơ cực của người mẹ. Từ đó ta thấy ý chí, nghị lực, sức mạnh kiên cường của người mẹ không chịu khuất phục trước thời tiết khắc nghiệt.

    Câu 4:

    Phép điệp cấu trúc: "Nhớ sao" đạt hiệu quả nghệ thuật: Thể hiện nỗi nhớ mãnh liệt, dâng trào, nỗi nhớ vượt qua cả không gian, thời gian. Thông qua phép điệp cấu trúc: "Nhớ sao" tác giả bày tỏ tấm lòng trân quý, yêu thương cảnh vật, thiên nhiên và con người Việt Bắc.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...