Đọc đoạn trích, trả lời câu hỏi bên dưới: Tôi vẫn còn nhớ mẹ thường hay nói với tôi, khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia sẻ. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương thuốc nào hết. Khi chia sẻ một nỗi buồn, chúng ta sẽ không buồn hơn, nhưng người khác lại vui hơn. Và đừng bao giờ quay lưng lại với một con người như vậy. Họ cần những khuôn mặt hơn là những viên thuốc. Họ cần những bàn tay, những tô cháo, những quả ổi hái để đầu giường. Họ cần mỗi buổi tối ghé ngồi lại với họ trong im lặng. Họ cần chúng ta dẫn họ lên đồi cuốc một mảnh vườn và thỉnh thoảng hỏi có thích ăn bắp rang không. (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Nguyễn Ngọc Thuần) Câu hỏi: Đề kiểm tra, phần đọc hiểu văn bản văn học, môn ngữ văn) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2. Xác định câu chủ đề của đoạn trích trên? Câu 3. Theo tác giả, vì sao "đừng bao giờ quay lưng lại" với một người khi họ gặp nỗi buồn? Câu 4. Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích? Câu 5. Từ lời văn: Khi chia sẻ một nỗi buồn, chúng ta sẽ không buồn hơn, nhưng người khác lại vui hơn. Theo em, Khi chia sẻ một nỗi buồn thì cả người chia sẻ và người được chia sẻ sẽ nhận được những gì? Câu 6. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: "Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương thuốc nào hết" không? Vì sao? Câu 7. Nhận xét về người mẹ trong đoạn trích Câu 8. Đọc đoạn trích, em rú t ra được những bài học nào trong cuộc sống? Câu 9. Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu, viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày ý nghĩa của sự đồng cảm, chia sẻ trong cuộc sống Trả lời: (Đề kiểm tra, phần đọc hiểu văn bản văn học, môn ngữ văn) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? - Tự sự Câu 2. Xác định câu chủ đề của đoạn trích trên? - Tôi vẫn còn nhớ mẹ thường hay nói với tôi, khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia sẻ (câu đầu đoạn). Câu 3. Theo tác giả, vì sao "đừng bao giờ quay lưng lại" với một người khi họ gặp nỗi buồn? Bởi vì: - Họ cần những khuôn mặt hơn là những viên thuốc. - Họ cần những bàn tay, những tô cháo, những quả ổi hái để đầu giường. - Họ cần mỗi buổi tối ghé ngồi lại với họ trong im lặng. - Họ cần chúng ta dẫn họ lên đồi cuốc một mảnh vườn và thỉnh thoảng hỏi có thích ăn bắp rang không. Câu 4. Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích? - Điệp ngữ: +Lặp từ ngữ: Nỗi buồn, buồn.. + Điệp cấu trúc: Họ cần - Đối lập: Buồn - vui - Tác dụng: + nhằm gây ấn tượng, làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn +nhằm nhấn mạnh sự cần thiết của tình thương và sự sẻ chia tự nguyện, chân tình, đó là giúp con người vượt qua được nỗi buồn. +Bộc lộ mong muốn con người biết đồng cảm, chia sẻ giữa người với người trong cuộc s5ống. Câu 5. Từ lời văn: Khi chia sẻ một nỗi buồn, chúng ta sẽ không buồn hơn, nhưng người khác lại vui hơn. Theo em, Khi chia sẻ một nỗi buồn thì cả người chia sẻ và người được chia sẻ sẽ nhận được những gì? - Khi chia sẻ một nỗi buồn thì cả người chia sẻ và người được chia sẻ sẽ đều nhận được nhiều giá trị: - Với người chia sẻ nỗi buồn, họ sẽ cảm thấy được thấu hiểu, được quan tâm; giúp họ thấy nhẹ lòng, thanh thản và nhanh chóng vượt qua nỗi buồn. - Với người được chia sẻ nỗi buồn, học cảm thấy tinh thần luôn tư thái, vui tươi, hạnh phúc vì làm được điều ý nghĩa; cảm thấy trân trọng cuộc sống hơn. Câu 6. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: "Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương thuốc nào hết" không? Vì sao? *Định hướng: - Các em có thể nêu một trong hai quan điểm: Đồng tình; hoặc không đồng tình; hoặc chỉ đồng tình một phần. - Nhưng cần là có những lí giải lô gic, thuyết phục. *Gợi ý trả lời: - Cách 1: Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Các em đọc tiếp: NLXH: Vai Trò, Ý Nghĩa Của Đồng Cảm Và Chia Sẻ - Dàn Ý - Đoạn Văn Mẫu Mực