Bộ đề Đọc hiểu: Truyện ngắn Anh Hai - Ăn thêm cái nữa đi con - Chủ đề tình cảm gia đình

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 23 Tháng tư 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề bài: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi bên dưới

    ANH HAI

    - Ăn thêm cái nữa đi con!

    – Ngán quá, con không ăn đâu!

    – Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!

    – Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!

    [​IMG]

    Thằng bé lắc đầu nguầy nguậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cổng. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đì.

    Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:

    – Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn. Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.

    - Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh – Con bé nói rồi thút thít.

    – Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!

    (Theo Lý Thanh Thảo)

    Câu hỏi:

    Câu 1. Câu chuyện trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?


    Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên là gì?

    Câu 3. Xác định ít nhất 1 từ tượng hình 1 từ tượng thanh có trong văn bản

    Câu 4. Sự việc ào làm nổi bật ý nghĩa nhan đề? Đó là ý nghĩa gì?

    Câu 5. Xét về cấu tạo và mục đích nói, các câu sau thuộc kiểu câu gì? Chúng dùng để làm gì? Các câu đó thực hiện hành động nói nào?

    A. -Ừa.

    B. - Vứt đi! Vứt nó đi!


    Câu 6. Câu bụi đời đã dính, chẳng chịu cho đi thể hiện ý nghĩa gì?

    Câu 7. Tìm từ đồng nghĩa với từ "háu"

    Câu 8. Chỉ ra, nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn:

    Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon.


    Câu 9. Câu nói của người anh "Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!" chứng tỏ điều gì? Tìm câu tục ngữ, ca dao có cùng ý nghĩa

    Câu 10. Qua văn bản, em hiểu tác giả muốn gửi gắm thông điệp nào?

    Từ đó, hãy liên hệ bản thân và nêu ra 1 vài hành động thiết thực mà em có thể vận dụng trong cuộc sống hàng ngày.


    Câu 11. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ, nêu suy nghĩ về 1 thông điệp được gửi gắm qua câu chuyện

    [​IMG]

    Trả lời:

    Đề kiểm tra đọc hiểu môn Ngữ văn, vềtruyện ngắn: Anh hai – Chủ đề Anh em như thể tay chân

    1. Câu chuyện trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

    - Tự sự


    2. Nội dung chính của văn bản trên là gì?

    - Câu chuyện kể về cách cư xử của thằng bé con nhà giàu và hai đứa trẻ, tác giả ca ngợi tình anh em ruột thịt yêu thương, đùm bọc dù cuộc sống nghèo khổ.

    3. Xác định ít nhất 1 từ tượng hình 1 từ tượng thanh có trong văn bản

    - Từ tượng hình: Nguầy nguậy, chỏng chơ, lấm láp, hôi hám, xô, chỏng chơ

    - Từ tượng thanh: Thút thít

    4. Sự việc ào làm nổi bật ý nghĩa nhan đề? Đó là ý nghĩa gì?

    - Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!

    - Ý nghĩa: Ca ngợi tình cảm anh em ruột thịt yêu thương, đùm bọc, nhường nhịn, sẻ chia, gắn bó khăng khít.

    5. Xét về cấu tạo và mục đích nói, các câu sau thuộc kiểu câu gì? Chúng dùng để làm gì? Các câu đó thực hiện hành động nói nào?

    A. -Ừa.

    - > theo cấu tạo: Câu đơn

    - Theo mục đích nói: Câu trần thuật

    - Tác dụng: Dùng để khẳng định, đồng tình

    - >Kiểu hành động nói: Trình bày

    B. - Vứt đi! Vứt nó đi

    - > theo cấu tạo: Là 2 câu đơn

    - Theo mục đích nói: Là 2 câu cầu khiến

    - Tác dụng: Dùng để yêu cầu, đề nghị

    - >Kiểu hành động nói: Điều khiển

    6. Câu bụi đời đã dính, chẳng chịu cho đi thể hiện ý nghĩa gì?

    - Nghĩa tả thực: Bụi bẩn đã dính vào bánh thì khó mà phủi, thổi đi hết

    - Nghĩa biểu tượng: Nó biểu tượng cho những khó khăn, cơ cực, vất vả, thiếu thốn, thiệt thòi cũng như cái nghèo khổ cứ đeo bám mãi lấy hai anh em.

    7. Tìm từ đồng nghĩa với từ "háu"

    - Nôn nóng, sốt ruột

    8. Chỉ ra, nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn:

    Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon.


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Xem thêm:

    Đoạn Văn Nghị Luận: Bàn Luận Về Tình Mẫu Tử - Bài Làm Chi Tiết
     
    Last edited by a moderator: 3 Tháng mười 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề số 2

    Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi bên dưới:

    ANH HAI

    - Ăn thêm cái nữa đi con!

    – Ngán quá, con không ăn đâu!

    – Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!

    – Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!

    Thằng bé lắc đầu nguầy nguậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cổng. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đì.

    Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:

    – Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn. Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.

    - Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh – Con bé nói rồi thút thít.

    – Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!

    (Theo Lý Thanh Thảo)

    Câu hỏi:

    Câu 1. Giải thích nghĩa của từ phùng má, háu đói.

    Câu 2. Tìm các từ thuộc một trường và đặt tên cho trường từ vựng đó.


    Câu 3. Xác định vai xã hội của các nhân vật trong đoạn hội thoại sau:

    - Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh – Con bé nói rồi thút thít.

    – Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!


    Câu 4. Tìm ít nhất 1 cụm danh từ, 1 cụm động từ trong câu dưới đây và xác định phần trung tâm của mỗi cụm vừa tìm được:

    Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.


    Trả lời:

    Câu 1. Giải thích nghĩa của từ phùng má, háu đói.

    - Phùng má: Chỉ hoạt động, 2 má ở trạng thái căng phồng lên vì giữ nhiều hơi bên trong.

    - Háu đói: Chỉ tính chất, thích đến mức luôn luôn lộ vẻ nôn nóng, muốn đòi hỏi được đáp ứng ngay, không tự kiềm chế được.

    Câu 2. Tìm các từ thuộc một trường và đặt tên cho trường từ vựng đó.

    - Trường từ vựng quan hệ gia đình: Má, con, anh Hai, em.

    - Trường từ vựng hoạt động của miệng: Thổi, phùng má, thổi, liếm.

    Câu 3. Xác định vai xã hội của các nhân vật trong đoạn hội thoại sau:

    - Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh – Con bé nói rồi thút thít.

    – Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!

    =>xét theo thứ bậc trong gia đình: Anh Hai vai trên; em vai dưới.

    => xét theo mối quan hệ thân – sơ: Hai anh em có quan hệ ruột thịt, thân thiết

    Câu 4. Tìm ít nhất 1 cụm danh từ, 1 cụm động từ trong câu dưới đây và xác định phần trung tâm của mỗi cụm vừa tìm được:

    Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.

    =>cụm danh từ: Cái miệng háu đói của nó => Phần TT: Cái miệng

    =>cụm động từ: Rơi tõm xuống cống hôi hám => => Phần TT: Rơi

    => cụm động từ: Chìm hẳn => Phần TT: Chìm
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...