Bộ đề đọc hiểu: Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng - Đoạn trích Quà tặng cuộc sống

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 27 Tháng tư 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    Đề bài:

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các câu hỏi bên dưới:

    Chuyện xảy ra tại một trường trung học.

    Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vết mực đen và đặt câu hỏi với học sinh:

    - Các em có thấy gì không?

    Cả phòng học vang lên câu trả lời: - Đó là một vết mực đen.

    Thầy giáo nhận xét:

    - Các em không trả lời sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

    Và thầy kết luận:

    - Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều khoảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời. Đáng gì một chấm đen, một vệt đen mà bỏ đi cả trang giấy trắng quý giá.

    Trong số các học sinh ngồi trong lớp có một cậu bé tên là Cô-phi. Cậu bé Cô-phi năm nào nay chính là Cô-phi An-nan, người đã trở thành tổng thư ký Liên hiệp quốc và là một sứ giả thiện chí trong các cuộc đàm phán, một nhà hòa giải nổi tiếng thế giới từng được trao tặng giải Noben Hòa bình. Khi được hỏi về bí quyết dẫn đến những thành công trong cuộc sống và trong sự nghiệp chính trị, Kôphi An-nan đều kể lại câu chuyện vết mực đen trên tờ giấy trắng.

    (Trích Bức thư của người thầy, theo Trích Quà tặng cuộc sống - NXB Văn hóa thông tin, 2005)


    [​IMG]

    Câu hỏi:

    Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

    Câu 2: Hãy khái quát nội dung chính của văn bản trên?

    Câu 3: Trong lời khuyên của thầy giáo: "Thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời", hình ảnh vết đen và tờ giấy trắng có nhiều mảng sạch tượng trưng cho điều gì?

    Câu 4. Em hiểu thế nào về câu nói: "Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ"?

    Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn:

    - Con người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều khoảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời. Đáng gì một chấm đen, một vết đen mà bỏ đi cả trang giấy trắng quý giá.


    Câu 6, Đọc đoạn trích trên, em rút ra những bài học gì?

    Câu 7. Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của e về lời khuyên của thầy giáo trong văn bản ở phần Đọc - hiểu: "Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời".

    Trả lời:

    Bộ đề kiểm tra môn ngữ văn, phần đọc hiểu văn bản văn học – Quà tặng cuộc sống – Chủ đề đánh giá một con người

    Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

    - Tự sự

    Câu 2: Hãy khái quát nội dung chính của văn bản trên.

    - Từ cuộc trò chuyện của thầy và học trò về một tờ giấy trắng có vết chấm đen, thầy đưa ra lời khuyên về cách nhìn nhận, đánh giá một sự việc, một con người mang tính nhân văn.

    Câu 3: Trong lời khuyên của thầy giáo: "Thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời", hình ảnh vết đen và tờ giấy trắng có nhiều mảng sạch tượng trưng cho điều gì?

    + hình ảnh "vết đen" : Ẩn dụ cho những lỗi lầm, thiếu sót, khuyết điểm, hạn chế nhỏ.. của con người.

    + hình ảnh tờ giấy trắng có nhiều mảng sạch: Ẩn dụ cho những phẩm chất chốt, ưu điểm và khía cạnh tốt của con người.

    Câu 4. Em hiểu thế nào về câu nói: "Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ"?

    - "Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác" : Phản ánh thái độ nhìn nhận, đánh giá phiếm diện, khắt khe, chủ quan của rất nhiều người trong cuộc sống. Đây là một hiện thực trong cuộc sống.

    - "Mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ" : Những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác dễ làm ta nhớ dai và có cái nhìn áp đặt, thiếu công tâm, công bằng, khách quan, và quên đi rằng họ có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp khác. Đây là một cách đánh giá sai.


    -> Cách đánh giá này sẽ làm ta không thể có được cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về một con người.

    Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn:

    - Con người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều khoảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời. Đáng gì một chấm đen, một vết đen mà bỏ đi cả trang giấy trắng quý giá.

    - Ẩn dụ: "Vết đen" chỉ những thiếu sót, khuyết điểm, hạn chế nhỏ.. của con người; tờ giấy trắng có nhiều mảng sạch: Những phẩm chất tốt, ưu điểm nổi trội của con người

    - Đối lập:


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    bidzvc, Baongu10van, Kun77732 người khác thích bài này.
  2. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    Đề số 2

    Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu:

    Chuyện xảy ra tại một trường trung học.

    Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vết mực đen và đặt câu hỏi với học sinh:

    - Các em có thấy gì không?

    Cả phòng học vang lên câu trả lời: - Đó là một vết mực đen.

    Thầy giáo nhận xét:

    - Các em không trả lời sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

    Và thầy kết luận:

    - Con người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều khoảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

    (Trích Quà tặng cuộc sống - NXB Văn hóa thông tin, 2005)


    Câu hỏi:

    Câu 1. Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác.

    Câu 2. Cho biết ho biết kiểu câu, kiểu hành động nói ở phần in đậm bên dưới

    "Thầy giáo nhận xét:


    - Các em không trả lời sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?"

    Câu 3. Theo em, việc chỉ "chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ" thể hiện cách đánh giá con người như thế nào?

    Câu 4. Nêu ý nghĩa của văn bản

    Câu 5. Em có nhận xét gì phương pháp giảng dạy, giáo dục của người thầy trong câu chuyện?

    Trả lời:

    Câu 1. Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác.

    Đặt nhan đề khác cho văn bản:

    - Bài học từ người thầy.

    - Vết đen trên tờ giấy trắng.

    - Bài học về cách đánh giá con người


    Câu 2. Cho biết ho biết kiểu câu, kiểu hành động nói ở phần in đậm bên dưới

    - "Các em không trả lời sai." : Câu trần thuật, kiểu hành động trình bày.

    - "Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?" : Câu nghi vấn, kiểu hành động bộc lộ cảm xúc.

    Câu 3. Theo em, việc chỉ "chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ" thể hiện cách đánh giá con người như thế nào?

    - Đây là cách đánh giá chủ quan, không toàn diện, thiếu công bằng, quá khắt khe, thiếu đi sự độ lượng, bao dung nên không thể có được cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về một người.

    Câu 4. Nêu ý nghĩa của văn bản

    Mỗi người đều có cả hai mặt tiêu cực và tích cực nên ần có lòng vị tha, yêu thương, rộng lượng và cái nhìn khách quan, toàn diện khi đánh giá một người.


    Câu 5. Em có nhận xét gì phương pháp giảng dạy, giáo dục của người thầy trong câu chuyện?

    - Cách dạy bằng trực quan của thầy rất ấn tượng, hấp dẫn, sinh động và đạt hiệu quả.

    - Tạo sự thân thiện, cởi mở, gần gũi, thấu hiểu giữa thầy và trò.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...