Bộ đề Đọc hiểu Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ột Éc, 2 Tháng mười hai 2022.

  1. Ột Éc

    Bài viết:
    2,948
    Đề 1

    Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

    Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã.. Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng..

    (Trích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành)

    Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

    Câu 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?

    Câu 3. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Trung Thành sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, đối lập. Xác định biểu hiện các phép tu từ đó và nêu tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì?

    Câu 4. Xác định từ loại của các từ được gạch chân: Mọc, lao, phóng, ham, tiếp, vượt, ưỡn trong văn bản? Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các từ đó là gì?

    [​IMG]

    Gợi Ý Câu Trả Lời

    Câu 1:

    Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt: Tự sự.

    Câu 2:

    Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản: Sức sống mãnh liệt, kiên cường của rừng xà nu trước bon đạn đại bác. Tác giả miêu tả các chi tiết, hình ảnh, đặc điểm cụ thể, sinh động, hấp dẫn về cây rừng xà nu vươn mình đón ánh nắng mặt trời, không chịu khuất phục trước những khó khăn, gian nan, hiểm nguy. Có những cây xà nu bị thương tích đầy mình nhưng vẫn ngẩng cao đầu hiên ngang, có những cây xà nu ngã quỵ, hy sinh để nhường sự sống có những cây con mọc lên.

    Câu 3:

    Biểu hiện các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, đối lập.

    So sánh: Cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng

    Nhân hóa: Những vết thương của chúng chóng lành, chúng vượt lên rất nhanh, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng.

    Đối lập: Một cây xà nu mới ngã gục đối lập với có bốn năm cây con mọc lên, có những cây năm mười hôm thì cây chết đối lập với những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê.

    Tác dụng của các hình thức nghệ thuật:

    Biện pháp so sánh giúp làm nổi bật sức sống mãnh liệt, dẻo dai của rừng xà nu.

    Biện pháp nhân hóa giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn người đọc. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để nói lên đặc điểm cây xà nu hội tụ những yếu tố bất khuất, kiên cường, dũng cảm, giàu ý chí, nghị lực sinh tồn như con người.

    Biện pháp đối lập: Cây xà nu chết để những cây con mọc lên tiếp nối sự sống bất diệt. Hình ảnh đối lập đó giúp người đọc cảm nhận được sự hy sinh cao cả, thiêng liêng của thế hệ trước luôn mang nhiều ý nghĩa, giá trị tốt đẹp cho các thế hệ sau. Rừng xa nu tượng trưng cho những con người Tây Nguyên chịu nhiều nỗi đau thể chất lẫn tinh thần nhưng quyết không bỏ cuộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

    Câu 4:

    Từ loại của các từ được gạch chân: Mọc, lao, phóng, ham, tiếp, vượt, ưỡn trong văn bản đều là động từ thể hiện sự sống mạnh mẽ, kiên cường và vươn lên.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem


    Xem tiếp theo bên dưới..
     
    bichmong77, sky z, LieuDuong8 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng mười hai 2022
  2. Ột Éc

    Bài viết:
    2,948
    Đề 2

    Đọc đoạn văn và trả lời cho câu hỏi ở dưới:

    "Tnú không cứu sống được vợ, được con. Tối đó, Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớ không, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì bị chúng nó bắt, mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tau đứng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!..".

    Câu 1. Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Của ai?

    Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn?

    Câu 3. Câu nói "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!" có ý nghĩa gì?

    Câu 4. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích

    Gợi Ý Câu Trả Lời

    Câu 1:

    Đoạn văn trích trong tác phẩm: "Rừng xà nu" của tác giả Nguyễn Trung Thành.

    Câu 2:

    Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

    Câu 3:

    Câu nói "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!", đây là câu nói giàu kinh nghiệm, sự từng trải của cụ Mết khi chứng kiến nhiều cảnh đau thương do cuộc chiến tranh gây ra. Câu nói mang ý nghĩa ca ngợi lòng dũng cảm, kiên cường, không khuất phục trước quân thù của Tnú. Trong cuộc chiến tranh, khi họ cầm súng, ta có bất cứ thứ gì làm vũ khí được thì cứ dùng: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!" Câu nói đó thể hiện ý chí, sức mạnh, tinh thần bảo vệ quê hương, đất nước của người dân Xô Man nói riêng và dân tộc Tây Nguyên nói chung.

    Câu 4:

    Phương thức biểu đạt của đoạn trích: Tự sự và biểu cảm.
     
    sky z, LieuDuong, Tiên Nhi4 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng mười hai 2022
  3. Ột Éc

    Bài viết:
    2,948
    Đề 3

    Trắc nghiệm

    Câu 1:
    "Rừng xà nu" sáng tác vào năm nào?

    A. 1955

    B. 1965

    C. 1975

    D. 1980

    Câu 2: Nguyễn Trung Thành tên thật là gì?

    A. Nguyễn Văn Kiên

    B. Nguyễn Hoàng Khiêm

    C. Nguyễn Duy Trường

    D. Nguyễn Văn Báu

    Câu 3: Nêu nội dung chính của tác phẩm: "Rừng xà nu"

    A. Cuộc đời Tnú và dân làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

    B. Những con người có hoàn cảnh nghèo khó, vất vả, lầm than

    C. Tình yêu dành cho thiên nhiên, quê hương và đất nước

    D. Cuộc sống con người sau thời bình

    Câu 4: Hình tượng Rừng xà nu gắn với mảnh đất nào?

    A. Bình Dương

    B. Hà Nội

    C. Tây Nguyên

    D. Cà Mau

    Câu 5: Các thế hệ anh hùng Tây Nguyên trong tác phẩm Rừng xà nu gồm những ai?

    A. Cụ Mết

    B. Tnú

    C. Dít và bé Heng

    D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

    Câu 6: Giọng điệu của tác phẩm Rừng xà nu như thế nào?

    A. Nhẹ nhàng

    B. Trìu mến, thân thương

    C. Căm phẫn, tức giận

    D. Trang trọng, hào hùng

    Câu 7: Tác giả sử dụng phong cách ngôn ngữ gì?

    A. Chính luận

    B. Khoa học

    C. Sinh hoạt

    D. Báo chí

    Câu 8: Hãy liệt kê 2 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng

    A. Nói giảm nói tránh, ẩn dụ

    B. So sánh, nhân hóa

    C. Nói quá, liệt kê

    D. Điệp từ, đảo ngữ

    Câu 9: Nêu tác dụng của việc vận dụng biện pháp tu từ đó

    A. Giúp người đọc dễ liên tưởng, hình dung và cảm thụ được nội dung tác giả muốn truyền tải

    B. Tạo sự nhịp nhàng, cân đối

    C. Nhấn mạnh cuộc sống nghèo khó, cơ cực của con người

    D. Bày tỏ thái độ cảm thông, thấu hiểu cho số phận lầm than

    Câu 10: Tác giả thể hiện tình cảm gì thông qua tác phẩm Rừng xà nu

    A. Nghẹn ngào, xúc động trước cuộc sống vất vả, nghèo khó

    B. Yêu thương số phận lầm than

    C. Xót thương, cảm thông cho cuộc sống cơ cực.

    D. Khâm phục, biết ơn và trân quý thành quả cách mạng mà các thế hệ đi trước đã quyết tâm đấu tranh, bảo vệ và giữ gìn hòa bình.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    LieuDuong, sky z, Tiên Nhi2 người khác thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...