Đề 1: Đọc hiểu nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi - Nguyễn Văn Thạc Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 2.10.1971 Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá. Thế là thế nào? Cách đây ít lâu mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo.. Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền. 28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình. Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3. 71 tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng nước. Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu.. Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu.. Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta. (Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2: Nhìn những ngôi sao trên mũ, tác giả đọc được những gì? Ý nghĩa của những hình ảnh đó? Câu 3: Tại sao tác giả viết: "Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?"? Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị? Gợi Ý Câu Trả Lời Câu 1: Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Câu 2: Nhìn những ngôi sao trên mũ, tác giả đọc được những: Ánh lửa cầu vồng, màu đỏ của lửa, của máu, hồng cầu của trái tim. Ý nghĩa của những hình ảnh đó: Tượng trưng cho ý chí, lòng nhiệt huyết, khát vọng, kiên cường, không quản ngại bao khó khăn, gian nan và thử thách, sẵn sàng chiến đấu, nguyện hy sinh cho lý tưởng cao đẹp để bảo vệ, giữ gìn hòa bình cho đất nước. Câu 3: Tác giả viết: "Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?" Tại vì, tác giả nhận ra thời gian đời người hữu hạn, thoáng chốc đã trải qua quãng thời gian còn đi học và chợt nhận ra bản thân phải thực hiện nhiều mục tiêu có ý nghĩa hơn nữa. Tác giả thức tỉnh, nhận ra trách nhiệm, bổn phận của bản thân cần phải hành động, thực hiện khát vọng sống, lý tưởng cao đẹp vì lợi ích lớn lao cho đất nước, nhân dân. Câu nói của tác giả, giúp mỗi người trau dồi kiến thức, học tập, nỗ lực và phấn đấu không ngừng để vươn tới thành công. Câu 4: Thông điệp của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất: Mình hiểu được nhiều điều có ích, Sống được nhiều ngày có ý nghĩa, mình bắt đầu sống có trách nhiệm. Bấm để xem Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
Đề 2: Đọc hiểu nhật ký mãi mãi tuổi hai mươi Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: "Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả – Biết yêu và biết ghét – Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế – Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm." (Trích Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi – Nguyễn Văn Thạc) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. Nội dung của đoạn trích. Câu 3. Đặt nhan đề cho đoạn trích. Anh/chị cảm phục phẩm chất nào ở anh Nguyễn Văn Thạc, người liệt sĩ đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị khi chưa đầy 20 tuổi, trong đoạn trích trên? Câu 4. Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Gợi Ý Câu Trả Lời Câu 1: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm Câu 2: Nội dung của đoạn trích: Lẽ sống cao đẹp và tình yêu thương to lớn của Nguyễn Văn Thạc dành cho quê hương, đất nước. Câu 3: Đặt nhan đề: Lẽ sống cao đẹp của Nguyễn Văn Thạc. Cảm phục phẩm chất cao đẹp, tấm lòng chính trực, luôn cống hiến, không ngại gian khó của Nguyễn Văn Thạc. Câu 4: Biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên: Điệp ngữ: Biết yêu, biết ghét, biết lăn lộn, biết sống cao thượng. Tác dụng: Nhấn mạnh, đề cao, ca ngợi lý tưởng, khát vọng, lẽ sống tốt đẹp, phẩm chất và tâm hồn cao quý của Nguyễn Văn Thạc.