Bộ đề Đọc hiểu Một nhành xuân - Tố Hữu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ột Éc, 10 Tháng mười hai 2022.

  1. Ột Éc

    Bài viết:
    2,948
    Đọc hiểu Một nhành xuân

    Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới: Năm 20 của thế kỉ 20

    Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người

    Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ.

    Ồi những ngày xưa.. Mưa xứ Huế

    Mưa sao buồn vậy, què hương ơi!

    Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời

    Đất lai láng những là nước mắt..

    Có lẽ vậy thôi.. Tôi đã trôi như con thuyền lay lắt

    Trên dòng sông mù sương

    Tôi đã khô như cây sậy bên đường

    Đâu dám ước làm hoa thơm trái ngọt

    Tôi đã chết, lặng im, như con chim không bao giờ được hót

    Một tiếng ca lảnh lót cho đời

    Nếu chậm mùa xuân ấy, em ơi!

    (Một nhành xuân, Tố Hữu)

    Câu 1. Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

    Câu 2. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh mặt trời và nước mắt trong đoạn thơ.

    Câu 3. Cụm từ "Có lẽ vậy thôi" thể hiện điều gì trong tư tưởng, tình cảm của nhân vật trữ tình?

    Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc nhất được thể hiện trong 7 dòng thơ cuối?


    [​IMG]

    Gợi Ý Câu Trả Lời

    Câu 1:

    Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

    Câu 2:

    Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh:

    Mặt trời: Biểu tượng cho niềm tin, hy vọng, sức mạnh ý chí, nghị lực, ánh sáng của chân lý, cuộc sống tốt đẹp, ngày mai tươi sáng.

    Nước mắt: Biểu tượng cho nỗi buồn, sự đau thương, mất mát, đớn đau tột cùng.


    Câu 3:

    Cụm từ "Có lẽ vậy thôi" thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhân vật trữ tình: Thuận theo tự nhiên, phó mặc cho số phận, không muốn cố gắng cưỡng cầu, thay đổi điều gì nữa, thể hiện sự bất lực, chán nản, bi quan khi không thể thay đổi được gì.

    Câu 4:

    Biện pháp nghệ thuật đặc sắc nhất được thể hiện trong 7 dòng thơ cuối:

    Tôi đã khô như cây sậy bên đường

    Tôi đã chết, lặng im, như con chim không bao giờ được hót


    Phân tích tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Thể hiện nỗi tuyệt vọng cùng cực của nhân vật Tôi. Tác giả sử dụng hình ảnh: "Cây sậy bên đường", "con chim không bao giờ hót" để diễn ta nỗi đau buồn, chán nản, bi quan, bất lực, đau đớn khi chưa tìm thấy lẽ sống, lý tưởng cao đẹp. Việc sử dụng biện pháp so sánh giúp câu thơ trở nên gợi hình, tăng sức biểu cảm, sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng mười hai 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...