Bộ đề Đọc hiểu: Hạt giống tâm hồn – Có áp lực mới có động lực phấn đấu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 3 Tháng sáu 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề số 1

    Đề bài: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi bên dưới


    CÓ ÁP LỰC MỚI CÓ ĐỘNG LỰC PHẤN ĐẤU

    Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu phải đền 12, 5 đô-la nên cậu đã chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói:

    - Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố.

    Kể từ đó, cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa năm sau, cậu đã trả lại đúng 12, 5 đô-la cho bố. Về sau, cậu bé ấy khôn lớn và trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử. Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kì sau này.

    (Theo Hạt giống tâm hồn, Nhiều tác giả)

    [​IMG]

    Câu hỏi:

    Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt sử dụng trong văn bản?

    Câu 2. Khái quát nội dung chính của văn bản

    Câu 3. Tìm câu văn được dẫn trực tiếp trong văn bản trên. Và hãy chuyển sang cách dẫn gián tiếp.

    Câu 4. Theo em, yêu cầu bố của cậu bé đặt ra "Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau, phải trả lại đầy đủ cho bố." có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé?

    Câu 5. Rút ra những thông điệp mà ông bố muốn gửi đến cho con trai mình

    Câu 6. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về câu nói "Không có áp lực, không có kim cương"

    [​IMG]

    Trả lời:

    Bộ đề kiểm tra môn ngữ văn - phần Đọc hiểu văn bản: Hạt giống tâm hồn – Có áp lực mới có động lực phấn đấu


    Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt sử dụng trong văn bản?

    - Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả

    Câu 2. Khái quát nội dung chính của văn bản

    Từ cách người bố dạy con giải quyết lỗi lầm, tác giả muốn khẳng định rằng có áp lực mới có động lực.

    Câu 3. Tìm câu văn được dẫn trực tiếp trong văn bản trên. Và hãy chuyển sang cách dẫn gián tiếp.

    Câu văn được dẫn trực tiếp: Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố.

    => chuyển sang cách dẫn gián tiếp: Bố cậu đã nó với cậu rằng tiền có thể cho cậu mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố cậu.

    Câu 4. Theo em, yêu cầu bố của cậu bé đặt ra "Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau, phải trả lại đầy đủ cho bố." có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé?

    Yêu cầu đặt ra của bố cậu bé có ý nghĩa:

    - Giúp cậu bé biết chịu trách nhiệm trước hành vi do bản thân gây ra, phải tự giải quyết hậu quả chứ không ỷ lại, dựa dẫm, phó thác lỗi lầm của bản thân cho người khác.

    - Giúp cậu bé hiểu "có vay, có trả".

    - Tạo áp lực để cậu có động lực nỗ lực, phấn đấu lao động, chăm chỉ làm việc, tự lập và biết tích góp.

    - Giúp cậu bé trưởng thành và thành tài.

    Câu 5. Rút ra những thông điệp mà ông bố muốn gửi đến cho con trai mình

    - Phải biết tự chịu trách nhiệm trước hành vi do bản thân gây ra, phải tự giải quyết hậu quả chứ không ỷ lại, dựa dẫm, phó thác lỗi lầm của bản thân cho người khác.

    - "Có vay, có trả" là quy luật hiển nhiên trong cuộc đời

    - Có áp lực mới có động lực phấn đấu

    - Biết tự lập, tự chịu trách nhiệm, tự giải quyết vấn đề sẽ giúp bản thân trưởng thành nhanh chóng.

    Câu 6. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về câu nói "Không có áp lực, không có kim cương"

    Định hướng:

    *Giới thiệu, nêu vấn đề cần nghị luận

    Trong cuộc sống, có nhiều động lực giúp ta vươn tới sự hoàn thiện và phát triển nhưng động lực quan trọng là động lực đến từ áp lực của hoàn cảnh sống. Giống như ý kiến "Không có áp lực, không có kim cương"

    * Giải thích câu nói:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  2. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề Số 2

    Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

    CÓ ÁP LỰC MỚI CÓ ĐỘNG LỰC PHẤN ĐẤU

    Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu phải đến 12, 5 đô-la nên cậu đã chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói:

    - Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố.

    Kể từ đó, cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa năm sau, cậu đã trả lại đúng 12, 5 đô-la cho bố. Về sau, cậu bé ấy khôn lớn và trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử. Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kì sau này.

    (Theo Hạt giống tâm hồn, Nhiều tác giả)

    Câu hỏi:

    Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt sử dụng trong văn bản?

    - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

    Câu 2: Cậu bé trong câu chuyện trên đã gây ra lỗi gì? Hậu quả ra sao?

    Cậu bé đã đá bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm và hậu quả là cậu phải đền 12, 5 đô la cho người ta

    Câu 3. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.

    Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.

    - Trạng ngữ: Năm 1920.

    - Chủ ngữ: Cậu bé 11 tuổi nọ.

    - Vị ngữ: Lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.

    Câu 4. Đọc văn bản, em nhận ra thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân là gì? Tại sao?

    - Thông điệp quan trọng nhất: Có áp lực mới có động lực phấn đấu

    - Vì:

    + Áp lực mang lại cho chúng ta những bài học thực tiễn vô cùng giá trị mà sách vở không có.

    - Vượt qua những khó khăn, áp lực sẽ giúp ta tích tích lũy được nhiều kiến thức, bài học, kinh nghiệm để dành lấy chiến thắng vẻ vang cho bản thân.

    - Giúp ta tôi luyện ý chí, nghị lực, bản lĩnh, quyết tâm và dũng cảm và nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

    - Giúp ta trưởng thành và đạt được thành công.

    Câu 5. Viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ bàn luận về ý kiến: Phải có áp lực mới có động lực phấn đấu.

    Trả lời:

    Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt sử dụng trong văn bản?

    - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

    Câu 2: Cậu bé trong câu chuyện trên đã gây ra lỗi gì? Hậu quả ra sao?

    Cậu bé đã đá bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm và hậu quả là cậu phải đền 12, 5 đô la cho người ta

    Câu 3. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.

    Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.

    - Trạng ngữ: Năm 1920.

    - Chủ ngữ: Cậu bé 11 tuổi nọ.

    - Vị ngữ: Lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.

    Câu 4. Đọc văn bản, em nhận ra thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân là gì? Tại sao?

    - Thông điệp quan trọng nhất: Có áp lực mới có động lực phấn đấu

    - Vì:

    + Áp lực mang lại cho chúng ta những bài học thực tiễn vô cùng giá trị mà sách vở không có.

    - Vượt qua những khó khăn, áp lực sẽ giúp ta tích tích lũy được nhiều kiến thức, bài học, kinh nghiệm để dành lấy chiến thắng vẻ vang cho bản thân.

    - Giúp ta tôi luyện ý chí, nghị lực, bản lĩnh, quyết tâm và dũng cảm và nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

    - Giúp ta trưởng thành và đạt được thành công.

    Câu 5. Viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ bàn luận về ý kiến: Phải có áp lực mới có động lực phấn đấu.

    Định hướng:

    *Giới thiệu, nên vấn đề:

    - Có nhiều cơ hội giúp ta vươn tới sự hoàn thiện và phát triển nhưng động lực quan trọng là động lực đến từ áp lực của hoàn cảnh sống.

    - Như ý kiến: Phải có áp lực mới có động lực phấn đấu.

    *Giải thích:

    - Áp lực là những khó khăn, thử thách trong cuộc sống đặt ra cho con người.

    - Động lực phấn đấu là những nguồn năng lượng tích cực được tạo ra để con người có hành động tích cực để giải quyết khó khăn trở ngại.

    - > Những áp lực là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống lại chính là liều thuốc để con người tự lập, trưởng thành.

    *Bình luận, chứng minh vấn đề:

    - Thời đại 4.0 với sự phát triển không ngừng về khoa học, công nghệ đầy áp lực nhưng tạo ra cơ hội cho các bạn trẻ thể hiện mình nếu biết trân trọng nắm bắt nó.

    - Cuộc sống cần phải trải qua nhiều những điều khó khăn; nhưng chính những khó khăn đó lại tôi luyện cho mỗi người sự nỗ lực không ngừng để chạm tay đến trái chín ngọt ngào.

    - Cuộc sống luôn bộn bề, đầy những "áp lực", khó khăn, thử thách ngăn cản con đường thành công của bạn.

    - Áp lực mang đến bản lĩnh, ý chí, nghị lực, quyết tâm để ta trải nghiệm, phấn đấu.

    - Giúp ta tích lũy được cho mình vô số những bài học kinh nghiệm

    - Là điều kiện, tiền đề dẫn ta đến sự nghiệp thành công như ý.

    *Mở rộng:

    - Thực tế có rất nhiều người, luôn giữ trong mình thái độ bi quan, tiêu cực, không dám chấp nhận thử thách vì sợ thất bại, và bị nhấn chìm trong vỏ ốc của chính mình, luôn đổ lỗi cho ngoại cảnh, cho những người xung quanh, mà không thấy được cốt lõi là ở chính mình.

    - Nếu bạn chấp nhận buông xuôi, đầu hàng trước những "áp lực" ấy tức là bạn đã hoàn toàn thất bại.

    *Bài học:

    - Để biến áp lực thành động lực con người cần suy nghĩ tích cực, lạc quan và sáng tạo, tỉnh táo, từng bước đề ra biện pháp giải quyết khó khăn.

    - Để có thể đối mặt với nhiều loại áp lực khác nhau để trưởng thành và nâng cao trình độ con người cần trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết ở nhiều lĩnh vực.

    - Phải ý thức được và chủ động tự lập, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, hiểm nguy; không nản lòng trước thất bại chứ không nên chỉ trông chờ khi áp lực ập tới mới bắt đầu đối phó.

    - Sóng gió sẽ ập đến bất ngờ nhưng đừng vì vậy mà nản chí; thành công không có chỗ cho người hèn nhát, yếu đuối.

    *Khẳng định lại vấn đề
     
    Liên PhúcThuyTrang thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...