Bộ đề đọc hiểu: Bàn luận về phép học - Ngọc không mài không thành đồ vật - Chủ đề học tập

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 26 Tháng hai 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    [​IMG]

    Đề bài: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

    "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo." Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. ()

    () Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước như thế mà vững yên. Đó thực mới là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.

    () Kẻ hèn thần này cung kính tấu trình.

    (Trích Bàn luận về phép học (luận học pháp) – Nguyễn Thiếp)

    Câu hỏi:

    Câu 1. Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích.

    Câu 2. Khái quát nội dung chính của đoạn trích

    Câu 3 . Trong đoạn văn trên, tác giả có bàn đến mục đích chân chính của việc học. Em hiểu mục đích đó là gì?

    Câu 4. Các "phép học" mà Nguyễn Thiếp bàn luận đến trong bài tấu của mình là những phép nào?

    Câu 5. Nhận xét thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn trích?

    Câu 6 . Tìm câu tục ngữ hoặc ca dao có ý nghĩa tương đương với ý "theo điều học mà làm"

    Câu 7. Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo." thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn trên.

    Câu 8. T ừ văn bản, hãy rút ra những phương pháp học tập tốt nhất cho mỗi người học thời nay

    Trả lời:

    (Bộ đề đọc hiểu văn bản văn học, môn ngữ văn: Bàn luận về phép học - Luận học pháp, Nguyễn Thiếp)

    Câu 1.


    Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích.

    - Thể loại: Tấu (Dựa vào Câu cuối đoạn trích: Kẻ hèn thần cung kính tấu trình.

    Câu 2. Khái quát nội dung chính của đoạn trích

    Từ việc chỉ ra mục đích chân chính của việc học là học để làm người, để thành tài, tác giả đề ra phương pháp học tiến bộ, đúng đắn.

    Câu 3 . Trong đoạn văn trên, tác giả có bàn đến mục đích chân chính của việc học. Em hiểu mục đích đó là gì?

    - Mục đích chân chính của việc học là học để biết rõ đạo (đạo làm người). Tức là học để làm người (có đạo đức, có tri thức, thành nhân tài, góp phần làm hưng thịnh đất nước).

    Câu 4. Các "phép học" mà Nguyễn Thiếp bàn luận đến trong bài tấu của mình là những phép nào?

    -Mở nhiều rường dạy học ở phủ huyện, mở trường tư.

    (Câu: Con cháu nhà.. đều tùy đâu tiện đấy mà đi học)

    - Việc học bắt đầu từ những kiến thức cơ bản.

    - Học tuần tự từ thấp đến cao. (Câu: Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc)

    - Biết tóm lược những điều cơ bản.

    - Học đi đôi với hành

    Câu 5. Nhận xét thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn trích?

    - Tác giả có lòng yêu nước chân thành, lo lắng cho nền giáo dục của nước nhà.

    - Hi vọng về tương lai tốt đẹp của đất nước

    Câu 6.

    Tìm câu tục ngữ hoặc ca dao có ý nghĩa tương đương với ý "theo điều học mà làm"

    - Câu tục ngữ: Học đi đôi với hành.

    Câu 7. Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo." thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn trên.

    - Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo." là câu trần thuật, dạng phủ định (trong câu có từ phủ định "không").

    - Biện pháp tu từ so sánh: So sánh ngọc không mài không thành đồ vật giống như người không học không biết rõ đạo.

    - Tác dụng:

    + Gây ấn tượng, làm tăng tính gợi hình, gợi cảm.

    +Nhấn mạnh sự học cần là cần thiết với mỗi con người: Việc mài ngọc cần phải kiên trì, cẩn thận, có ý chí quyết tâm, như thế ngọc, mới thành đồ vật, đẹp và sáng cũng như sự học con người cần nỗ lực, kiên trì, tỉ mỉ và quyết tâm mới học rộng hiểu sâu

    Câu 8. Từ văn bản, hãy rút ra những phương pháp học tập tốt nhất cho mỗi người học thời nay

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng hai 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...