Bộ đề đọc hiểu bài thơ Quê hương: Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới, nước bao vây – Tế Hanh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 17 Tháng hai 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    [​IMG]

    Đề số 1: Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi

    Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

    Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.


    Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,

    Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.


    Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

    Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.


    Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng

    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..


    .. Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

    Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,


    Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

    Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!


    (Trích Quê hương, Tế Hanh)​

    Câu hỏi:

    (Bộ đề đọc hiểu phần văn bản văn học, môn ngữ văn: Bài thơ Quê hương - Tế Hanh)


    Câu 1: Chỉ ra thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ

    Câu 2:

    Khái quát nội dung chính của đoạn thơ

    Câu 3: Đoạn trích thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương trong hoàn cảnh nào? Vì sao em biết? Tác giả bộc lộ tình cảm gì vơi quê hương?



    Câu 4 Xét về cấu tạo, câu sau thuộc kiểu câu nào? Hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu

    Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

    Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

    Câu 5

    Chỉ ra, nêu tác dụng của các biện phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:

    Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

    Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.


    Cánh buồm giương, to như mảnh hồn làng

    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..

    Câu 5.

    Từ đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ vè vai trò của tình yêu quê hương.

    Trả lời

    (Bộ đề đọc hiểu phần văn bản văn học, môn ngữ văn: Bài thơ Quê hương - Tế Hanh)


    Câu 1: Chỉ ra thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ

    - Thể loại: Thơ 8 chữ.

    - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

    Câu 2:

    Khái quát nội dung chính của đoạn thơ

    Đoạn trích tái hiện cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi hăng say, hứng khởi và nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ.

    Câu 3: Đoạn trích thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương trong hoàn cảnh nào? Vì sao em biết? Tác giả bộc lộ tình cảm gì vơi quê hương?

    - Hoàn cảnh: Đang sống xa quê

    - Vì; thể hiện qua từ "xa cách, tưởng nhớ"

    - Tình cảm của tác giả: Yêu mến, tự hào, gắn bó máu thịt với quê hương, nhớ quê hương da diết

    Câu 4 Xét về cấu tạo, câu sau thuộc kiểu câu nào? Hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu

    Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

    Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

    Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng: TN

    Dân trai tráng: CN

    bơi thuyền đi đánh cá: VN

    - >Câu đơn

    Câu 5

    Chỉ ra, nêu tác dụng của các biện phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:

    Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

    Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.


    Cánh buồm giương, to như mảnh hồn làng

    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..

    - Phép so sánh: So sánh "chiếc thuyền" với "con tuấn mã" (so sánh một vật cụ thể, hữu hình với một vật cụ thể, hữu hình khác) ; so sánh "cánh buồm" với "mảnh hồn làng" (so sánh một vật cụ thể, hữu hình với một vật trừu tượng, vô hình).

    - Nhân hóa: Rướn

    - Ẩn dụ: Hình ảnh cánh buồm trắng biểu tượng cho linh hồn làng chài.

    => Tác dụng: Giúp đoạn thơ trở nên giàu hình ảnh, sinh động, gợi hình, gợi cảm; làm nổi bật vẻ đẹp đầy sức sống, khí thế hăm hở, dũng mãnh, hào hùng của con thuyền khi ra khơi

    +thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, cuộc sống làng chài làng chài

    + làm nổi bật vẻ đẹp và ý nghĩa thiêng liêng của hình ảnh con thuyền, cánh buồm với làng chài. Cánh buồn trở thành máu thịt, là linh hồn của làng, là biểu tượng của người dân làng chài.

    +thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, cuộc sống làng chàilàng chài

    Câu 5.

    Từ đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ vè vai trò của tình yêu quê hương.

    Định hướng: Ý chính cần nêu trong bài làm

    - Nêu vấn đề: Đoạn thơ của Tế Hanh đã gợi trong lòng mỗi người những suy tư sâu sắc về vai trò của tình yêu quê hương.

    - Giải thích: Tình yêu quê hương là tình cảm yeu mến, trân trọng, tự hào, gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên.

    - Vai trò của tình yêu quê hương:

    + Tình yêu quê hương là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng.

    + Tình yêu quê hương giúp cho mỗi người bồi đắp tình cảm cao đẹp, thiêng liêng như yêu ngôn ngữ dân tộc, yêu gia đình, người thân

    +Giúp mỗi người có ý thức tích cực học tập, rèn luyện, lao động, sống tốt, sống đẹp, thành công, hạnh phúc.

    + tình yêu quê hương giúp gắn kết cộng đồng, góp phần bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh.

    - Lời khuyên:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    (Còn nữa)
     
  2. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    Đề số 2: Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi

    Quê hương

    Chim bay dọc biển đem tin cá​

    Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

    Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

    **

    Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,

    Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

    Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

    Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

    Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng

    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..

    **

    Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

    Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

    "Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe",

    Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

    Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,

    Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

    Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

    Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

    **

    Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

    Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

    Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

    Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!​

    Câu hỏi:

    Câu 1

    Chủ thể trữ tình của bài thơ trên là ai? Vì sao em biết?

    Câu 2

    Khái quát nội dung chính của bài thơ

    Câu 3.

    Câu thơ nào tái hiện vẻ đẹp của người dân chài lưới? Nhận xét cách miêu tả của tác giả trong lời thơ trên.

    Câu 4.

    Tìm và nêu tác dụng của câu cảm thán trong bài thơ

    Câu 5

    Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ

    - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..

    - Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

    Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

    Câu 6.

    Bài thơ bồi đắp cho em những tình cảm gì với quê hương?

    Câu 7

    Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận về cảnh đoàn thuyền đánh cá qua đoạn thơ:

    Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,

    Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

    Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

    Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

    Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng

    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..

    Trả lời:

    Câu 1

    Chủ thể trữ tình của bài thơ trên là ai? Vì sao em biết?

    - Chủ thể trữ tình: Là tác giả

    - Thể hiện qua dòng thơ: Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới, Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

    Câu 2

    Khái quát nội dung chính của bài thơ

    - Bài thơ tái hiện tranh làng quê miền biển tươi sáng, sinh động với sự khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài. Qua đó thể hiện tình cảm gắn nó, tự hào và nhớ quê hương da diết của nhà thơ.

    Câu 3.

    Câu thơ nào tái hiện vẻ đẹp của người dân chài lưới? Nhận xét cách miêu tả của tác giả trong lời thơ trên.

    - Câu thơ:

    Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

    Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

    - > Hình ảnh người dân chài được miêu tả kết hợp tả thực (da rám nắng) vừa tả lãng mạn (thân hình nồng thở vị xa xăm)

    - Tác dụng: Tái hiện, làm nổi bật vẻ đẹp người dân chài khoẻ mạnh, thân hình cường tráng, vạm vỡ, cơ bắp, đầy sức sống, thấm đẫm vị mặn mòi của biển cả.

    Câu 4. Tìm và nêu tác dụng của câu cảm thán trong bài thơ

    - Câu cảm thán: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

    - > Câu cảm thán dùng để bộ lộ cảm xúc trực tiếp cảm xúc nhớ quê hương da diết của nhà thơ khi xa cách.

    Câu 5.

    Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ

    - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..

    - Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

    Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

    - So sánh: Cánh buồm giương to so sánh như mảnh hồn làng

    - Nhân hóa: Rướn thân

    - Ẩn dụ: Qua hình ảnh "thân hình nồng thở vị xa xăm" (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, "thân hình" nay được cảm nhận bằng xúc giác - "mặn")

    →Tác dụng:

    + thể hiện hình tượng người dân miền biển khỏe khoắn, từng trải, hòa quyện bền chặt với biển cả - ngọn nguồn nuôi dưỡng cuộc sống.

    +làm nổi bật hình ảnh cánh buồm là linh hồn của làng biển.

    + thể hiện tình yêu, niềm tự hào về làng quẻ, tinh thần chủ động, làm chủ cuộc sống của người dân.

    Câu 6.

    Bài thơ bồi đắp cho em những tình cảm gì với quê hương?

    - Bồi đắp tình cảm gắn bó, tự hào về quê hương, dù chỉ là quê hương nghèo, lam lũ, cần lao.

    - Dù có sống xa quê vẫn luôn yêu mến, luôn nhớ đến quê hương.

    - Yêu gia đình, xóm làng và công việc lao động mưu sinh ở quê hương.

    - Yêu cảnh vật, gắn bó thân thiết với quê hương.

    Câu 7

    Định hướng: Đoạn văn cần đảm bảo các ý:

    *Mở đoạn: Bài thơ khắc họa sinh động bức tranh lao động làng chài với hành trình một chuyến ra khơi đánh cá, qua đó thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ

    *Thân đoạn:

    - Cảm nhận về vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá hăng say, hứng khởi tràn đầy sức sống

    + Thời gian bắt đầu: Sớm mai hồng => gợi niềm tin, hi vọng

    + Không gian "trời xanh", "gió nhẹ"

    + Người dân chài đi đánh cá trong buổi sáng đẹp trời, hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi

    + hình ảnh cánh buồm làng gần gũi, thân thương, gió biểu tượng cho linh hồn của làng chài quê hương

    - Vẻ đẹp của nghệ thuật: Lời thơ gợi hình, gợi cảm, ngôn ngữ giản dị, cùng nhân hóa (cánh buồm được nhân hóa như một con người, nó đang rướn cao thân mình thu hết gió của đại dương), ẩn dụ (cánh buồm ẩn dụ cho linh hồn làng chài), so sánh..

    *Kết đoạn: Khẳng định vấn đề

    Đoạn thơ đã vẽ lên một bức tranh lao động của người dân làng chài khoẻ khoắn tràn đầy sức sống qua đó thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người.

    >>> Bộ Đề Đọc Hiểu Bài Thơ Ngắm Trăng: Trong Tù Không Rượu Cũng Không Hoa - Hồ Chí Minh
     
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng hai 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...