Bộ Đề đọc hiểu bài thơ Ông đồ: Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già - Vũ Đình Liên

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 13 Tháng hai 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    [​IMG]

    Đề số 1:

    Đề bài:

    Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

    Mỗi năm hoa đào nở

    Lại thấy ông đồ già

    Bày mực tày giấy đỏ

    Bên phố đông người qua

    Bao nhiêu người thuê viết

    Tấm tắc ngợi khen tài

    Hoa tay thảo những nét

    Như phượng múa rồng bay

    (Trích bài thơ Ông đồ, Vũ Đình Liên)


    Câu hỏi:

    (Đề đọc hiểu phần văn bản Văn học, môn Ngữ văn

    Câu 1. Chỉ ra thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên

    Câu 2. Khái quát nội dung chính của đoạn thơ

    Câu 3. Hai chữ "mỗi", "lại" được nhắc đến trong khổ thơ thể hiện điều gì?

    Câu 4. Hiểu ý nghĩa từ "thảo" trong đoạn thơ trên như thế nào?

    Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu thơ: "Hoa tay thảo những nét / Như phượng múa rồng bay" như thế nào?

    Câu 6. Ý nghĩa của hình ảnh ông đồ trong đoạn thơ

    Câu 7. Cho câu chủ đề sau: "Đoạn thơ là hình ảnh ông đồ những ngày huy hoàng, đắc ý". Con hãy viết đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch khoảng 8 câu làm sáng tỏ câu chủ đề trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một tình thái từ hoặc trợ từ hoặc thán từ + Gạch chân

    Trả lời:

    Câu 1. Chỉ ra thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên

    - Thể loại: Thơ ngũ ngôn

    - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

    Câu 2. Khái quát nội dung chính của đoạn thơ

    Mỗi khi Tết đến xuân về, ông đồ được mọi người chờ mong, chào đón và ngưỡng mộ, ngợi khen tài hoa viết câu đối.

    Câu 3. Hai chữ "mỗi", "lại" được nhắc đến trong khổ thơ thể hiện điều gì?

    - Thể hiện sự xuất hiện đều đặp, tuần hoàn của ông đồ vào mỗi dịp tết đến, xuân về: Cứ đến những ngày sát tết cổ truyền, ông đồ lại xuất hiện để viết câu đối, treo tết.

    - Thể hiện thái độ mọi người chờ mong ông và reo vui, hò hởi, chào đón sự xuất hiện của ông.

    Câu 4. Hiểu ý nghĩa từ "thảo" trong đoạn thơ trên như thế nào?

    - "Thảo" : Mang ý nghĩa là viết ra, chỉ nét nọ liền nét kia, viết nhanh, ý chỉ hành động viết điêu luyện, nghệ thuật.

    Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu thơ: "Hoa tay thảo những nét / Như phượng múa rồng bay" như thế nào?

    - Phép hoán dụ: Hoa tay (chỉ tài năng, sự khéo léo, điêu luyện của ông đồ)

    - Biện pháp tu từ So sánh (hoa tay thảo - phượng múa rồng bay)

    (thành ngữ "phượng múa rồng bay" -> không phải là biện pháp tu từ

    - > tác dụng:

    + Gây ấn tượng, làm nổi bật vẻ đẹp trong nét chữ của ông: Rất đẹp, mềm mại, uốn lượn, bay bổng, phóng khoáng, sống động, có hồn.

    + làm nổi bật tài năng viết chữ rất nhanh, rất đẹp, điêu luyện, của ông đồ.

    => Với bút pháp miêu tả tinh tế, ngôn ngữ điêu luyện, trong hai câu thơ, tác giả như khắc họa trước mắt người đọc hình ảnh của ông đồ với đôi bàn tay già, gầy => khẳng định ông đồ như một người nghệ sĩ tài hoa trước công chúng.

    Câu 6. Ý nghĩa của hình ảnh ông đồ trong đoạn thơ

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    (Còn nữa)
     
    tiento, mmine00, thanhanh241170 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng hai 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    [​IMG]

    Đề số 2

    Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

    Mỗi năm hoa đào nở

    Lại thấy ông đồ già

    Bày mực tày giấy đỏ

    Bên phố đông người qua

    Bao nhiêu người thuê viết

    Tấm tắc ngợi khen tài:

    "Hoa tay thảo những nét

    Như phượng múa rồng bay"

    Nhưng mỗi năm mỗi vắng

    Người thê viết nay đâu?

    Giấy đỏ buồn không thắm;

    Mực đọng trong nghiên sầu..

    Ông đồ vẫn ngồi đấy

    Qua đường không ai hay

    Lá vàng rơi trên giấy

    Ngoài trời mưa bụi bay.

    Năm nay đào lại nở

    Không thấy ông đồ xưa

    Những người muôn năm cũ

    Hồn ở đâu bây giờ?

    (Ông đồ, Vũ Đình Liên)

    Câu hỏi:

    Câu 1. Chỉ ra thể loại và phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.

    Câu 2. Chỉ ra thể thơ và giới thiệu nét chính về đặc điểm của thể thơ này?

    Câu 3. Khái quát nội dung chính của bài thơ

    Câu 4. So sánh giọng điệu của hai khổ thơ đầu với ba khổ thơ cuối?

    Câu 5. Câu Những người muôn năm cũ? Hồn ở đâu bây giờ? Thuộc kiểu câu gì? Vì sao em biết? Chỉ ra chức năng của kiểu câu này.

    Câu 6. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Hiệu quả diễn đạt?

    Giấy đỏ buồn không thắm;

    Mực đọng trong nghiên sầu..

    Câu 7. Bài thơ gửi gắm thông điệp gì?

    Câu 8. Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp những câu thơ:

    Giấy đỏ buồn không thắm;

    Mực đọng trong nghiên sầu



    Lá vàng rơi trên giấy

    Ngoài trời mưa bụi bay

    Trả lời:

    Câu 1. Chỉ ra thể loại và phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.

    - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

    Câu 2. Chỉ ra thể thơ và giới thiệu nét chính về đ ặc điểm của thể thơ này?

    Một câu có 5 tiếng, 4 câu một khổ, bài thơ gồm nhiều khổ. Vần gieo vần chân, vần liền hoặc vần cách.

    Câu 3. Khái quát nội dung chính của bài thơ

    Bài thơ khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, qua đó gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần bị lãng quên và những giá trị văn hóa cổ truyền bị mai một.

    Câu 4. So sánh giọng điệu của hai khổ thơ đầu với ba khổ thơ cuối?

    - Hai khổ đầu: Giọng vui tươi, hào hứng

    - Ba khổ cuối: Giọng buồn, trầm lắng.

    Câu 5. Câu Những người muôn năm cũ? Hồn ở đâu bây giờ? Thuộc kiểu câu gì? Vì sao em biết? Chỉ ra chức năng của kiểu câu này.

    - Kiểu câu nghi vấn

    - Vì: Có từ nghi vấn "đâu" và dấu hỉu chấm cuối câu

    - Dùng để bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc bị mai một

    Câu 6. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Hiệu quả diễn đạt?

    Giấy đỏ buồn không thắm;

    Mực đọng trong nghiên sầu..

    - Biện pháp nhân hóa, qua từ buồn, sầu

    - Ẩn dụ (hình ảnh giấy, mực, nghiên ẩn dụ cho tâm trạng, nỗi lòng cô đơn, sầu, tủi của ông đồ)

    => Tác dụng:

    + Giúp cho lời thơ sinh động, gợi cảm

    + Nhấn mạnh cảm ông đồ đã vắng khách lâu, đến nỗi giấy cũng phai nhạt, mực như khô đọng lại.

    +Làm nổi bật hình ảnh ông đồ tội nghiệp, đáng thương, cô đơn, lạc lõng.

    Câu 7. Bài thơ gửi gắm thông điệp gì?

    - Thông điệp cần trân trọng, giữ gìn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống của dân tộc, như thú chơi câu đối ngày tết cổ truyền.

    Câu 8. Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp những câu thơ:

    Giấy đỏ buồn không thắm;

    Mực đọng trong nghiên sầu



    Lá vàng rơi trên giấy

    Ngoài trời mưa bụi bay

    *Định hướng:

    *Những nội dung chính cần nêu:


    - Đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Cảnh ở đây là hình ảnh giấy, mực gắn với công việc viết chữ của ông đồ. Ông đồ vắng khách lâu quá nên giấy đỏ cũng buồn, không tươi thắm. Mực đọng truong chiếc nghiên cũng u sầu.

    - Đến cảnh thiên cũng ảm đạm, u ám. Lá vàng lìa cành, rơi xuống, nằm trên giấy. Ngoài trời, mưa bụi cũng bay.

    - Đây là những câu thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất trong thơ ca.

    - Đoạn thơ còn sử dụng thành công nghệ thuật nhân hóa giấy, mực cũng biết buồn, sầu như người; ẩn dụ, liệt kê, trường từ vựng buồn, sầu, giấy, m ực..
     
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng hai 2022
  4. Mai lan Nguyễn Thị

    Bài viết:
    1
    Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

    Mỗi năm hoa đào nở

    Lại thấy ông đồ già

    Bày mực tày giấy đỏ

    Bên phố đông người qua

    Bao nhiêu người thuê viết

    Tấm tắc ngợi khen tài

    Hoa tay thảo những nét

    Phượng múa rồng bay

    (Trích bài thơ Ông đồ, Vũ Đình Liên)


    Câu hỏi:

    Câu 1. Chỉ ra thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên

    Câu 2. Khái quát nội dung chính của đoạn thơ

    Câu 3. Hai chữ "mỗi", "lại" được nhắc đến trong khổ thơ thể hiện điều gì?

    Câu 4. Hiểu ý nghĩa từ "thảo" trong đoạn thơ trên như thế nào?

    Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu thơ: "Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay" như thế nào?

    Câu 6. Ý nghĩa của hình ảnh ông đồ trong đoạn thơ

    Câu 7. Cho câu chủ đề sau: "Đoạn thơ là hình ảnh ông đồ những ngày huy hoàng, đắc ý". Con hãy viết đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch khoảng 8 câu làm sáng tỏ câu chủ đề trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một tình thái từ hoặc trợ từ hoặc thán từ + Gạch chân

    Trả lời:

    Câu 1.

    - Thể loại: Thơ ngũ ngôn

    - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

    Câu 2.

    Mỗi khi Tết đến xuân về, ông đồ được mọi người chờ mong, chào đón và ngưỡng mộ, ngợi khen tài hoa viết câu đối.

    Câu 3.

    - Thể hiện sự xuất hiện đều đặp, tuần hoàn của ông đồ vào mỗi dịp tết đến, xuân về: Cứ đến những ngày sát tết cổ truyền, ông đồ lại xuất hiện để viết câu đối, treo tết.

    - Thể hiện thái độ mọi người chờ mong ông và reo vui, hò hởi, chào đón sự xuất hiện của ông.

    Câu 4.

    - "Thảo" : Mang ý nghĩa là viết ra, chỉ nét nọ liền nét kia, viết nhanh, ý chỉ hành động viết điêu luyện, nghệ thuật.

    Câu 5.

    - Phép hoán dụ: Hoa tay (chỉ tài năng, sự khéo léo, điêu luyện của ông đồ)

    - Biện pháp tu từ So sánh (hoa tay thảo - phượng múa rồng bay)

    (thành ngữ "phượng múa rồng bay" -> không phải là biện pháp tu từ

    - > tác dụng:

    + Gây ấn tượng, làm nổi bật vẻ đẹp trong nét chữ của ông: Rất đẹp, mềm mại, uốn lượn, bay bổng, phóng khoáng, sống động, có hồn.

    + làm nổi bật tài năng viết chữ rất nhanh, rất đẹp, điêu luyện, của ông đồ.

    => Với bút pháp miêu tả tinh tế, ngôn ngữ điêu luyện, trong hai câu thơ, tác giả như khắc họa trước mắt người đọc hình ảnh của ông đồ với đôi bàn tay già, gầy => khẳng định ông đồ như một người nghệ sĩ tài hoa trước công chúng.

    Câu 6.

    Biểu tượng cho lớp nhà nho học rộng, tài hoa.

    Cùng mực tàu, giấy đỏ, ông đồ như một biểu tượng cho một truyền thống văn hóa cổ truyền, ý nghĩa của dân tộc.

    Câu 7.

    *Định hướng:

    Viết một đoạn văn, theo hình thức diễn dịch (có câu chủ đề ở đầu đoạn)

    Đảm bảo số câu theo yêu cầu

    *Nội dung chính cần nêu:

    - Giới thiệu tác giả, nội dung chính đoạn trích:

    Đoạn trên trích trong bài thơ Ông đồi của tác giả Vũ Đình Liên thể hiện hình ảnh ông đồ thời huy hoàng, được trọng vọng.

    - Cảm nhận về giá trị nội dung:

    Ông xuất hiện vào mỗi dịp tết đến xuân về, bên phố đông người qua lại
     
    Song Thư Phạm Lê, anhttlLieuDuong thích bài này.
    Last edited by a moderator: 26 Tháng hai 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...