Bộ đề đọc hiểu bài thơ: Khi con tu hú - Tố Hữu - Nghị luận về tình yêu thiên nhiên, quê hương

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 1 Tháng tư 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    [​IMG]

    Đề số 1

    Đề bài: Đọc bài thơ, trả lời câu hỏi bên dưới:

    Khi con tu hú

    Khi con tu hú gọi bầy

    Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

    Vườn râm dậy tiếng ve ngân

    Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

    Trời xanh càng rộng càng cao

    Đôi con diều sáo lộn nhào từng không..

    **

    Ta nghe hè dậy bên lòng

    Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

    Ngột làm sao, chết uất thôi

    Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

    (Tố Hữu, tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ)​

    Câu hỏi:

    Câu 1. Chỉ ra thể loại và phương thức biểu đạt chính của bài thơ

    Câu 2. Khái quát nội dung của bài thơ

    Câu 3. Tìm và gọi tên một trường từ vựng trong khổ 1 của bài thơ

    Câu 4. Tìm câu cảm thán trong bài thơ, chỉ ra dấu hiệu nhận biết, cho biết các câu đó được dùng để làm gì?

    Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ đầu bài thơ

    Câu 6. Theo em, thiên nhiên trong bài thơ được nhân vật trữ tình cảm nhận bằng giác quan nào? Điều đó thể hiện cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?

    Câu 7. Hình ảnh tiếng chim tu hú ở dòng đầu "Khi con tu hú gọi bầy", và dòng cuối bài thơ "Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!" được lặp lại có ý nghĩa gì?

    Câu 8. Từ bài thơ, viết đoạn văn nêu suy nghĩ về vai trò của thiên nhiên trong đời sống con người

    Trả lời:

    Bộ đề kiểm tra môn ngữ văn, phần đọc hiểu văn bản văn học bài thơ: Khi con tu hú - Tố Hữu - Nghị luận về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương


    Câu 1. Chỉ ra thể loại và phương thức biểu đạt chính của bài thơ

    Thể thơ lục bát

    Phương thức biểu cảm

    Câu 2. Khái quát nội dung của bài thơ

    Qua những cảm nhận về cảnh mùa hè tươi vui, nhộn nhịp, bài thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đày.

    Câu 3. Tìm và gọi tên một trường từ vựng trong khổ 1 của bài thơ

    - Lúa chiêm chín, trái cây ngọt, bắp vàng hạt -> trường từ vựng chỉ sản vật

    - Vàng, đào, xanh -> trường từ vựng chỉ sản vật

    Câu 4. Tìm câu cảm thán trong bài thơ, chỉ ra dấu hiệu nhận biết, cho biết các câu đó được dùng để làm gì?

    Có 2 câu cảm thán:

    - Ta nghe hè dậy bên lòng

    Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

    - Ngột làm sao, chết uất thôi

    Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

    - > Dấu hiệu nhận biết: Trong câu có từ ngữ cảm thán "ôi", "thôi" và kết thúc câu là dấu chấm than.

    - Tác dụng: Đó dùng để bộc lộ cảm xúc ngột ngạt, uất ức cao độ của nhân vật trữ tình vì bị giam cầm và mong muốn thoát khỏi ngục tù để trở về với cuộc sống tự do.

    Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ đầu bài thơ

    - Biện pháp liệt kê: Liệt kê các sản vật (lúa chiêm, trái cây, bắp), âm thanh (gọi, ngân), màu sắc (vàng, đào, xanh)

    - Ẩn dụ: Trời, đôi diều sáo, tiếng chim tu hú ẩn dụ cho tiếng gọi tự do, cho khát vọng tự do của người tù.

    - Tác dụng: Nhấn mạnh, làm nổi bật ý; gây ấn tượng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ; làm nổi bật cảnh vào hè ở làng quê tươi vui, trù phú, đầy sức sống.

    Câu 6. Theo em, thiên nhiên trong bài thơ được nhân vật trữ tình cảm nhận bằng giác quan nào? Điều đó thể hiện cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?

    - Cảm nhận bằng thính giác: Qua các từ chỉ âm thanh (gọi, ngân)

    - Bằng khứu giác: Ngưởi thấy hương thơm của quả chín (trái cây ngọt dần)

    - > Bộc lộ cảm xúc yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu sản vật làng quê, yêu quê hương và cái nhìn tinh tế khi nhận ra sự chuyển mình của thời gian.

    Câu 7. Hình ảnh tiếng chim tu hú ở dòng đầu "Khi con tu hú gọi bầy", và dòng cuối bài thơ "Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!" được lặp lại có ý nghĩa gì?

    – Về hình thức: Tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng tư 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    ĐỀ 2

    Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

    Ta nghe hè dậy bên lòng

    Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

    Ngột làm sao, chết uất thôi

    Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

    (Tố Hữu, tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ)

    Câu hỏi:

    Câu 1. Nhận xét giọng điệu, ngôn ngữ sử dụng trong khổ thơ

    Câu 2. Trong 2 câu "Ta nghe hè dậy bên lòng / Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!" tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng?

    Câu 3. Trình bày ý nghĩa của tiếng chim tu hú cuối bài.

    Câu 4. Viết đoạn văn khoảng khoảng 8 -10 câu theo hình thức tổng phân hợp nêu cảm nhận về tâm trạng người tù qua khổ thơ vừa chép, có sử dụng câu cảm thán. Gạch chân chân châu cảm thán

    Trả lời:

    Câu 1. Nhận xét giọng điệu, ngôn ngữ sử dụng trong khổ thơ

    - Cảm xúc thiết tha, sâu lắng đau khổ

    Câu 2. Trong 2 câu "Ta nghe hè dậy bên lòng / Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!" tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng?

    - Ẩn dụ :(ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ nghe)

    - Tác dụng: Gây ấn tượng, làm tăng sức gợi hình gợi cảm; nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên, khát vọng tự do của nghười tù.

    Câu 3. Trình bày ý nghĩa của tiếng chim tu hú cuối bài.

    - Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của ngoài nhà lao, của cuộc sống tự do

    - Giục giã, thôi thúc người chiến sĩ đang bị giam cầm cảm thấy đau khổ, bực bội, ngột ngạt, khao khát thoát khỏi cuộc sống giam cầm về với tự do, với đồng đội. Đây là tiếng gọi của tự do.

    Câu 4. Viết đoạn văn khoảng khoảng 8 -10 câu theo hình thức tổng phân hợp nêu cảm nhận về tâm trạng người tù qua khổ thơ vừa chép, có sử dụng câu cảm thán. Gạch chân chân châu cảm thán

    - Tổng (câu giới thiệu khái quát) : Giới thiệu khái quát bài thơ, tác giả, dẫn dắt khổ cuối:

    Bốn câu thơ cuối bài Khi con tu hú thể hiện chân thực và rõ nét tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt, khát khao tự do của nhà thơ

    - Phân (phân tích, chứng minh) : Nêu được các nội dung sau

    + Tâm trọng ngột ngạt, đau khổ của người tù cách mạng được thể hiện trực tiếp.

    +Nghe tiếng kêu ấy, người tù bực bội muốn phá tan xiềng xích muốn thoát khỏi căn phòng giam tù ngục của người tù. Thể hiện khao khát tự do cháy bỏng của người tù muốn thoát ra khỏi từ ngục trở về với cuộc sống tươi đẹp tự do bên ngoài. Cảnh bên ngoài tươi đẹp bao nhiêu rực rỡ bao nhiêu thì người tù càng đau đớn sôi sục đập ta xiềng xích bấy nhiêu.

    + Nhịp điệu câu thơ ngắt bất thường. Nhịp 6/2 (Mà chân muốn đập tan phòng / hè ơi), nhịp 3/3 (Ngột làm sao / chết bất thôi).

    +Sử dụng hai câu cảm thán liên tiếp cùng với việc sử dụng các động từ mạnh: Đạp tan, chết uất; các thán từ ôi, thôi, làm sao có tác dụng lột tả tâm trạng bức bối, phẫn uất của người tù.

    +Nghệ thuật tương phản cho thấy sự đối lập giữa cảnh đất trời bao la và cảnh tù đầy, người tù cảm thấy ngột ngạt đến cao độ muốn hành động chân muốn đập tan phòng

    + Tiếng kêu của con chim tu hú là tiếng gọi thiết tha của tự do, của sự sống đầy quyến rũ với người tù CM trẻ tuổi.

    - Hợp (khái quát lại) : Khái quất lại tâm trạng và niềm khát khao của người người tù.

    Bài thơ kết thúc với tâm trạng nhức nhối, là dấu hiệu báo trước sự hành động để thoát khỏi hoàn cảnh sau này. Tố Hữu sau đó đã vượt ngục để vươn tới bầu trời tự do.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...