Bộ Đề Đọc hiểu bài thơ: Hỏi - Tôi hỏi đất Đất sống với đất như thế nào? - Hữu Thỉnh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 30 Tháng ba 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    [​IMG]

    Đề số 1:

    Đề bài: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

    Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?

    – Chúng tôi tôn cao nhau

    Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?

    – Chúng tôi làm đầy nhau

    Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?

    – Chúng tôi đan vào nhau

    Làm nên những chân trời

    Tôi hỏi người:

    – Người sống với người như thế nào?

    Tôi hỏi người:

    – Người sống với người như thế nào?

    Tôi hỏi người:

    – Người sống với người như thế nào?


    (Hỏi, trích từ tập Thư mùa đông, Hữu Thỉnh)

    Câu hỏi

    Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

    Câu 2. Hãy giải thích cụ thể cách sống của Đất với Đất, của Nước với Nước, của Cỏ với Cỏ


    Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở sáu dòng thơ cuối bài

    Tôi hỏi người:

    – Người sống với người như thế nào?

    Tôi hỏi người:

    – Người sống với người như thế nào?

    Tôi hỏi người:

    – Người sống với người như thế nào?

    Câu 4. Tại sao khi nhân vật trữ tình hỏi đất, nước, cỏ đều nhận được câu trả lời, còn khi hỏi người lại không nhận được câu trả lời?


    Câu 5: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lối sống của con người được gửi gắm qua bài thơ Hỏi của Nguyễn Hữu Thỉnh?

    [​IMG]

    Trả lời:

    Bộ Đề kiểm tra đọc hiểu môn ngữ văn, phần đọc hiểu văn bản văn học: Bài thơ Hỏi – Hữu Thỉnh)

    Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

    - Biểu cảm

    Câu 2. Hãy giải thích cụ thể cách sống của Đất với Đất, của Nước với Nước, của Cỏ với Cỏ

    - Đất với đất tôn trọng nhau, tôn cao nhau, làm đầy nhau, nâng đỡ nhau để cùng hoàn thiện

    - Nước với nước làm đầy nhau, biết "cho đi", biết "làm đầy", giúp nhau bổ sung thiếu sót để hoàn thiện hơn.

    - Cỏ với cỏ đan vào nhau, làm nên những chân trời, biết đoàn kết, tạo thành một khối thống nhất, vững chắc để tạo sức mạnh, làm được nhiều điều lớn lao.

    Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở sáu dòng thơ cuối bài

    Tôi hỏi người:

    – Người sống với người như thế nào?

    Tôi hỏi người:

    – Người sống với người như thế nào?

    Tôi hỏi người:

    – Người sống với người như thế nào?

    *Các biện pháp tu từ:

    – Nhân hóa: Các sự vật vô tri (đất, nước, cỏ) cũng biết trò chuyện như người, có lối sống như người


    – Điệp ngữ: Tôi hỏi người: Người sống với người như thế nào?

    – Ẩn dụ: Lối sống của đất, nước, người ẩn dụ cho lối sống của con người

    *Tác dụng:

    - Gây ấn tượng, làm nổi bật ý, nâng cao khả năng biểu cảm,

    - Tạo nhịp điệu cho lời thơ


    - Nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn.

    - Làm sự vật hiện lên sinh động, sống động, gần gũi với con người

    - Nhằm gửi gắm những chiêm nghiệm về thế giới con người

    - Nhằm nhắc nhở, thức tỉnh con người về lối sống yêu thương, tôn trọng, tôn trợ, nâng đỡ, đoàn kết, vị tha

    Câu 4. Tại sao khi nhân vật trữ tình hỏi đất, nước, cỏ đều nhận được câu trả lời, còn khi hỏi người lại không nhận được câu trả lời?

    Nếu được hỏi: "Người sống với người như thế nào?" thì em sẽ trả lời ra sao?

    *Khi nhân vật trữ tình hỏi đất, nước, cỏ đều nhận được câu trả lời; còn khi hỏi người lại không nhận được câu trả lời vì:

    - Im lặng vì khó trả lời.

    - Im lặng vì buồn bã, vì nhiều người dường như đã không có được lối sống như đất, như nước, như cỏ

    * Nếu được hỏi: "Người sống với người như thế nào?" thì em sẽ trả lời:

    "Chúng tôi biết yêu thương, nâng đỡ, hỗ trợ và đoàn kết và tôn trọng nhau"

    (Cách khác: Hầu hết chúng tôi đều biết sống yêu thương, nâng đỡ và đoàn kết và tôn trọng nhau. Chỉ có một sốt ít người sống đố kị, ích kỉ, vô cảm.


    (Các em có thể trả lời theo cách khác, nhưng không đi ngược lại giá trị đạo đức và nhân văn nhé)

    Câu 5: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lối sống của con người được gửi gắm qua bài thơ Hỏi của Nguyễn Hữu Thỉnh?

    Dàn ý

    * Giới thiệu thông điệp của bài thơ, khẳng định vấn đề

    * Giải thích:

    "Tôn cao" : Nâng đỡ, tôn trọng, giúp nhau

    "Làm đầy" : Hỗ trợ nhau, bù đắp những khiếm khuyết cho nhau


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  2. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề số 2:

    Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

    Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?

    – Chúng tôi tôn cao nhau

    Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?

    – Chúng tôi làm đầy nhau

    Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?

    – Chúng tôi đan vào nhau

    Làm nên những chân trời

    Tôi hỏi người:

    – Người sống với người như thế nào?

    Tôi hỏi người:

    – Người sống với người như thế nào?

    Tôi hỏi người:

    – Người sống với người như thế nào?

    (Hỏi, trích tự tập Thư mùa đông, Hữu Thỉnh)

    Câu hỏi

    Câu 1: Xác định thể thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng thể thơ mà Hữu Thỉnh đã lựa chọn cho văn bản trên.

    Câu 2. Trong bài thơ, hình thức ngôn ngữ đối thoại được sử dụng giữa các nhân vật nào? Tác dụng của việc lựa chọn hình thức này là gì?

    Câu 3. Nhận xét thái độ của tác giả trong văn bản trên?

    Câu 4. Từ lối sống của đất, nước và cỏ, anh (chị) rút ra bài học gì về lối sống của con người?

    Trả lời:

    Câu 1: Xác định thể thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng thể thơ mà Hữu Thỉnh đã lựa chọn cho văn bản trên.

    - Thể thơ tự do.

    Tác dụng:

    +Thể hiện linh hoạt thái độ, tình cảm, cảm xúc của người viết

    +Tạo hình thức đối thoại tâm tình, thể hiện phong cách thơ tự do, phóng khoáng

    +Giúp cho tác giả tự do sáng tạo, dễ dàng truyền tải nội dung và thông điệp đến bạn đọc mà không bó buộc, giới hạn bởi các quy tắc thơ có sẵn.

    Câu 2. Trong bài thơ, hình thức ngôn ngữ đối thoại được sử dụng giữa các nhân vật nào? Tác dụng của việc lựa chọn hình thức này là gì?

    - Hình thức đối thoại giữa nhân vật trữ tình và thiên nhiên (đất, nước, cỏ) ; giữa nhân vật trữ tình và con người.

    - Tác dụng:

    + Tạo hình thức đối thoại tâm tình, thể hiện phong cách thơ tự do, phóng khoáng

    + Tạo cách nói tinh tế, sâu sắc, giàu ý nghĩa biểu đạt

    + Tạo nên tính đa nghĩa, triết lí cho bài thơ, giúp tác giả dễ dàng gửi gắm thông điệp

    +Làm tăng giá trị của các thủ pháp ẩn dụ, nhân hóa trong bài

    +Giúp cho tác giả dễ dàng gửi gắm suy nghĩ, thái độ, tâm tư, tình cảm của mình

    +Giúp người đọc dễ dàng tự vấn và soi chiếu, liên hệ với cách sống của chính bản thân mình

    +Thể hiện tài năng ngôn ngữ và phong cách sáng tác của người sáng tác

    Câu 3. Nhận xét thái độ của tác giả trong văn bản trên?

    - Tác giả lo buồn, băn khoăn, trăn trở về cách sống của nhiều người

    - Cảnh tỉnh, nhắc nhở nhiều người cần thay đổi lối sống phù hợp, sống đẹp như đất, như nước, như cỏ.

    Câu 4. Từ lối sống của đất, nước và cỏ, anh (chị) rút ra bài học gì về lối sống của con người?

    - Bài học về lối sống nhân ái, yêu thương, tôn trọng nhau.

    - Sống nâng đỡ, giúp đỡ nhau

    - Sống đoàn kết, hợp tác để cùng tiến bộ và phát triển

    (Còn nữa)
     
  3. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề số 3:

    Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

    Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?

    – Chúng tôi tôn cao nhau

    Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?

    – Chúng tôi làm đầy nhau

    Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?

    – Chúng tôi đan vào nhau

    Làm nên những chân trời

    Tôi hỏi người:

    – Người sống với người như thế nào?

    Tôi hỏi người:

    – Người sống với người như thế nào?

    Tôi hỏi người:

    – Người sống với người như thế nào?

    (Hỏi, trích từ tập Thư mùa đông, Hữu Thỉnh)

    Câu hỏi

    Câu 1. Khái quát nội dung chính của văn bản?

    Câu 2. Các từ ngữ "tôn cao", "làm đầy", "đan vào", "làm nên" cùng có chung nét nghĩa nào?

    Câu 3. Đặt một nhan đề khác

    Câu 4. Bằng một đoạn văn ngắn, em hãy đưa ra câu trả lời cho câu hỏi

    "- Người sống với người như thế nào?"

    Trả lời

    Câu 1. Khái quát nội dung chính của văn bản?

    Qua cuộc đối thoại tưởng tượng giữa tác giả và thiên nhiên, bài thơ thể hiện chiêm nghiệm về cách sống của con người.

    Câu 2. Các từ ngữ "tôn cao", "làm đầy", "đan vào", "làm nên" cùng có chung nét nghĩa nào?

    - "tôn cao" : Nâng đỡ, tôn trọng, giúp nhau không toan tính để cùng hướng về những thứ tươi đẹp hơn.

    - "làm đầy" : hỗ trợ nhau, bù đắp những khiếm khuyết cho nhau để cùng hoàn thiện nhau, cùng giúp nhau tiến bộ

    - "đan vào": Đoàn kết, hợp tác để tạo thành một khối thống nhất, để tạo sức mạnh to lớn.

    - "Làm nên" : Chỉ thành quả rực rỡ, tươi đẹp, người sức mong đợi.

    => Các từ này đều có chung "nét nghĩa" là: Chỉ sự hỗ trợ, đoàn kết, đùm bọc, nâng đỡ nhau, hợp tác, thống nhất để cùng phát triển

    Câu 3. Đặt một nhan đề khác

    – Mơ ước của tôi.

    - Lời hỏi về cách sống của con người

    - Chiêm ngẫm

    Câu 4. Bằng một đoạn văn ngắn, em hãy đưa ra câu trả lời cho câu hỏi

    "- Người sống với người như thế nào?"

    Gợi ý:

    Trong cuộc sống, lối sống, cách ứng xử giữa người với người luôn là một vấn đề đáng suy nghĩ. Xã hội, cuộc sống của con người rất muôn màu, mối quan hệ của con người cũng rất phúc tạp. Nhưng nếu được hỏi "Người sống với người như thế nào?" thì tôi sẽ dứt khoát trả lời rằng: Hầu hết chúng tôi đều biết sống chân thành, vị tha, yêu thương, nâng đỡ và đoàn kết và tôn trọng nhau. Chúng tôi cũng biết sống dâng hiến, cống hiến, sẵn sàng hi sinh. Ở đâu đó chỉ có một số rất ít người sống đố kị, ích kỉ, vị kỉ, vô cảm. Và tôi luôn tinh rằng, xã hội càng phá triển, con người chúng tô icàng sống hoàn thiện hơn, sống đẹp hơn.

    (Các em có thể trả lời theo cách khác, nhưng không đi ngược lại giá trị đạo đức và nhân văn nhé)

    Chúc các em học tốt nhé!
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...