Review Phim Blue Period 2017 – Tôi Thức Dậy Để Tận Hưởng Vẽ Tranh - Tsubasa Yamaguchi

Thảo luận trong 'Nhạc - Phim' bắt đầu bởi Tranhuynh, 13 Tháng mười một 2022.

  1. Tranhuynh

    Bài viết:
    1,489
    Yataro Yaguchi là một học sinh vô tư và chăm chỉ. Từ năm hai đến năm cuối cao trung, Yataro Yaguchi vô tình chìm đắm vào cái say mê của nghệ thuật tranh hình. Dù không có kinh nghiệm vẽ trước đây, cậu vẫn quyết định nộp đơn vào trường đại học mỹ thuật. Ai ngờ đó lại là một quyết định với những kết quả thảm họa.



    Blue Period – Thời Kỳ Màu Xanh Lam

    Quốc gia: Nhật Bản

    Thể loại: Chính kịch, nghệ thuật, tuổi mới lớn.

    Số tập: 12 (Anime)

    Thời lượng: 23 phút - 25 phút.

    Số tập: 47 (Manga)

    + Tình Trạng: Đang Cập Nhật
    1 _ Tác giả: Tsubasa Yamaguchi.

    2 _ Lồng tiếng: Hiromu Mineta, Yumiri Hanamori, Daiki Yamashita, Kengo Kawanishi,...

    3 _ Đánh Giá Cá Nhân - Phân tích không Spoiler
    "Blue Period" - Đứa con thứ hai được nhào nặn trên đôi bàn tay sáng tác của Tsubasa Yamaguchi.

    Bộ truyện phát hành trên tạp chí Seinen Manga vào tháng 6 năm 2017. Và được chuyển thể thành anime từ tháng 12 năm 2017, cho đến khi hoàn thành buổi ra mắt cho cả một tập truyện dài vào tháng 5 năm 2022. Với nhiều thành tích hạng mục được đi kèm theo sau đó.

    [​IMG]

    Khái niệm đơn giản của Blue Period.

    Biến đến Blue Period, chúng ta thường dễ nhận ra một thể loại trường học khá là đời thường. Nhưng càng đi sâu bên trong câu chuyện, Blue Period lại đại diện cho cả chuyến hành trình tâm lý của nhân vật Yataro Yaguchi.

    Khi nhận ra, trên chính con đường mà cậu đam mê, dành cho mọi sự nỗ lực của cậu, đều không bằng một thước thiên tài của người khác. Và mọi cố gắng phải thực hiện của cậu, hoá ra chỉ là sự nông cạn của bản thân.


    [​IMG]

    Quả thật, những vấn đề được khái quát trong bộ truyện đời thường Blue Period thường là một dấu chấm hỏi lớn, đối với nhân vật trong cuộc, và có đủ khả năng đánh động cả thực tế của người xem.

    Nghệ thuật truyền đạt

    Sẽ không có gì là lạ, khi cả tiền đề của bộ truyện phần lớn đều xoay quanh đến cách truyền đạt mĩ thuật của Picasso – Nghệ thuật hội họa bậc nhất thế kỷ 20.

    Như một cách rõ ràng để thể hiện thực trạng chính xác nhất bên trong nhân vật, thay vì là những lời độc thoại qua cảm xúc nhất thời.

    [​IMG]

    Khi người vẽ - Vẽ những thứ họ muốn truyền tải vào tranh. Và người xem trở thành những con mắt chiêm ngưỡng nó, có nhìn ra và hiểu, nhưng sẽ có lúc chỉ cho đó là một bức tranh tầm phào.

    Nhân vật chính bình thường hóa của Blue Period

    Với xuất phát điểm ban đầu, Yataro Yaguchi được bộc tả là một nhân vật nhạt nhòa trong việc sống thật với cảm xúc của bản thân. Để rồi lại bị thu hút bởi một thứ cậu luôn muốn bỏ quên.

    Không những vậy, người xem cũng dễ nhận ra cậu là một kẻ khao khát sự công nhận, đáng thương thay lại bị hai chữ "Thiên tài" dìm xuống trong cái nỗ lực không ngừng.

    [​IMG]

    Vì thế, hiểu được giới hạn nhất định của một con người, tác giả cũng không quá ưu ái tặng sự đặc biệt cho nhân vật trọng tâm. Tất cả những gì người xem thấy từ Yataro Yaguchi, thì cậu chỉ là một gã cứng đầu hơn bình thường mà thôi. Giống như câu nói thường thấy xuất phát từ bản thân trong chính nhân vật:

    "Còn cay cú tức là còn sức chiến đấu."

    [​IMG]

    Blue Period có thể là bể khổ của bất cứ ai

    Vốn, Blue Period là câu chuyện của nhiều người. Khi đối mặt với một sự thật mất lòng, rằng ai cũng sẽ có thể ấp ủ một niềm đam mê mãnh liệt cho bản thân, để rồi lại nhận ra chính thứ mơ ước đó là thứ gây ra bão tố cho cuộc sống tẻ nhạt ban đầu của nhau.

    Cũng giống như đối với câu hỏi về sự nỗ lực, và thực tế nếm trải của Yataro Yaguchi rằng:

    Liệu gia đình có đồng ý khi cậu gia nhập ngành hội hoạ bất ổn; thay vì những tiêu chí rực rỡ hơn, có thể cho cậu một sự thành công nhất định trong tương lai?

    Liệu cậu thật sự có muốn đạt được bản chất "Thiên tài" để trở nên tốt hơn?

    [​IMG]

    Vết khâu của sự thật tàn nhẫn

    Theo nhiều cách diễn đạt khác, người đọc cũng có thể coi Blue Period là một sự an ủi, khi hiện thực trần trụi trong đời sống bộc lộ rằng con người là sinh vật xấu xí nhưng phải học cách chấp nhận, rằng thiên tài cũng là sinh vật xấu xí ấy.


    Thú thật, người xem sẽ không học được nhiều từ nhân vật chính. Tuy nhiên, những người xung quanh Yataro Yaguchi lại là một triết lý thâm sâu, để ta suy nghĩ về nhiều thứ liên quan đến vẽ, và cách nhìn nhận nhiều lối riêng.

    [​IMG]

    Điều đó tốt cho môn văn học nghị luận thường nhật.

    Ý nghĩa đồng hành xuyên suốt bộ truyện

    Bởi con người ai cũng có áp lực, và câu chuyện nó cũng tương tự. Nó có sức công phá, làm xoay chiều đi suy nghĩa và ý nghĩa tồn tại của bạn.

    Điều đó cũng y hệt như cái danh "Blue Period - Thời Kỳ Màu Xanh Lam " chính thức đại diện cả cuộc hành trình của bộ truyện.

    [​IMG]

    Bạn có thể nhìn đến cái xanh tươi của bầu trời của tuổi trẻ. Đôi lúc, cái thời kỳ màu xanh bạn trải nghiệm là một vòng tròn biểu tượng của niềm tin, sự khôn ngoan và sáng tạo, chiều sâu trong tâm hồn cùng nhận thức.

    Thậm chí, cái màu xanh tươi rực rỡ ấy lại còn có thể đưa bạn đứng trước một viễn cảnh ê chề của sự thất vọng.


    [​IMG]

    Do đó, yếu tố gia đình - Thứ mà ta nghĩ về sự bao bọc, ủng hộ. Trong phút chốc, lại bị sự nghi ngờ của họ trở thành một khổ ải. Nhưng, sự giúp đỡ của họ lại là một đồng lực quý giá nhất trần đời - Cho những kẻ nào nỗ lực không ngừng nghỉ.

    [​IMG]

    Tóm lại, liệu bạn có thể chứng minh được giữa thiên tài và kẻ nỗ lực sẽ không có ranh giới? Liệu những nét vẽ trong một bức tranh có đủ sức trở thành một tiếng nói có cân nặng?

    Hãy mở google và nhấn phìm tìm kiếm Manga "Blue period" đi nào
     
    LieuDuong, Bughamschiqudoll thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...