Bình Thê Là Gì? Bình Thê và Chính Thê ai lớn hơn?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Vong xuyên bỉ ngạn, 2 Tháng một 2024.

  1. - "Chính thê" hay còn được gọi là "vợ cả". Chính là người vợ đầu tiên được gia đình phu quân đích thân mang theo sính lễ đến nhà hỏi cưới đàng hoàng, có hôn thư với phu quân, và trong ngày diễn ra hôn lễ được trải qua những lễ nghi chính thống.

    [​IMG]

    Nói dễ hiểu: Là người có thân phận cao quý, địa vị trong nhà cũng chẳng thua kém gì phu quân, là nữ chủ nhân của gia đình, nắm quyền quản lý và quán xuyến nhà cửa.

    - "Kế thê" hay còn còn gọi là "kế phối". Chính là vợ tiếp theo của người phu quân sau khi "chính thê" mất.

    [​IMG]

    Nói dễ hiểu: Sau khi "chính thê" - người vợ chính thức đầu tiên của người chồng vì một lý do nào đó mà không may qua đời, người vợ được người chồng lấy bằng đầy đủ lễ nghi chính thống tiếp theo được gọi là "kế thê" (kế phối).

    "Kế thê" mặc dù là "vợ kế", vợ được lấy sau "chính thê" nhưng ở trường hợp này người phụ nữ ấy không phải là "vợ lẽ" mà được tính là "vợ cả", người có quyền lực và đãi ngộ tương tự như "chính thê".

    - "Thiếp" hay còn gọi là "thiếp thất", dù được yêu thương hay không được yêu thương thì cũng chỉ là "vợ lẽ". Là người không được gia đình nhà phu quân hỏi cưới đàng hoàng bằng đầy đủ lễ nghi, không có hôn thư, và trong ngày xuất giá không được ngồi kiệu tám người khiên đi về nhà phu quân bằng cửa chính, cũng như không được trải qua những lễ nghi chính thống như "chính thê" hay "kế thê".

    [​IMG]

    Nói dễ hiểu, là người có thân phận thấp, địa vị trong nhà không cao và dưới quyền quản lý của "chính thê".

    Với hiểu biết về "đích thê - kế thê - thiếp thất" như trên, trước đây mình cứ nghĩ, trong dàn "vợ" của mấy ông nam nhân hồi xưa thì chắc có lẽ chỉ có "kế thê" mới có địa vị và sự xem trọng gần bằng "chính thê".

    Thế nhưng dạo gần đây qua tìm hiểu mình lại biết thêm là ngoài "kế thê" ra thì còn một trường hợp khác cũng được cưới hỏi đàng hoàng và có địa vị cũng chẳng thua kém gì "chính thê", và trường hợp này được gọi là "bình thê".

    [​IMG]

    "Chính thê" và "kế thê" thì dễ hiểu rồi, nếu không xem phần giải thích phía trên của mình nhưng bạn lại là người thích xem phim cung đấu, phim cổ trang hay thích đọc những bộ truyện cổ đại, trạch đấu thì chắc bạn cũng không xa lạ gì với những từ ngữ này, nhưng còn "bình thê"... "

    Bình thê" rốt cuộc là gì?

    Hiện nay không có nhiều thông tin liên quan đến "bình thê", và sở dĩ ít thông tin như vậy không phải vì "bình thê" hiếm, mà là vì đây là một trường hợp rất ít khi xuất hiện.

    Theo như thông tin ít ỏi mình tổng hợp được từ những trang mạng thì "bình thê" chính là cách nói dùng để chỉ hai người cùng là "vợ cả".

    Tuy nhiên khác "kế thê", việc "bình thê" xuất hiện khi "chính thê" đầu tiên của người chồng vẫn còn sống.

    Bởi vì ở một số trường hợp người đàn ông đã có "chính thê" nhưng lại muốn cưới thêm vợ, mà người vợ ông muốn cưới thêm ấy lại có thân phận cao quý, không thể làm thiếp nên lúc này mới xuất hiện hiện tượng có hai thê, gọi là "bình thê".

    "Bình" cũng có thể hiểu là ngang nhau.

    "Bình thê" cao quý hơn "thiếp thất", cùng có địa vị và đãi ngộ ngang hàng với "chính thê".

    "Bình thê" cũng được tính là "thê tử" của phu quân, nhà mẹ đẻ của "bình thê" cũng được tính là thông gia với nhà phu quân.

    Con cái của "bình thê" sinh ra cũng được tính là "đích" hệ như con cái của "chính thê".

    Tuy nhiên, mặc dù bề ngoài cùng được gọi là "thê", cùng địa vị cùng đãi ngộ cùng thực quyền nhưng trước sau vẫn có sự khác biệt.

    Suy cho cùng thì dù là "bình thê" hay "kế thê" thì cũng thấp hơn một cấp so với "nguyên phối chính thê".

    Và tất nhiên, con cái "bình thê" hay "kế thê" sinh ra thì cũng xếp sau một cấp so với con cái của "nguyên phối chính thê"

    [​IMG]

    Nguồn ảnh: Tổng hợp từ nhiều nguồn trên Pinterest
     
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng một 2024
Trả lời qua Facebook
Đang tải...