MỞ ĐẦU Đấu thầu là hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trường, là một phương thức giao dịch đặc biệt dành cho các giao dịch quy mô lớn đòi hỏi hiệu quả và minh bạch. Qua quá trình áp dụng phương thức đấu thầu truyền thống có nhiều điểm hạn chế, bất cập. Để giảm thiểu những hạn chế trên đấu thầu qua mạng là phương pháp tốt nhất có thể áp dụng. Để hiểu hơn về vấn đề này em xin lựa chọn đề bài: "Bình luận thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về đấu thầu qua mạng". NỘI DUNG 1. Khái quát về đấu thầu qua mạng 1.1 Những vấn đề cơ bản về đấu thầu Theo từ điển Tiếng Việt đấu thầu được giải thích là "Đọ công khai, ai nhận làm nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc được bán hàng. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam" Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, theo đó người muốn xây dựng một công trình (người gọi thầu) công bỗ trước các yêu cầu và điều kiện xây dựng công trình để người nhận xây dựng công trình (người dự thầu) công bố giá mà mình muốn nhận. Người gọi thầu sẽ lựa chọn người chủ thầu nào phù hợp với điều kiện của mình, và giá thấp hơn. Phương thức đầu thâu được áp dụng tương đôi phố biên trong việc mua săm tài sản và xây dựng các công trình tư nhân và Nhà nước ". Theo khái niệm này, đầu thâu bị giới hạn chỉ dành cho lĩnh vực xây lắp, chi là một phần trong những hoạt động đầu thầu ngày nay thực hiện. Theo Điều 4, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 của Việt Nam, thì" đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua săm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công băng, minh bạch và hiệu quả kinh tế ". [1] Từ các định nghĩa được trích dẫn ở trên, bản chất của đấu thầu là hoạt động mua bán đặc biệt, trong đó người mua- thường là bên mời thầu có quyên chọn người bán- nhà thầu tốt nhất một cách công khai theo một quy trình nhất định. Trong đấu thầu, tính cạnh tranh của các nhà thầu được xem xét như là yêu tố quyết định. 1.2 Đấu thầu qua mạng . Đấu thầu qua mạng là hoạt động đấu thầu được thực hiện trực tuyến thông qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Đấu thầu qua mạng là việc ứng dụng công nghệ thông tin (đặc biệt là mạng Internet) vào quá trình đấu thầu bởi Chính phủ, nhằm kiểm soát những môi quan hệ về đấu thầu với các nhà cung cấp và nhà thầu trong việc đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn. Đấu thầu qua mạng sẽ dỡ bỏ khoảng cách vật lý về không gian và thời gian, cho phép cung cấp một luồng thông tin minh bạch và hiệu quả cùng quá trình thực hiện rộng rãi hơn. Các bên tham gia đấu thầu qua mạng phải thực hiện khai báo, đăng tải nội dung HSMT, nộp HSDT, thông báo kết quả đấu thầu.. theo các mẫu được lập trình sẵn. Nội dung về đấu thầu qua mạng được quy định tại luật đấu thầu năm 2013, điều 60. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng. Điều luật này đề cập đến nội dung và quy trình được thực hiện trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Đồng thời cho biết chính phủ quy định chi tiết việc lựa chọn nhà thầy, nhà đầu tư qua mạng và lộ trình áp dụng. Tiếp sau đó tại điều 61. Yêu cầu đối với hệ thống mạng đấu thầu quốc gia " 1. Công khai, không hạn chế truy cập, tiếp cận thông tin. 2. Người sử dụng nhận biết được thời gian thực khi truy cập vào hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Thời gian trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là thời gian thực và là thời gian chuẩn trong đấu thầu qua mạng. 3. Hoạt động liên tục, thống nhất, ổn định, an toàn thông tin, có khả năng xác thực người dùng, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu. 4. Thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. 5. Bảo đảm nhà thầu, nhà đầu tư không thể gửi hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu. " 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về đấu thầu qua mạng. 2.1 Ưu điểm Hiện nay, việc áp dụng đấu thầu qua mạng đang trở thành xu thế tất yếu của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Đấu thầu qua mạng đã góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu, tạo môi trường cạnh tranh, công bằng và minh bạch cho các nhà thầu, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho các bên tham gia. Khi thực hiện chính thức đấu thầu qua mạng thì suốt quá trình đấu thầu từ lúc phát hành hồ sơ mời thầu đến thông báo kết quả đấu thầu, bên mời thầu và nhà thầu – hai bên không cần gặp nhau và nhà thầu không mất thời gian đi lại. Tất cả bên mời thầu, bên dự thầu chỉ cần ngồi ở trụ sở cơ quan và làm việc trên mạng. Sau khi hồ sơ mời thầu được đưa lên mạng, trong suốt quá trình chuẩn bị đấu thầu, nhà thầu có thể gửi hồ sơ dự thầu lên mạng trước giờ đóng thầu. Điều 28 của Luật Đấu thầu về loại thông tin; thời hạn cung cấp, đăng tải thông tin.. trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bao gồm: Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thông báo mời quan tâm, thông báo mời chào hàng.. Ngoài ra, việc lựa chọn nhà thầu qua mạng cũng sẽ thực hiện theo nguyên tắc là bên mời thầu phát hành miễn phí hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.. và nhà thầu chỉ nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất một lần, việc mở thầu cũng được tiến hành trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ngay sau khi đóng thầu. [2] Không chỉ tạo các thuận lợi cho bên dự thầu, đấu thầu qua mạng còn giúp bên mời thầu rút ngắn thời gian và chi phí trong tất cả các khâu đấu thầu với việc loại bỏ các công đoạn như soạn thảo, trình duyệt văn bản.. Hệ thống đấu thầu qua mạng có thể được dùng để làm cơ sở thu thập các thông tin lịch sử về năng lực của nhà thầu, giúp bên mời thầu phân loại, đánh giá nhà thầu. 2.2 Nhược điểm Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hiện tại đang sử dụng đã lạc hậu, vì vậy đã xuất hiện một số bất cập khiến người dùng gặp trở ngại khi thao tác; kích thước hồ sơ dự thầu cho phép quá nhỏ.. Bên cạnh đó, do mới triển khai được hai năm cho nên nhiều nhà thầu, doanh nghiệp vẫn gặp nhiều lúng túng với hình thức đấu thầu qua mạng, dẫn đến số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu qua mạng chưa cao. Thực tế, nhiều đơn vị hiện nay vẫn coi thông tin về đấu thầu như tài nguyên quý, không chia sẻ rộng rãi, đồng thời không quyết tâm, cố tình" chây ỳ "không áp dụng đấu thầu qua mạng. Nhưng khi đánh giá nguyên nhân lại nêu ra hàng loạt những trở ngại. Chính vì thế, số lượng gói thầu đấu thầu qua mạng rất thấp, thậm chí có những đơn vị chưa thực hiện gói thầu điện tử nào. Đặc biệt, vẫn còn một bộ phận nhà thầu không muốn tham gia phương thức đấu thầu mới và hiện đại này bởi phương thức này quá minh bạch, cạnh tranh, trong khi họ vẫn có thói quen là thích nhận được những hợp đồng thông qua con đường quan hệ thân quen," đi đêm "với chủ đầu tư, bên mời thầu. 2.3 Nguyên nhân Thứ nhất, là do quy định áp dụng đấu thầu qua mạng theo tỷ lệ % số lượng gói thầu là chưa thực sự phù hợp với thực tế, dẫn đến việc lựa chọn gói thầu nào thực hiện đấu thầu qua mạng mang tính chủ quan, cơ chế xin - cho, không công bằng; đồng thời, các Bộ, ngành, địa phương cũng gặp khó khăn khi theo dõi tỷ lệ triển khai đấu thầu qua mạng trong năm để kịp thời đôn đốc đơn vị trực thuộc. Thứ hai, là do hạn chế về công nghệ, kỹ thuật của Hệ thống. Mặc dù Bộ Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên chỉnh sửa, nâng cấp chức năng Hệ thống, tuy nhiên để mở rộng thêm các tính năng khác nhằm thuận tiện hơn cho người sử dụng, ứng dụng các công nghệ mới trên nền tảng công nghệ của hệ thống Hàn Quốc là rất khó khăn. Thứ ba, là do công tác truyền thông về đấu thầu qua mạng còn chưa đủ sức lan tỏa. Cụ thể, trong khi nhóm đối tượng là các bên mời thầu hầu hết đã có nhận thức đúng đắn về lộ trình, cách thức triển khai đấu thầu qua mạng, nhóm đối tượng là các nhà thầu tham gia vào hệ thống thì có 18% đã biết và sẵn sàng tham gia đấu thầu qua mạng, 82% chưa biết hoặc đã nghe nói nhưng chưa sẵn sàng tham gia. 3. Giải pháp hoàn thiện đấu thầu qua mạng tại Việt Nam. Thứ nhất, cần cụ thể hóa các quy định về loại tội phạm mạng (tội phạm tấn công trang web, các cơ sở dữ liệu và phát tán virus và tội phạm lợi dụng môi trường mạng để ăn cắp, tống tiền và tổ chức hoạt động phạm tội, như đánh bạc qua mạng, ăn cắp và làm giả thẻ tín dụng) trong Bộ luật Hình sự. Thứ hai, lộ trình mới đề xuất xây dựng theo nguyên tắc lượng hóa được các gói thầu bắt buộc phải đấu thầu qua mạng (quy định hạn mức gói thầu bắt buộc phải đấu thầu qua mạng), đồng thời đưa ra chế tài cụ thể (không giải ngân) nếu không thực hiện theo quy định. Thứ ba, tăng cường truyền thông, đào tạo về đấu thầu qua mạng đồng thời nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đấu thầu qua mạng. Thứ tư, đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống tổng thể theo mô hình đối tác công tư (PPP) sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thay thế công nghệ đã lạc hậu của hệ thống hiện tại; đồng thời đảm bảo có sự kết nối, liên thông đồng bộ, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống công nghệ thông tin khác có liên quan trong chính phủ điện tử. Thứ năm, kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành lộ trình đấu thầu qua mạng giai đoạn 2019-2025 theo dự kiến đề xuất; công khai thông tin về kết quả thực hiện đấu thầu qua mạng của các cơ quan, đơn vị trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện đấu thầu qua mạng tại báo cáo công tác đấu thầu. Thứ sáu, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế nhà nước nghiêm túc triển khai đấu thầu qua mạng theo chỉ tiêu nêu tại Nghị quyết Chính phủ số 01 năm 2019; thường xuyên giám sát việc triển khai đấu thầu qua mạng tại các đơn vị trong phạm vi quản lý của mình. Thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với những gói thầu chỉ có duy nhất 01 (một) nhà thầu tham gia và xử lý nghiêm khắc chủ đầu tư và các bên liên quan nếu phát hiện hành vi vi phạm, không bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu. KẾT LUẬN Đấu thầu qua mạng có vai trò hết sức quan trọng có ý nghĩa trong hoạt động đấu thầu trong nước. Đấu thầu qua mạng từ khi áp dụng đã hát huy được những ưu điểm cũng như lợi ích của mình. Bên cạnh đó vẫn còn tổn tại một số hạn chế nhất định. Chính vì vậy chúng ta cần xây dựng và đưa ra những quy định cụ thể để khắc phục và hoàn thiện pháp luật về đấu thầu nói chung và đấu thầu qua mạng nói riêng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 2. Hoàng Ngọc Bích" Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động đấu thầu qua mạng ở Việt Nam ", luận văn thạc sĩ quản lí kinh tế. 3. Luật Dương Gia" Ưu nhược điểm của đấu thầu qua mạng" 4. Đấu thầu qua mạng và những vấn đề pháp luật phát sinh từ thực tế 5. Đấu thầu qua mạng: Gian nan và còn nhiều thách thức