Binh Bất Yếm Trá Là Gì?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi PhươngThảo0710, 8 Tháng hai 2020.

  1. PhươngThảo0710 https://dembuon.vn/rf/20116/

    Bài viết:
    495
    Binh bất yếm trá là gì?

    Binh bất yếm trá là gì có lẽ mọi người không hiếm lạ câu thành ngữ này. Đặc biệt trong thể loại võ hiệp, tiên hiệp không hiếm nhắc đến nó 1 lần.

    Nếu dịch theo hoàn cảnh, Binh bất yếm trá ám chỉ nếu muốn dụng binh thành công không thể không sử dụng một vài thủ đoạn.

    Xuất xứ câu này là của Hàn Phi Tử trong bộ "Hàn Phi Tử, chương Nan Nhất" viết: "Chiến trận chia gian, bất yếm trá ngụy" - nghĩa là: Khi chiến tranh, đánh nhau thì không thiếu mưu kế lừa dối.

    Binh - việc binh đao, chỉ chiến tranh, ý dụng binh, cầm quân.

    Bất - không, còn có nghĩa là bất chấp.

    Yếm - nghĩa là đầy đủ.

    Trá - lừa dối, giả vờ.

    [​IMG]

    Trong quyển "Nghệ thuật chiến trận" Tôn Tử đã từng khẳng định rằng "Binh bất yếm trá" hay "dụng binh không ngại lừa dối" (nghĩa là khi dùng binh việc dối trá quân địch là buộc phải làm để đem lại lợi thế, để nhằm giành lấy chiến thắng) là phần tất yếu của nhà binh khi ra trận. Ý nói là việc dùng binh phải có lúc dùng sự nguy trá để thắng địch vì quan điểm quân tử tàu là sự trí trá thì người quân tử không nên dùng vì sẽ làm mất bản sắc anh hùng nhưng việc binh thì phải dùng mọi thủ đoạn để giành thắng lợi kể cả những kế không quang minh chính đại vẫn làm miễn sao chiến thắng là được.

    Thủ đoạn Binh bất yếm trá chúng ta thường gặp là:

    Mỹ nhân kế: Vẫn nói anh hùng khó qua ải mỹ nhân.

    Thời Xuân Thu, Câu Tiễn nước Việt bị Ngô vương Phù Sai đánh cho suýt mất nước. Phạm Lãi và Văn Chủng bèn hiến kế cho Câu Tiễn dâng mỹ nhân nổi tiếng của nước Việt là Tây Thi cho Phù Sai khiến Ngô vương vì đam mê tửu sắc mà bỏ bê việc chính sự, tạo thời cơ cho Câu Tiễn trả thù.

    Mỹ nhân kế nằm trong 36 kế, gọi là thập lục kế.

    Thời nào cũng được áp dụng, thời nay có thêm nam nhân kế.

    Khổ nhục kế: Tự gây thương tích có hai cách áp dụng. Cách thứ nhất, địch sẽ lơi lỏng, coi thường, không cho rằng ta còn là mối nguy nữa. Cách thứ hai, giả đánh kẻ thù chung để vào hàng ngũ của địch, gây chiến nội bộ.

    Những hình ảnh trong phim truyền hình Hàn Quốc dùng rất nhiều kế này. Cảnh đứng trong mưa, ướt sũng, nức nở như cha chết, đón đường bắt gặp như vô tình, đau khổ vô biên để khiến người ta thương hại là một cảnh rất thường thấy vậy.

    Trong Tam quốc diễn nghĩa có chuyện Bạch Đế ủy thác con côi, lời trăn trối mà Lưu Bị nhắn nhủ tới Lưu Thiện cùng Gia Cát Khổng Minh. Cụ thể, ông từng dặn dò Gia Cát Lượng:

    "Tài Thừa tướng gấp mười Tào Phi, tất yên định được nước nhà, làm nên việc lớn. Đối với con trẫm, nếu có thể phò tá thì phò tá, nếu nó bất tài, hãy tự thay đi!".

    Trước câu nói này của quân chủ, Gia Cát Lượng một mực từ chối và thề sẽ trung thành tận tâm với Thái tử Lưu Thiện tới cùng.

    Chuyện này đến nay rất còn nhiều tranh cãi, không rõ Lưu Bị nói lời tâm can hay diễn khổ nhục kế, dọn đường cho con yên ngôi.

    Trá hình: Đóng giả người khác, mang hình dáng khác để che dấu thực tế.

    Trước khi qua đời, Gia Cát Lượng viết tờ di biểu dâng lên hậu chủ, xong xuôi lại dặn dò Dương Nghi rằng:

    "Sau khi ta chết không thể làm đám tang, phất cờ đánh trống, các ngươi hãy làm một cái bàn thờ lớn, để thi thể của ta ngồi ở trên, trong miệng ngậm bảy hạt gạo, dưới chân đặt một ngọn đèn sáng, trong quân cứ giữ vẻ yên ổn như thường, không được than khóc buồn bã. Như vậy thì sao Tướng Tinh mới không rơi xuống, âm hồn ta tự khắc cũng nhấc lên được. Tư Mã Ý thấy sao Tướng Tinh không sa, tất nhiên sẽ không dám khinh cử vọng động, quân ta mới có thể âm thầm từng nhóm từng nhóm chậm rãi rút lui. Nếu như Tư Mã Ý đuổi theo, ngươi nên dàn thành trận thế, quay cờ đánh trống trở lại, rồi đẩy xe có tượng gỗ của ta ra phía trước quân, lệnh cho tất cả tướng sĩ đứng dàn hai bên trái phải, Tư Mã Ý nhìn thấy, tất sẽ sợ hãi bỏ chạy".

    Nhờ vậy quân Thục có thể an toàn bảo trì lực lượng rút về.

    Sau này trong dân gian lưu truyền câu nói, về sau đã trở thành tục ngữ phương ngôn: "Tử Gia Cát năng tẩu sinh Trọng Đạt" (Gia Cát chết vẫn đuổi được Trọng Đạt sống). Người đời sau còn làm thơ rằng:

    Nửa đêm sao lớn rơi sờ sờ

    Lại còn hồ nghi Lượng chết vờ

    Muôn thuở người Xuyên cười Trọng Đạt

    Sờ đầu lại hỏi mất hay chưa?

    Chia rẽ nội bộ: Gây hiềm khích, mẫu thuẫn trong lòng quân địch để dễ bề chiến thắng.

    Chia rẽ nội bộ hay thổi gió bên gối cũng như nhau.

    Giá họa, gắp lửa bỏ tay người, vu oan: Trong lịch sử, hầu như ở triều đại nào cũng xảy ra tình huống trung thần bị vu oan diệt tộc.

    Án oan Lê Chi Viên liên quan đến nhân vật lịch sử Nguyễn Trãi cũng gặp tình huống tương tự.

    Mua chuộc nịnh thần..

    Còn khá nhiều mưu khác nữa nhưng mình chỉ lấy mấy cái trên làm ví dụ, mọi người có thể xem thêm trên google.
     
    Last edited by a moderator: 9 Tháng hai 2020
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...