Sự ra mắt của màn ảnh "Big Eyes" được phát hành vào năm 2014, dựa trên câu chuyện có thật của một họa sĩ Margaret Keane người Mĩ. Về những bức tranh đặc biệt của cô và vụ kiện năm 1986 chấn động tại Honolulu. Big Eyes – Mắt To Quốc gia: Hoa Kỳ Thể loại: Tâm lý, chính kịch. Thời lượng: 106 phút Số tập: 1 1. Đạo diễn: Tim Burton 2. Diễn viên: Amy Adams, Christoph Waltz, Danny, Huston, Joh Politon.. 3. Nội dung: Bối cảnh xoay quanh những năm thập niên 50, theo lời kể từ một người nhà báo về một cuộc đời của người phụ nữ tên Margaret. Sau khi từ bỏ người chồng cũ, cùng con gái đi đến một nơi hoàn toàn khác và bắt đầu cuộc sống mới. Cô đã gặp và kết hôn Walter Keane trong một thời gian ngắn ngủi, đồng nghĩa với mọi cơn ác mộng của cô dần dần bắt đầu từ đây. [Lưu ý: Có spoiler cho những người không có thời gian xem phim. Còn nếu có, thì tại sao không thử trải nghiệm nhỉ? Và tôi chỉ nói lên những cảm xúc trải nghiệm của bản thân. Nếu có thiếu hay sai chi tiết nào. Các bạn có thể góp ý dưới phần bình luận nhé] 4. Đánh giá cá nhân: Cuộc gặp mặt của Margaret và Walter – Nhịp điệu bộ phim cũng như cảm xúc của nhân vật khá nhanh ở những phân cảnh đầu, khi Margaret gặp Walter lần đầu tiên ở hội chợ, bắt đầu buổi hẹn hò và sau đó là lời cầu hôn đến từ Walter. Nhân vật Margaret - Trong những khoảng thời gian xảy ra xung quanh nhân vật, khán giả có thể nắm bắt được sở thích qua các bức tranh của những đôi mắt lớn là thứ dường như chiếm phần lớn bối cảnh cuộc sống của Margaret. Và cả công việc, một trở ngại lớn của cô khi tiếp diễn cuộc sống mới của mình. Như lời kể ở đầu phim, năm thập niên 50 là thời kỳ hoàng kim của những người đàn ông, và những người phụ nữ lại rất khó kiếm sống và ít ai công nhận tài năng thật sự của họ. Cô vẽ đồ họa trong một công ty nội thất toàn những người đàn ông; và phác họa chân dung đường phố với giá hai đô la, nhưng con số tiền ấy bị người khách hàng hạ thấp xuống là một. Còn chưa nói đến người chồng cũ rắc rối, muốn dành quyền nuôi con gái của cô. Đó là trở ngại lớn nhất của Margaret. Điều kiện khiến Margaret chấp nhận lời cầu hôn của Walter Keane sau một thời gian ngắn ngủi? Không chỉ nhân vật, mà khán giả còn thấy được một hình tượng hoàn hảo ở Walter Keane trong những phút giây đầu của bộ phim. Anh được coi như một quý ông hòa nhã, năng nổ và lịch thiệp bởi tài giao tiếp của mình. Ông tạo được một thiện cảm với người xem khi lần đầu gặp Margaret, nhìn thấy những bức tranh của cô mà công nhận tài năng của cô. Và Walter Keane còn là một bất động sản, người có khả năng chăm lo cho cuộc sống mẹ con của Margaret trong những ngày khốn khó của cô. Như thể ông là một hoàng tử soi sáng cuộc sống của Margaret bước lên một trang mới. (Trong đời thật, từ năm 1953, Margaret gặp Wallet và kết hôn với ông vào năm 1955) Liệu Walter Keane có thật sự là một con người như thế? Theo góc nhìn nghiệp dư của mình, trong bộ phim, có một chi tiết ẩn ý cho con người của Walter. Là khi ông đến nhà Margaret, và trong căn nhà ấy có một bức tranh được đặt nằm giữa sàn nhà còn vẽ dở của cô. Hình ảnh đó vẽ về chân dung, nghiêng về phần nửa khuôn mặt hoàn chỉnh của một bé gái, với một đôi mắt to tròn được thấy rõ trong bức tranh. Phần nửa khuôn mặt còn lại của bé gái, thì chỉ mới được phác thảo; và thứ đáng lẽ được gọi là đôi mắt trên gương mặt, thì lại là một màu đen thẳm bị nhòa đi bởi màu mực. Nếu trong cuộc sống, người ta hay nói "Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn" Thì chi tiết ẩn dụ này, rõ ràng bộ phim đang muốn thể hiện rõ con người mà khán giả thấy của Walter chỉ mới được một nửa. Không ai có thể biết được bản chất thật sự của ông ta, nếu không xem đoạn tiếp diễn của tác phẩm như thế nào. (Margaret Keane đa số vẽ về trẻ em, phụ nữ và động vật cả về ngoài đời lẫn trong phim) Nguồn gốc của một cuộc đổ vỡ? Trước bi kịch, thường là một hạnh phúc mà ta muốn nhớ. Đối với Margaret cũng vậy, cô lấy họ là Keane, chữ ký của những bức tranh của mình cũng là Keane. Ban đầu, Walter bắt đầu cuộc đời mới với Margaret với mục đích tìm kiếm trong xã hội một sự công nhận đối với những tác phẩm có chữ ký Keane của ông và vợ mình, bằng cách bán chúng để kiếm tiền. Nhưng cuộc dò xét không mấy thuận lợi khi cả bức tranh của hai người không mấy chạm đến cảm xúc thật sự của xã hội. Vì vậy, Walter bắt đầu từ những bức tranh vô nghĩa được treo nơi hành lang, gần nhà vệ sinh trong nhà hát Hungry; đến những sự chú ý nổi trội được tính bằng tiền bởi các tác phẩm mắt to của Margaret, do chiêu trò vô tình của Walter là đánh nhau với một người có tiếng chỉ vì những bức tranh. Và Walter cũng dần nhận ra một điều, chính là những bức tranh của ông đối với thế giới là một thứ gì đó tầm thường, nhưng các tác phẩm của vợ mình lại đi ngược lại với những phũ phàng đó. Từ đây, trong con người thèm khát sự công nhận của Walter, đã bắt đầu với những lời nói dối với những người xung quanh là chính ông là người vẽ những bức họa đôi mắt to ấy. Và biện hộ với vợ mình về mục đích bán tranh, mặc dù cảm xúc không phải để bán. Đây là những bước đầu biến Walter thành một kẻ mạo danh trước mắt khán giả. Tâm trạng của Margaret - Người bị cắp sự công nhận trong chính tác phẩm của mình? Margaret dù trong lòng có nhiều hoài nghi, nhưng cô vẫn chấp nhận im lặng và thừa nhận chính Walter đã vẽ nên tất cả; vì tin rằng, nếu một người phụ nữ đứng ra để bán những tác phẩm, sẽ không có ai mua. Và cô cũng tin rằng Walter sẽ đem lại cho cuộc sống cô và đứa con gái tốt đẹp hơn, có đủ vật chất hơn. Cuộc sống như hoa, nhưng tâm trạng ưu phiền những nỗi buồn trong con người nghệ sĩ của Margaret? Sau nhiều năm qua đi, nhờ tài lẻ quảng bá của Walter, những tác phẩm của cô được trưng bày ở một viện bảo tàng, được trao tặng cho những người nổi tiếng; gia đình Keane đã kiếm hàng triệu đô la về mặt thương mại, bằng cách in hàng ngàn tấm áp phích của bức tranh, thiệp có hình các bức tranh, cốc in hình bước tranh với giá thành rẻ trở thành trào lưu; thay vì để người mua chọn một bước tranh có giá 500 đô. Mặc dù, những tấm áp phích sao chép chẳng có một cái hồn, hay cảm xúc thật sự của một họa sĩ. Trái ngược khi Walter rất hài lòng với việc đánh mất sĩ diện của mình, mà đánh cắp đi một những sự tôn trọng và công nhận từ các tác phẩm của Margaret. Thì trong lòng của một người nghệ sĩ như Margaret, lại càng khao khát về việc thừa nhận những bức tranh là do cô chính tay vẽ, từng bức một. Nhưng Margaret đã dính vào một lời nói dối quá lâu, mà chính cô đã giúp dựng nên. Cô chỉ có thể đánh mất đi nét vẽ đặc trưng của mình, thay thế bằng một phong cách hoàn toàn khác và trưng bày ở viện bảo tàng nhỏ, nơi các bức tranh mắt to của cô mang danh Walter Keane cũng ở đó. Để cô cũng được công nhận, và nói cho mọi người mình vẽ chúng. Một ao ức lâu nay của cô. Điều này cũng được thể hiện qua bài hát u sầu "Big Eyes" của Lana Del Rey, khi làm nhạc nền cho phân cảnh Margaret vẽ những bức tranh bằng một phong cách khác. Chỉ đôi ba lời trong bài hát, cũng đã đủ hiểu được tiếng nói trong sâu thẳm của cô – Một thế giới mà cô cảm nhận. (Trích) I used to think that I could trust you. I was your woman. You were my knight and shining companion. To my surprise. My love's demise. Was his own greed And lullabies. With your big eyes. And your big lies [Dịch] Tôi đã từng nghĩ rằng tôi có thể tin tưởng anh. Tôi là người phụ nữ của anh. Chàng là hiệp sĩ và người bạn đồng hành sáng chói của tôi. Tôi ngạc nhiên. Tình yêu của tôi sụp đổ. Là lòng tham của anh ấy Và những bài hát ru. Với đôi mắt to của anh. Và những lời nói dối lớn của anh Đến đây, khán giả cũng có thể thấy, Margaret hoàn toàn mất đi quyền tự chủ riêng trong bức tranh của mình, đến mức cô còn hỏi cả Walter về việc, bản thân có được ký tên trong chính tác phẩm của mình hay không? Và điều đó đã khiến Walter sợ hãi khi sự thật sẽ bị phơi bày. Lộ bản chất thật - Walter từ một quý ông lịch thiệp trong con mắt Margaret, từ lâu đã biến thành một con người đáng sợ, lợi dụng cô để kiếm tiền và sự nổi tiếng trên con đường là một kẻ mạo danh một người nghệ sĩ khác. Margaret còn biết được ông là một kẻ dối trá với cả chính mình, khi nói dối về các tác phẩm đường phố đầu tay của mình, trong khi cô phát hiện đó là một chữ ký của một nghệ sĩ hoàn toàn khác. Walter còn không thật sự là một người họa sĩ. Từ đó, cô càng bị nhận lời đe dọa khi muốn nhận bản thân là chủ nhân của các tác phẩm mắt to. Và bị làm nô lệ sản xuất ra những tác phẩm cho chồng mình, chỉ để thế giới công nhận thành quả của mình là do Walter vẽ. Dù vậy, ít nhất Margaret có thể nhìn thấu được bản tính xấu của người chồng mình. Bộ mặt tột cùng của người chồng – Trong một sự kiện hội chợ thế giới ở New York, Walter bắt Margaret phải vẽ một bức tranh có 100 đứa trẻ. Và tác phẩm đó được trưng bày tại triển lãm Tomorrow Foever. Tuy nhiên, một nhà bình phẩm đã nhìn thấu được cảm xúc của chính Margaret qua những đôi mắt của bức tranh. Đó là những ánh nhìn vô hồn. Và với 100 đôi mắt của những đứa trẻ gộp lại, càng khiến cho tác phẩm bị nhà bình phẩm phẫn nộ, để có thể viết về bài báo cay nghiệt thậm tệ đối với bức tranh của Keane. Và tác phẩm đã không được trưng bày tại Hội Chợ. Điều đó đã khiến Walter bị chỉ trích và với lòng căm hận của nhà phê bình, trong dáng vẻ say rượu, ông ta đã đổ tội cho Margaret vì phản bội mình với một bức tranh vô hồn và bắt đầu trút giận lên vợ mình bằng cách cố châm những diêm lửa nhỏ lên người cô và cả cô con gái của cô. Vì vậy, Margaret đã giải thoát bản thân mình bằng cách cùng con gái, lái xe rời đi đến Hawai. Và gặp những con người mới. Dù vậy, cô luôn bị những cuộc gọi của chồng mình đe dọa. Vào những khoảng thời gian ấy. Đó cũng là bước ngoặc khiến Margaret có can đảm thừa nhận bản thân mình là tác giả đã vẽ nên những bức tranh mắt to nổi tiếng – Đừng để kẻ trộm lấy đi nhiều hơn. Khai sáng sự thật của Margaret: Năm 1970, Margaret thừa nhận chính mình là tác giả của những bước tranh mắt to trong một chương trình phát thanh. Và xảy đến một sự kiện lớn tại Honlulu giữa cô và chồng cũ – Walter. Đó cũng là một trong những cách làm thông minh nhất của Margaret. Ban đầu, Walter có vẻ như rất tự tin khi bên biện hộ của mình có rất nhiều luật sư đầy đủ những chứng cứ giả tạo cho rằng bản thân ông là tác giả thật sự của những bức tranh đấy. Những trong phút chốc, những luật sư ấy bị buộc tội phỉ báng và chỉ có mình kẻ mạo danh đơn độc trong hành trình chứng minh bản thân là những tác giả của mắt to trước phiên tòa. Cảnh quay ở phần này, các phân cảnh về chuyển động ánh mắt biết thể hiện cảm xúc, về những con người dõi theo hai con người Margaret và Walter trong vụ kiện, còn tượng trưng sự đồng cảm của quần chúng - Những người từng đem lòng trao sự công nhận một kẻ mạo danh là tác giả của những bức tranh. Đứng trước những ánh mắt dõi theo mình, Walter như điên cuồng biến bản thân mình thành một gã hề, luôn phơi bày cuộc sống sau chiến tranh được tạo ra bởi một chiếc miệng luôn ẩn chứa lời nói dối, và cố phủ nhận Margaret đã tạo nên những tác phẩm mắt to. Như thể ông ta cố tìm kiếm sự thương hại, hay có thể nói sự đồng cảm từ mọi người. Trong khi Maegaret chỉ nói về cảm nhận của mình trong những thời gian qua, và những sự thật của cô đối với bức tranh của mình khi sống trong cái bóng của người chồng. Khán giả cũng có thể cảm nhận rõ nhất, một trong những cảm nhận về Margaret thấy con người của Walter: "Anh ta nghiến răng khi tôi không làm theo những gì anh ta muốn." "Anh ta đe dọa sẽ làm tôi biến mất khi tiết lộ sự thật về bản thân mình đã vẽ những bức tranh mắt to." Và một trong những cách xử vụ kiện này, Margaret và Walter đã được phẩm phán quyết định, mỗi bên dành 53 phút để vẽ tác phẩm mắt to. Với một con người tài năng, tác giả thật sự của tác phẩm mắt to. Hay một kẻ cắp chỉ dành 53 phút cho một tờ giấy trắng và một lời nguỵ biện là vai mình đau không vẽ được. Phần thắng đương nhiên đã thuộc về Margaret và số tiền bồi thường. Bộ phim kết thúc khi cô đi ra khỏi tòa án, và cầm bức tranh của chính mình, với một nụ cười mãn nguyện về việc thừa nhận những tác phẩm là của cô. Kết cục của Walter Keane - Dù bộ phim kết thúc và khán giả không được chứng kiến kẻ mạo danh đã như thế nào sau vụ thắng kiện của Margaret. Nhưng chắc ai cũng có thể đoán được cái giá phải trả cho sự ăn cắp tác phẩm của người khác, đó chính là mất hết cả danh tiếng và những việc mình tự hào nhất. (Ở ngoài đời, dù Margaret đã chứng minh bản thân cô là tác giả của những tác phẩm "Mắt To" nhưng Walter vẫn luôn khăng khăng khẳng định đó là những bức tranh do mình vẽ. Còn Margaret đã kết hôn. Và sống một cuộc sống mới hạnh phúc hơn. Nhưng bà không ngừng vẽ. Đôi chút về phong cách vẻ "Những đôi mắt to" bởi Margaret, bà đã từng bị điếc tạm thời vào năm hai tuổi, một trong những cách bà hiểu được từ những người xung quanh là thông qua đôi mắt, thứ thể hiện cảm xúc nhiều nhất của con người) (Bên trái là diễn viên Amy Adams thủ vai Margaret, bên phải là người thật) (Nhìn ngược lại bức hình hồi nãy) 5. Ngoài mặt nội dung, khán giả còn được thu hút bởi hai nét diễn xuất sắc đi kèm nhan sắc của nữ diễn viên Amy Adams (Thủ vai Margaret) và nụ cười ám ảnh sau vỏ bọc thân thiện của Christoph Waltz (Thủ vai Walter) 6. Kĩ thuật, âm thanh – Nếu nói đến năm 2014, thì đây được gọi là một khá cũ trong thời đại của phim ảnh. Nhưng nếu nói đến về mặt chất lượng hay hình ảnh, thì nó vẫn có thể thỏa mãn người xem bằng một bối cảnh thanh lịch, âm nhạc cổ điển của thập niên 50 và một chất lượng rõ nhìn. "Big Eyes" sẽ luôn là một màn ảnh tuyệt vời, để nói lên một cuộc sống từng là thời kỳ đen tối đối với người nghệ sĩ Margaret.