Biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án là gì? Biện pháp nâng cao hiệu quả

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Mộc Nguyệt, 16 Tháng chín 2021.

  1. Mộc Nguyệt

    Bài viết:
    13
    MỞ ĐẦU

    Cưỡng chế thi hành án dân sự là một là một biện pháp nhằm buộc người phải thi hành thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự của họ. Trong các biện pháp cưỡng chế mà luật quy định thì biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án có ý nghĩa hết sức quan trọng. Biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án tuy có những thuận lợi, nhưng trong quá trình áp dụng cũng có những khó khăn nhất định từ phía các Cơ quan hữu quan trong công tác phối hợp. Nên trong quá trình thi hành án đòi hỏi Chấp hành viên cần vận dụng đầy đủ các quy định của pháp luật trong việc phối hợp với các Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin chọn đề bài: "Biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án".

    NỘI DUNG

    1. Khái quát về biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự

    1.1 Khái niệm cưỡng chế thi hành án

    Cưỡng chế là dùng quyền lực nhà nước bắt buộc cá nhân, tổ chức phải thực hiện những việc trái với ý muốn của họ. Cưỡng chế gắn liền với hoạt động quản lí nhả nước và là một trong những phương pháp chủ yếu của hoạt động quản lí nhà nước. Trong nhà nước pháp quyền, việc cưỡng chế nhằm đích thi hành pháp luật của nhà nước, duy trì trật tự xã hội. Trong hoạt động tư pháp, khi tỏa án nhân danh nhà nước ra bản án, quyết định về việc giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của minh thi về nguyên tắc bản thân các phán quyết trong bản án, quyết định đó đã thể hiện quyền lực nhà nước, thể hiện sự cưỡng chế của nhà nước đối với các chủ thể liên quan. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu lực của các bản án, quyết định do tòa án tuyên thì nhà nước phải quy định các biện pháp cưỡng chế cụ thể và trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế này.

    Theo quy định tại Điều 45 LTHADS, sau khi hết thời gian tự nguyện thi hành án do chấp hành viên ấn định, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không thi hành án, hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp cưởng chế thi hành án.

    Như vậy, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp thi hành án dân sự dùng quyền lực của Nhà nước buộc người phải thi hành thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự của họ, do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp ngıười phải thi hành ám có điểu kiện thi hành án mà không tự ngưyện thi hành án. [1]

    1.2 Nguyễn tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.

    Việc áp dụng biện pháp cưong chế trong thi hành án dân sự là sử dụng quyền lực cua nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện bản án, quyết định của tòa án nên không thể tuỳ tiện, thiếu thống nhất mà ngược các nguyên tắc do pháp luật thi hành án dân sự quy định. Thco quy định tại Điều 45, Điều 46 và Điều 71 LTHADS thi việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phải tuần thủ các nguyên tắc sau:

    Thứ nhất, chỉ chấp hành viên mới có quyền áp dụng các biện pháp cưõng chế thi hành án dân sự. Việc cưỡng chế thi hành án dân sự phải đẩm bảo được quyển lợi hợp pháp của cả người được thi hành án và ngrời phải thi hánh án. Do vậy, chủ thể tiến hành biện pháp này phải là những người am hiểu luật pháp, có tư cách đạo đức và đuợc nhà nước tin cậy trao quyền để thực thi công lí. Theo pháp luật hiện hành thi chấp hành viên là người được nhà nước giao trọng trách trong việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định dân su và là chú the có quyên quyét định áp dung các biện pháp cưong chể thi hành án dân sự đề thi hành án. Ngoài chấp hành viên được nhà nưức trao quyền thì việc các chủ the khác tự to chức việc cuong bức thi hành án băng sức mạnh đe "xiết nợ", "bắt nợ" đều được coi là trải pháp luật.

    Thứ hai, chấp hành viên chỉ được áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự do pháp luật quy định. Việc cưỡng chế thi hành án nhằm bảo đảm thi hành nghĩa vụ của người phải thi hành án nhưng cũng rất dễ xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của ho và những người liên quan đến tài sản bị cưỡng chế thi hành án. Do vậy, để tránh sự lạm quyền của các chủ thể được trao quyền trong việc cưỡng chế thi hành án dân sự, pháp luật đã quy định các biện pháp cưong chế cụ thể chấp hành viên có quyền áp dụng, điều kiện, thủ tục áp dụng. Vi vậy, khi áp dụng biện gháp cưỡng chế thi hành án, chấp hành viên chỉ được áp dụnsác biện pháp do pháp luật quy định. Theo quy định tại Điều 71 LTHADS thi chấp hành viên chỉ có quyền áp dụng các biện pháp cưong chế thi hành án dân sự sau: Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xứ lí tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án; trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; khai thác tài sản của người phải thi hành án; buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ; buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định. Ngoài ra, khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân su chấp hành viên phải tuân thù triệt để các quy định của pháp luật về điều kiện, trình tự, thù tục cưỡng chế.

    Thứ ba, không được tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự trong những thời gian mà pháp luật quy định không được cường chế thi hành án dân sự. Việc cưỡng chể thi hành án dân sự là cần thiết nhằm đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người đuoc thi hành án. Tuy nhiên, đề việc thi hành án dân sự không ảnh hưởng tới trật tự công cộng, vì mục đích nhân đạo và tôn trọng phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, pháp luật quy định không được tiến hành cưỡng chế thi hành án trong khoáng thời gian từ 22 giờ đen 6 giờ sáng ngày hôm sau, trong các ngày nghi theo quy định của pháp luật lao động, 15 ngày trước và sau tết nguyên đán, các ngày truyền thống đổi với các đối tượng chính sách là người phải thi hành án (Điều 46 luật thi hành án dân sự[2], Điều 8 Nghị định của Chính phủ số 62/2015/ND-CP ngày 18/7/2015). [3]

    Thứ tư, chấp hành viên có quyền áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cường chế thi hành án nhưng phải tương ing với nghĩa vụ thi hành án má ngưoi phải thi hành án có nghĩa vụ phải thực hiện theo bản án, quyết định của tòa án. Mục đích của cưỡng chế thi hành án dân sự là buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ thi hành án của họ để bảo đảm quyền lợi của người được thi hành án. Tuy nhiên, việc cưỡng chế thi hành án phải bảo đảm cả quyền, lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án. Do vậy, trách nhiệm của chấp hành viên khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án là phải xác định được biện pháp cưỡng chế tương ứng với nghĩa vụ mà người phải thi hành án phải thi hành để không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án.

    1.3 Các biện pháp cưỡng chế thi hành án

    Theo quy định tại Điều 71 Luật thi hành án dân sự 2014, có 6 biện pháp cưỡng chế, bao gồm: Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án; Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; Khai thác tài sản của người phải thi hành án; Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định. Như vậy, biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lí tiền và giấy tờ có giá của người phải thi hành án là một trong bốn biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền.

    Trên thực tế, trong trường hợp người phải thi hành án đang giữ tiền, giấy tờ có giá hoặc có tiền, giấy tờ có giá gửi tại ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng khác thì việc áp dụng biện pháp cưỡng chế này sẽ rất có hiệu quả trong việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Do vậy, nếu người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền mà họ đang giữ tiền, giấy tờ có giá hoặc gửi tại kho bạc, tổ chức tín dụng thì biện pháp cưỡng chế này sẽ là biện pháp cưỡng chế đầu tiên được áp dụng. Chấp hành viên chỉi áp dụng biện pháp kê biên tài sản, trừ vào thu nhập của người phải thi hành hoặc khai thác tài sản của người phải thi hành án nếu người phải thi hành án không có tiền, tài khoản hoặc giấy tờ có giá để thi hành án.

    2 Biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

    2.1 Điều kiện áp dụng

    Thứ nhất, người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền. Trong trường hợp bản án, quyết định được thi hành quyết định được người phải thi hành án có nghĩa vụ phải trả tiền thì cơ quan thi hành án dân sự mới áp dụng biện pháp cưỡng chế này. Khác với các biện pháp cưỡng chế khác thì biện pháp cưỡng chế này được thực hiện trong trường hợp các khoản tiền mà người phải thi hành án phải trả cho người được thi hành án không lớn hoặc phải trả theo định kì.

    Thứ hai, việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án chỉ thực hiện trong những trường hợp được pháp luật quy định. Theo quy định tại điều 78, LTHADS 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) thì biện pháp cưỡng chế này được áp dụng trong trường hợp: Do các đương sự thỏa thuận; bản án, quyết định của tòa án ấn định biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành để thi hành án; thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kì hoặc khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án. [4]

    Thứ ba, chấp hành viên chỉ được áp dụng biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án nếu có căn cứ xác định người phải thi hành án có thu nhập để khấu trừ. Để đảm bảo cả quyền lợi của những người liên quan đến việc thi hành án, chấp hành viên chỉ ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án có thu nhập. Thu nhập hợp pháp của người phải thi hành án bao gồm: Tiền lương, trợ cấp hưu trí, mất sức, những khoản thu nhập của cán bộ, công nhân trong các tổ chức kinh tế, thu nhập của xã viên hợp tác xã; tiền thưởng và các khoản thu nhập hợp pháp khác mà họ nhận được từ tổ chức, cá nhân đang quản lý số thu nhập đó

    2.2 Các loại thu nhập của người phải thi hành án

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Thi hành án dân sự năm 2014 thì thu nhập của người phải thi hành án gồm: Tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và các thu nhập hợp pháp khác. Các khoản thu nhập hợp pháp của người phải thi hành án ngoài tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động có thể là tiền thưởng, tiền phụ cấp chức vụ.. do cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý thu nhập của người phải thi hành án trả cho người phải thi hành án. Thu nhập khác của người phải thi hành án trong trường hợp này là những khoản được nhận gắn liền với tiền lương, tiền công từ các tổ chức, cơ quan, cá nhân đang quản lý thu nhập đó. Trong trường hợp này chúng ta không được coi việc được nhận một khoản tiền do tặng cho, thừa kế, trúng sổ số.. là khoản thu nhập thường xuyên. Tuy nhiên, những khoản thu nhập này đều được coi là thu nhập hợp pháp của một cá nhân nhưng không thể được coi là thu nhập thường xuyên của người phải thi hành án để áp dụng việc khấu trừ thu nhập của họ.

    Vì vậy, khi xác minh người phải thi hành án có tài sản là những khoản tiền trên thì Chấp hành viên không được áp dụng biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập mà lựa chọn biện pháp cưỡng chế khác phù hợp với quy định của Luật Thi hành án dân sự, như biện pháp khấu trừ tiền, thu hồi, xử lý tiền của người phải thi hành án theo khoản 1 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự.

    2.3 Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ thu nhập của người phải thi hành án.

    2.3. 1 Xác minh điều kiện thi hành án

    Sau khi được phân công tổ chức thi hành quyết định thi hành án có khoản phải trả tiền, Chấp hành viên trước tiên phải tiến hành các thủ tục cần thiết và vận dụng các hiểu biết về pháp luật, đương sự cũng như phối hợp với toàn thể hệ thống chính trị tại địa phương để vận động người phải thi hành án tự nguyện thi hành. Sau khi việc giáo dục, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện không có kết quả, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện của người phải thi hành án. Xác minh trong thi hành án dân sự là hoạt động không thể thiếu trong các hoạt động chuyên môn thi hành án. Mục đích của xác minh là giải quyết hồ sơ thi hành án cho đúng pháp luật bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên. Đối với việc thi hành án trong trường hợp này công tác xác minh cần áp dụng trong các trường hợp sau:

    Cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án so với những biện pháp cưỡng chế khác là tương đối "nhẹ nhàng". Tuy nhiên, để thực hiện được việc trừ vào thu nhập thành công, Chấp hành viên cũng cần xác minh tình trạng nhân thân của người phải thi hành án.

    Xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là trách nhiệm của Chấp hành viên được quy định tại Điều 20 Luật Thi hành án dân sự. Để trừ vào thu nhập của người phải thi hành án với các điều kiện phân tích ở trên thì Chấp hành viên lưu ý khi xác minh các trường hợp sau:

    Đối với trường hợp thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng, hoặc theo thỏa thuận của các đương sự hoặc bản án, quyết định đã ấn định trừ vào thu nhập hoặc tài sản phải thi hành án không lớn. Chấp hành viên chỉ tiến hành xác minh người phải thi hành án có thu nhập thường xuyên hay không? Trong trường hợp người phải thi hành án vừa có thu nhập thường xuyên vừa có các tài sản khác (động sản hoặc bất động sản) thì Chấp hành viên vẫn ra ngay được quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án khi người phải thi hành án không tự nguyện thi hành.

    Đối với các trường hợp thi hành nghĩa vụ khác: Nội dung xác minh về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án phải gồm hai nội dung: Đó là người phải thi hành án không có tài sản nào để thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản đó có giá trị nhỏ không đủ để thi hành án và người phải thi hành án phải có thu nhập thường xuyên.

    Để áp dụng biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải trực tiếp tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Khi xác minh về thu nhập của người phải thi hành án, Chấp hành viên cần tập trung vào một số nội dung chính sau: Tổng số tiền thu nhập hàng tháng là bao nhiêu? Ai là người đang trực tiếp quản lý các nguồn thu nhập đó? Thời gian mà người phải thi hành án được nhận các khoản thu nhập đó?

    Trong trường hợp người phải thi hành án có mức lương hoặc mức thu nhập thấp chỉ đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người phải thi hành án và gia đình hoặc không có tài sản nào khác tại thời điểm xác minh hoặc tuy có tài sản nhưng tài sản có giá trị nhỏ không đủ chi phí về thi hành án. Trường hợp này thì Chấp hành viên đề xuất với Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án ra Quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án theo Điều 51 Luật Thi hành án dân sự, hoặc ra Quyết định hoãn thi hành án theo điểm c khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự nếu là khoản nộp ngân sách Nhà nước. Trường hợp xác định người phải thi hành án có thu nhập và mức thu nhập đó có thể khấu trừ để thi hành án, thì Chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án và tiến hành thực hiện quyết định đó.

    2.3. 2 Ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

    Nội dung quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án thi hành án, Chấp hành viên phải đúng biểu mẫu được quy định tại thông tư số: 09/2011/TT-BTP ngày 30 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng các loại biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự. [5]

    2.3. 3 Thi hành quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

    Thông thường các Quyết định cưỡng chế đã được ban hành phải được Cơ quan Thi hành án chuẩn bị rất chu đáo, tỉ mỉ như: Xây dựng kế hoạch cưỡng chế, xác minh.. nhưng do đặc thù của biện pháp cưỡng chế này thuộc loại cưỡng chế không cần phải huy động lực lượng bảo vệ vì người phải thi hành án là người không trực tiếp quản lý tài sản thi hành án. Mà tài sản thi hành án đang do người thứ ba quản lý (có thể là Cơ quan Nhà nước, có thể là các tổ chức xã hội hoặc chủ sử dụng lao động). Vì vậy, Chấp hành viên không nhất thiết phải xây dựng kế hoạch cưỡng chế theo quy định tại Điều 72 Luật Thi hành án.

    Việc thực hiện Quyết định cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án chính là việc tổ chức giao quyết định cưỡng chế cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý thu nhập của người phải thi hành án và yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đó thực hiện quyết định khấu trừ tiền của người phải thi hành án để thi hành. Việc giao Quyết định thường được tiến hành tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý thu nhập của người phải thi hành án. Ngoài ra, Quyết định này còn được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, người được thi hành án, người phải thi hành án theo quy định tại Điều 38 và Điều 39 Luật Thi hành án dân sự năm 2014.

    Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác khi nhận được Quyết định cưỡng chế trừ vào thu nhập của Chấp hành viên phải có trách nhiệm thực hiện quyết định đó theo đúng các nội dung của quyết định đó.

    Tại khoản 4 Điều 78 Luật Thi hành án dân sự năm 2014 không quy định cụ thể mà chỉ quy định: "Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập khác có trách nhiệm thực hiện các quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 78 Luật Thi hành án dân sự".

    Tuy không quy định cụ thể về thời gian thực hiện quyết định, nhưng theo quy định của Luật Thi hành án dân sự thì đã quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động thực hiện đúng các nội dung trong quyết định trừ vào thu nhập của Chấp hành viên đã ban hành. Trách nhiệm phối hợp của Cơ quan, tổ chức, cá nhân với Cơ quan Thi hành án, Chấp hành viên thi hành quyết định trừ vào thu nhập của Chấp hành viên còn được quy định tại Điều 11 và Điều 177 Luật Thi hành án.

    3 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

    Thứ nhất, đối với thủ tục phải đảm bảo chặt chẽ trong cưỡng chế thi hành án

    Thi hành án là một quá trình gồm nhiều thủ tục pháp lý liên quan chặt chẽ với nhau, thủ tục ban đầu sẽ làm tiền đề cho các thủ tục tiếp theo. Nếu việc thiết lập thủ tục ban đầu chặt chẽ thì quá trình giải quyết việc thi hành án tiếp theo sẽ gặp thuận lợi.

    Ngoài ra, cưỡng chế thi hành án dân sự là một thủ tục nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người phải thi hành án. Do vậy, việc khiếu nại, tố cáo trước, trong và sau khi cưỡng chế thi hành án xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Nếu thủ tục ban đầu Chấp hành viên không thực hiện được một cách đầy đủ và đúng pháp luật, thì khi có khiếu nại phát sinh, Cơ quan Thi hành án không có cơ sở bác khiếu nại của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, buộc phải công nhận khiếu nại là đúng thì cả một quá trình thi hành án sẽ bị ngưng trệ, thậm chí phải làm lại từ đầu, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc của Nhà nước và công dân.

    Thứ hai, các bước chuẩn bị trước khi cưỡng chế thi hành án

    Cưỡng chế là biện pháp cuối cùng mà Chấp hành viên phải áp dụng khi đã áp dụng mọi biện pháp nhưng người phải thi hành án không tự nguyện thi hành. Họ luôn có thái độ chống đối, gây khó khăn vì vậy khi bị cưỡng chế luôn mong muốn việc cưỡng chế không thể thực hiện được vì ảnh hưởng đến danh dự. Muốn vậy, Chấp hành viên phải có công tác chuẩn bị cưỡng chế thật tốt trước khi thực hiện việc cưỡng chế. Nếu Chấp hành viên tổ chức thực hiện không được việc cưỡng chế sẽ tạo tiền lệ sấu về tâm lý, pháp luật bị coi thường. Anh hưởng đến quyền lợi của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nhất là ý nghĩa, mục đích giáo dục pháp luật trong công tác thi hành án đối với quần chúng nhân dân sẽ không đạt được.

    Quá trình cưỡng chế thi hành án dân sự không cho phép Chấp hành viên kéo dài thời gian, Luật quy định, Chấp hành viên không được tổ chức cưỡng chế thi hành án từ 22 giờ đêm đến 06 giờ sáng.

    Vì vậy, khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên tuyệt đối phải thực hiện đúng và đầy đủ các nguyên tắc trong cưỡng chế thi hành án dân sự, đảm bảo trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành án, đồng thời, phải luôn nâng cao ý thức bảo đảm cho việc cưỡng chế thi hành án dân sự được an toàn, hiệu quả trong quá trình tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự trên thực tế.

    Thứ ba, cần áp dụng công nghệ vào quá trình thi hành án

    Cùng với sự phát triển thì việc phân phát lương thưởng của các công ty thường sẽ được thanh toán điện tử, vì vậy để đảm bảo cho quá trình thi hành án nhanh gọn, chính xác, giảm bớt nhân lực, thời gian, cần có quy định hướng dẫn, hỗ trợ để chuyển đổi phương thức trừ vào thu nhập thông qua việc chuyển khoản hay thanh toán điện tử.

    KẾT LUẬN

    Biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động thi hành án. Là công cụ cần thiết để bảo vệ triệt để quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Bởi lẽ biện pháp cưỡng chế thi hành trừ vào thu nhập của người phải thi hành án buộc người phải thi hành thực hiện một cách thực tế, đầy đủ nghĩa vụ dân sự của họ. Cùng với đó vẫn tồn tại những bất cập chúng ta xây dựng, thiết lập những quy định cụ thể, đề những giải pháp thiết thực nhằm đảm bảo hoạt động thi hành án được diễn ra đúng trình tự, thủ tục, tuân theo pháp luật.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Trường Đại học Luật hà Nội, "Giáo trình luật thi hành án dân sự", năm 2019

    2. Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014)

    3. Nghị định của Chính phủ số 62/2015/ND-CP ngày 18/7/2015

    4. Biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

    5. Thông tư số: 09/2011/TT-BTP ngày 30 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tư pháp

    6. Biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
     
    Last edited by a moderator: 16 Tháng chín 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...