Chúng ta đều biết tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường sống là vô cùng nghiêm trọng, vì thế việc tìm ra những biện pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ tác động xấu do biến đổi khí hậu gây ra là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Giải pháp trước mắt Một là, ổn định hàm lượng CO2 và các khí thải nhà kính trong khí quyển. Cần giảm đến mức tối thiểu sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu ngăn chặn những biến đổi khí hậu nguy hiểm và bảo đảm sự an toàn của hành tinh. Hai là, tiến hành hợp tác quốc tế trong việc sử dụng các nguồn năng lượng và nhiên liệu thay thế định giá CO2 cho các quốc gia, nhất là ở những nước gây ô nhiễm chính giảm mức phát thải CO2 cá nhân bảo tồn các "bể chứa các-bon", đó chính là các khu rừng và đại dương, nơi hấp thụ CO2. Cuối cùng, giảm phát thải để hạn chế sự gia tăng của nồng độ khí nhà kính. 2. Giải pháp lâu dài Thứ nhất, khắc phục sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu là cả quá trình dài, nên giải pháp trọng tâm nhất là thích ứng với hiện tượng biến đổi khí hậu. Ở đây sẽ bao gồm tất cả những hoạt động nhằm điều chỉnh hành vi của con người để giảm thiểu hậu quả tác động của BĐKH và khai thác những mặt thuận lợi của nó. Thứ hai, phổ biến, tuyên truyền và phổ cập kiến thức trong việc nâng cao phòng chống biến đổi khí hậu cho toàn cộng đồng Thứ ba, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống xử lý chất thải đúng quy trình và quy định chặt chẽ. Thứ tư, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn năng lượng cùng các tài nguyên ở mức tối đa trong sản xuất và sinh hoạt. Cuối cùng, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tìm nguồn năng lượng thay thế. *Biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu ở Việt Nam Do đặc điểm địa hình và vị trí địa lý, Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH. Chính vì thế Việt Nam đã đề ra những chính sách và triển khai các hoạt động ứng phó, làm giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Những chính sách này tập trung nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính và thích ứng với BĐKH: Chính sách và pháp luật về BĐKH: • Kể từ năm 2011, Chính phủ Việt Nam đã triển khai, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu ( "Quyết định Số. 2139/QĐ-TTG: Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu"). • Năm 2012, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh ( "Quyết định Số. 1393/QĐ-TTG: Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh") được phê duyệt, nhằm giảm phát thải khí nhà kính và đề ra các giải pháp triển khai bao gồm ban hành các quy định liên quan tới thị trường các-bon quốc tế. • Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 đưa ra một chương thảo luận về BĐKH. • Những hành động mới nhất bao gồm phê duyệt: Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 – 2020 ( "Quyết định Số. 1670/QĐ-TTg: Phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 – 2020") ; phê duyệt Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng (Quyết định Số. 419/QĐ-TTG: Phê duyệt Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các – bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng ") và công bố Đóng góp dự kiến do Quốc gia tự quyết định của Việt Nam (INDC). Dự thảo Nghị định quy định lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (" Dự thảo Nghị định quy định lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính") đã được đưa ra lấy ý kiến trong năm 2018. Hợp tác quốc tế về BĐKH: Phối hợp với cộng đồng quốc tế trong việc ứng phó với BĐKH là một trong bốn mục tiêu của Chiến lược quốc gia về BĐKH. Cùng với việc đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Hà Lan và Mỹ, Việt Nam cũng tích cực phối hợp với Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Liên hợp quốc, và nhiều tổ chức quốc tế khác để đạt được những mục tiêu đề ra về vấn đề BĐKH. Bên cạnh những chính sách chống biến đổi khí hậu mà chính phủ đề ra, việc làm cụ thể người dân Việt Nam cũng góp phần quan trọng trong việc khắc phục những tác động của BĐKH: + Hạn chế việc sử dụng các hóa chất tổng hợp, thay bằng các giải pháp sinh học hoặc các chất có nguồn gốc từ thực vật. + Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày: Ăn nhiều rau xanh để góp phần giảm phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi gia súc. + Tái chế giấy, thủy tinh, nhôm, thép và các nguyên liệu khác để giảm các nguyên liệu mới, có thể giúp tiết kiệm năng lượng. + Giảm lượng giấy sử dụng: Sử dụng cả hai mặt giấy và tái chế giấy có thể tiết kiệm 2, 5 kg khí nhà kính đối với mỗi kg giấy sử dụng + Hạn chế việc sử dụng túi nilon. + Áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường ngay trong ngành học hoặc trong môi trường làm việc. Ví dụ: Xây dựng một trường học không rác thải, một môi trường làm việc xanh sạch, làm những dụng cụ học tập từ những vật dụng tái chế, thiết kế các tòa nhà tiết kiệm năng lượng, tận dụng các vật liệu địa phương hoặc các vật liệu an toàn trước bão lũ.. + Tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển. + Tiết kiệm điện để khắc phục biến đổi khí hậu. + Tìm kiếm nguồn năng lượng mới thay thế các nguồn năng lượng có tác hại xấu đối với môi trường.