Biển là gì? Những điều bất ngờ về biển

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi TânSinh27, 16 Tháng hai 2020.

  1. TânSinh27 Nơi cần bắt đầu!

    Bài viết:
    266
    Biển là gì?

    Biển là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương, hoặc là các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thông ra đại dương một cách tự nhiên. Biển là một nhánh nhỏ của đại dương, một phần được vây quanh bởi đất liền hoặc là các hồ lớn chứa nước mặn như biển Caspi, biển Chết.. một số hồ nước ngọt khép kín hoặc có đường thông tự nhiên ra biển cả: Biển Galilee ở Israel, Biển Hồ ở Campuchia.. Tất cả biển và đại dương trên Trái đất hợp lại thành "thế giới đại dương."

    [​IMG]

    Thuật ngữ "biển" được sử dụng trong đời sống thông thường như một từ đồng nghĩa với đại dương, như trong các câu biển nhiệt đới hay đi ra bờ biển, hoặc cụm từ nước biển là chỉ một cách rõ nét tới các vùng nước của đại dương nói chung. Có khoảng hơn 50 vùng biển khác nhau trên toàn thế giới. Một số vùng biển lớn là: Biển Địa Trung Hải, Biển Ca-ri-bê, Biển Đông, Biển Okhotsk, Vịnh Mê-hi-cô, v. V.. Ngoại trừ điểm khác biệt kể trên, biển và đại dương có những đặc điểm tương tự như nhau. Vì vậy, người ta thường sử dụng cả hai thuật ngữ "biển" và "đại dương" mà ít khi có sự phân biệt cụ thể.

    Các đại dương trên Trái đất kết nối với nhau tạo thành một khối nước liên tục, bao phủ hơn 70% bề mặt Trái đất và khiến cho Trái đất có màu xanh khi nhìn từ không gian bên ngoài. Khi chúng ta nhìn vào biển từ phía xa, biển lại có màu xanh là vì ánh sáng mặt trời chiếu. Như đã biết, ánh sáng mặt trời chia thành hai gam màu: Màu nóng (đỏ, cam, vàng) và màu lạnh (xanh lá cây, xanh dương, chàm, tím). Khi ánh sáng mặt trời chiều vào nước biển, các tia màu nóng có thể xuyên qua nhiều vật cản hơn, do đó các tia sáng màu này không ngừng bị hấp thu bởi nước biển và các sinh vật biển. Trong khi đó, các màu thuộc gam lạnh chỉ bị nước biển và những sinh vật màu lạnh như tảo biển hấp thu một phần nhỏ. Phần lớn loại tia sáng màu này sẽ bị cản trở bởi nước biển và tán xạ ra xung quanh, hoặc bị phản chiếu ngược trở lại. Ở những vùng biển nước sâu, ánh sáng bị tán xạ càng nhiều, nước biển lại càng có màu xanh sẫm.

    Ngoài ra, trên thế giới cũng cò một số vùng biển có màu lạ. Biển Đỏ có màu đỏ bởi nó có rất nhiều tảo đỏ trong đó. Một biển khác là Biển Đen trông có vẻ gần như màu đen. Nước biển ở đây có chứa một nồng độ cao hyđrô sunfua.

    Nước biển rất mặn do nó có chứa muối. Nếu có thể tách hết muối ra khỏi nước biển và rải nó trên bề mặt Trái đất, chúng ta có thể có một lớp muối dày hơn 150 mét, tương tự chiều cao của một tòa nhà 40 tầng

    Nguồn nhiệt lớn nhất mà nước biển nhận được là từ mặt trời. Tuy nhiên, do sự phân bố của bức xạ mặt trời không đồng đều trên các vùng địa đới khác nhau, nhiệt độ nước biển ở các vùng biển hay đại dương trên thế giới cũng không giống nhau.

    [​IMG]

    Biển không ngừng chuyển động. Một số chuyển động có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường, nhưng cũng có một số chuyển động chỉ diễn ra ở các tầng nước rất sâu của đại dương.

    Có năm đại dương trên thế giới là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương và Bắc Băng Dương. Phải biết rằng dưới đại dương xanh thẳm và bao la như vậy, ẩn chứa cả một kho báu khổng lồ. Đại dương chính là ngôi nhà chung cho hàng triệu sinh vật biển. Sinh vật biển là các loài động vật, thực vật, vi khuẩn, vi-rút rất đa dạng sinh sống trong thế giới đại dương, từ loài có kích thước nhỏ chỉ vài micrô-mét như vi tảo cho đến loài động vật lớn nhất thế giới là cá voi xanh, phân bố từ vùng nước lợ cửa sông, bờ biển cho đến đáy biển sâu thẳm. Về cơ bản, sinh vật biển xác định bản chất của hành tinh chúng ta.

    Hầu hết các dạng vật chất sống trên Trái đất đều bắt nguồn từ môi trường biển. Đại dương cung cấp khoảng 99% không gian sống trên Trái đất. Sinh vật biển tạo ra khí ôxy mà chúng ta hít thở. Các bờ biển phần nào đó được hình thành và bảo vệ bởi mạng lưới các sinh vật biển, thậm chí chính các sinh vật biển cũng giúp hình thành nên những vùng đất mới ven bờ. Nơi cư ngụ của các loài sinh vật có phạm vi từ vùng nước bề mặt cho tới những rãnh đại dương sâu nhất, bao gồm rạn san hô, rừng tảo biển, thảm cỏ biển, vũng nước triều, bãi bùn, bãi cát, tầng đá đáy biển, vùng biển khơi..

    Trong văn hóa nhân loại, biển xuất hiện dưới những hình thức trái ngược nhau, lúc dữ dội, lúc thanh bình, vừa tốt đẹp nhưng đầy hiểm nguy. Biển chiếm một vị trí trong văn học, nghệ thuật, thi ca, điện ảnh, sân khấu, âm nhạc cổ điển..

    [​IMG]

    Việt Nam được công nhận là một trong điểm đa dạng sinh học lớn của thế giới. Với địa hình trải dài theo nhiều vĩ độ, khí hậu Việt Nam là đặc trưng của vùng nhiệt đới cận xích đạo, tạo nên sự đa dạng trong tài nguyên cũng như cảnh vật thiên nhiên, đặc biệt là hệ sinh thái biển.

    Biển Việt Nam sở hữu khoảng 20 hệ sinh thái khác nhau như hệ sinh thái cửa sông ven biển, hệ sinh thái bãi bồi, vùng triểu, rừng ngập mặn, rạn san hô.. Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 11 000 loài sinh vật biển. Trong đó, có khoảng 2000 loài cá, 6000 loài động vật đáy, hơn 600 loài tảo, 14 loài cỏ biển.. Bên cạnh đó, biển Việt Nam cũng có những động vật như tôm biển, rùa biển, rắn biển, chim nước.. rất đa dạng về loài.

    Biển Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, là khu vực giao thông nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung Đông. Khu vực biển Việt Nam là một phần của Biển Đông, là tuyến đường vận tải dầu hỏa quan trọng tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Biển Việt Nam có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi và có tiềm năng phát triển ngành kinh tế biển phong phú và đa dạng.

    Việt Nam nằm trải dài ven biển, có tới 26 tỉnh thành phố ven biển chiếm tới 42% diện tích và 45% dân số cả nước. Do có bờ biển dài nên Việt Nam có nhiều bãi tắm đẹp với cát mịn và sạch rải rác từ Trà Cổ (Móng Cái, Quảng Ninh) đến Bãi Nai (Hà Tiên, Kiên Giang) và nhiều bãi tắm còn rất hoang sơ trên các đảo (Ngọc Vừng, Quan Lạn ở Quảng Ninh; Hòn La ở Quảng Bình, Côn Đảo, Phú Quốc, v. V). Đường bờ biển của nước ta rất khúc khuỷu, lại được các đảo che chắn (vịnh Hạ Long và Bái Tử Long), có nhiều vũng vịnh (Vũng Áng, vịnh Đà Nẵng, An Hòa, Dung Quất, Quy Nhơn, Xuân Đài, Vũng Rô, Vân Phong, v. V) và nhiều cửa sông lớn đổ trực tiếp vào Biển Đông.

    [​IMG]
     
    shashaAlways think positive thích bài này.
    Last edited by a moderator: 16 Tháng hai 2020
  2. Always think positive

    Bài viết:
    100
    Nhờ có bài của chị mà em biết thêm nhiều kiến thức hay ho lắm đó ạ! *boni 25*

    Mong chờ những bài viết về chủ đề này của chị!
     
    TânSinh27 thích bài này.
  3. TânSinh27 Nơi cần bắt đầu!

    Bài viết:
    266
    Chị cũng tham khảo nhiều nguồn em ạ. Chị mới thấy phục em còn nhỏ mà biết nhiều thế.
     
    Always think positive thích bài này.
    Last edited by a moderator: 17 Tháng hai 2020
  4. Always think positive

    Bài viết:
    100
    Hì hì, cảm ơn chị ạ! Em cũng phải tham khảo mới viết nên không thể gọi là biết nhiều đâu ạ! Được cái nghỉ ở nhà nên siêng đăng bài thôi ^^
     
    TânSinh27 thích bài này.
  5. shasha Tương tư như trà, nhẹ mà thấm tâm

    Bài viết:
    155
    Chốt lại mà nói đẹp ghê á nhưng mà tới rồi thì hông biết sao ^^
     
    TânSinh27Always think positive thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...