Thuyết trình là hoạt động thường nhật tại công sở. Nó ảnh hưởng lớn đến sự đánh giá của cấp trên và đồng nghiệp dành cho bạn, cũng như giúp bạn tăng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Những bí quyết dưới đây đều là những đúc kết kinh nghiệm từ các chuyên gia thuyết trình trên thế giới, chắc hẳn chúng sẽ giúp bạn cải thiện và nâng cao kĩ năng của mình, khiến buổi thuyết trình trở nên lôi cuốn và hiệu quả hơn. 1. Nghĩ về khán giả, đừng nghĩ về bản thân Điều tôi muốn nói là bạn nên chuyển hướng sự tập trung của bạn về phía khán giả. Lý do khiến bạn lo âu và cảm thấy ngạt thở chính là vì bạn đang nghĩ về chính bản thân mình: - Tôi sẽ xuất hiện trên sân khấu như thế nào? - Khán giả sẽ nghĩ gì về tôi? - Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi làm hỏng mọi thứ? - Sẽ ra sao nếu họ ghét tôi? Đó là lý do khiến bạn cảm thấy lo âu! Thay về nghĩ đến những vấn đề bạn sẽ gặp phải, hãy nghĩ về khán giả và những điều bạn có thể giúp họ với một bài thuyết trình tốt: - Khán giả sẽ học được gì từ bài thuyết trình của bạn? - Bài thuyết trình này sẽ giúp ích cho họ như thế nào? - Thông điệp hoặc kiến thức của bạn sẽ giúp họ cải thiện cuộc sống như thế nào? Một khi bạn đã nghĩ về mục đích của bài thuyết trình cũng như tầm quan trọng của mục đích đó với khán giả, bạn sẽ nhận ra là không ai muốn bạn thất bại cả! Khán giả muốn bạn thuyết trình tốt, chứ không phải chỉ đánh giá và xem bạn có gì tốt đẹp hay không. Họ muốn học được điều gì đó từ bạn. 2. Tạo mối liên kết với người nghe và cho họ thấy nhiệt huyết của bạn Những người thuyết trình giỏi nhất cho rằng yếu tố quan trọng để có một buổi thuyết trình hiệu quả chính là mối liên kết giữa bạn và người nghe. Cách để tạo được "sợi dây" đó là hãy cho họ thấy niềm đam mê và nhiệt huyết của bạn. Bên cạnh đó, hãy mỉm cười và dùng ánh mắt để kết nối với khán giả của bạn. Khi mỉm cười và nhìn vào mắt ai đó, bạn sẽ thu hút sự tập trung của họ vào bạn và điều bạn đang nói. Hành động này cũng khiến bạn giảm đi sự lo lắng vì nó tạo cảm giác như bạn đang thuyết trình cho một người, chứ không phải cả một đám đông lớn. 3. Chia bài thuyết trình thành các đoạn nhỏ Người thuyết trình thường sẽ lo âu rằng họ sẽ quên từ trong khi nói. Dù bài thuyết trình của bạn kéo dài 20 phút, 30 phút, 1 giờ hoặc lâu hơn, bạn càn tập trung vào chủ đề và giữ nhịp diệu bằng cách chia bài thuyết trình thành các đoạn dài 10 phút. Mỗi đoạn đó nên chỉ tập trung vào một điểm mà bạn muốn truyền đạt. Bạn cũng có thể xây dựng bài thuyết trình một cách trực quan xung quanh các phần này, bằng việc sử dụng slide tiêu đề khác nhau giữa mỗi phần. Kỹ thuật đơn giản này giúp phá vỡ nhịp điệu hình ảnh của các slide thông thường và cho phép bạn nhanh chóng xác định xem mình đang ở phần nào. Việc chia nhỏ nội dung không những giúp bạn dễ nhớ bài nói của mình hơn so với việc phải ghi nhớ toàn bộ mà nó cũng là phao cứu sinh cho bạn khi mọi thứ rối tung lên. Bạn quên mất một điểm và đã lỡ nhảy sang phần kế tiếp? Không vấn đề gì, chỉ cần quay lại phần trước đó và trình bày lại thôi. Bạn sẽ thấy đỡ chán nản hơn khi nghĩ rằng mình chỉ phải trình bày 3 phần so với việc phải thuyết trình trong vòng 30 phút. Và do đó, khi thuyết trình, bạn sẽ thư giãn, bình tĩnh và hấp dẫn hơn. 4. Hãy có một phần mở màn ấn tượng Phần mở đầu của buổi thuyết trình rất quan trọng. Thông thường, mọi người sẽ thấy hứng thú nếu bạn mở đầu một cách vui vẻ. Vì thế, thay vì tốn nhiều thời gian giới thiệu bản thân một cách đơn điệu, hãy khuấy động bầu không khí và khiến mọi người trở nên thoải mái. Gợi ý hay dành cho bạn chính là chuẩn bị sẵn một mẩu chuyện nhỏ thú vị có liên quan đến chủ đề bạn sắp đề cập. 5. Chuẩn bị slide thuyết trình sớm Dù bạn thuyết trình trước khán giả tại một hội thảo, hay trước một khách hàng tiềm năng, có vẻ như bạn sẽ dùng các công cụ trực quan như PowerPoint cho bài thuyết trình của mình. Và điều tệ nhất là bạn chỉ hoàn thành slide thuyết trình vào những giây phút cuối cùng. Mặc dù bạn không chủ đích nghĩ về việc đó, chỉ nghĩ đến việc bạn vẫn phải chuẩn bị slide PowerPoint có thể gây ra những áp lực không cần thiết trước ngày thuyết trình. Ngay khi bạn chuẩn bị xong nội dung bài nói, hãy bắt tay ngay vào chuẩn bị slide PowerPoint và hoàn thành nó càng sớm càng tốt để bạn có thể thư giãn và tập trung vào việc hoàn thiện bài nói.