Bí Quyết Đơn Giản Hóa Cuộc Sống - Werner Tiki Küstenmacher Và Lothar J. Seiwert

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Gương Nga, 9 Tháng năm 2020.

  1. Gương Nga

    Bài viết:
    175
    Bấm để xem
    Đóng lại
    BÍ QUYẾT 7: THOÁT KHỎI NỢ NẦN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cảm giác "Cuộc sống của tôi quá phức tạp!" thường xuất phát từ tình trạng bội chi triền miên. Những khoản nợ tín dụng tiêu dùng dài hạn (tức là những khoản nợ không cần phải thế chấp tài sản) chính là biểu hiện của sự rối loạn về vấn đề tiền bạc. Nó bắt đầu bằng những khoản chi nhỏ rồi dần phát triển thành những khoản nợ lớn hơn.

    Oliver E. Là một nhà báo nổi tiếng. Ông làm việc cả ngày lẫn đêm, thậm chí cả vào những ngày cuối tuần và những chuyến đi nghỉ. Dù làm nghề tự do nhưng ông kiếm ra nhiều tiền đến nỗi khiến nhiều người ganh tị. Họ bảo với ông rằng: "Hẳn anh đang cuộn tròn trong cả đống tiền!". Nhưng sự thật lại không phải như vậy. Oliver luôn mắc nợ và ông phải làm việc quần quật để trả núi nợ nần luôn ngất ngưởng ở khoảng 25.000 đô-la. Ông chấp nhận mọi loại công việc và cơ thể ông dần có những dấu hiệu của bệnh tật: Đau lưng, béo phì, nhạy cảm với các chất kích thích và thời tiết lạnh. Ông muốn dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, nhưng bằng cách nào đây?

    Giảm bớt gánh nặng nợ nần

    Oliver E. Là một ví dụ điển hình cho các nạn nhân của tình trạng " mất cân bằng trong nội tại " - một hiện tượng mà Hajo Banzhaf đã tìm thấy trong gần 80% của nhân loại. Sự cân bằng nội tại này thường đồng nhất với đường hạn mức tín dụng tại ngân hàng: Những người được cho phép thấu chi khoảng 25.000 đô-la thường mang nợ trong khoảng con số đó. Chính tiềm thức đã dẫn đến điều này. Trong khi đó, những người không được phép thấu chi sẽ không rút quá số tiền họ có và kết quả là họ chỉ tiêu xài trong giới hạn cho phép của mình.

    Ấn định số dư tối thiểu

    [​IMG]

    Giải pháp đơn giản hóa: Hãy thầm ấn định số dư tối thiểu trong tài khoản của bạn, chẳng hạn như: "SỐ DƯ TỐI THIỂU LÀ 2.500 ĐÔ-LA ". Hãy đảm bảo rằng số dư trong tài khoản của bạn không bao giờ thấp hơn con số đó. Điều này rất tốt cho tâm trí bạn và nó chẳng tốn kém của bạn bao nhiêu thời gian cả.

    Đồng tiền ma thuật

    Tiền bạc không chỉ là phương tiện trao đổi hay chi trả mà còn là thước đo có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác t rong đời sống của chúng ta. Một tài khoản bị bội chi trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sẽ gây ra căng thẳng cho người chủ của nó, một cách có ý thức hoặc không ý thức. Ngược lại, một tài khoản với số dư an toàn hoặc một chiếc ví đầy tiền mặt sẽ mang đến cho ta cảm giác đầy đủ, thoải mái. Vậy thì mối quan hệ ở đây là gì? Liệu chúng ta có hạnh phúc hơn khi có nhiều tiền hơn trong tài khoản?

    Sau khi phân tích về các khách hàng của mình, Ralph Tegtmeier – một nhà tư vấn đầu tư – đã đi đến một kết luận gây kinh ngạc rằng có một sự nghịch lý: Theo bản năng, những người không hạnh phúc thường tạo ra giá trị t iêu cực trong tài khoản của họ. Tiềm thức cùng những nỗi lo lắng "
    vô hình ", sự nghi ngờ và nỗi sợ hãi đã được nhấn mạnh bằng cách này – con số âm trong tài khoản của bạn. Tâm trí bạn đã vô thức điều khiển việc tài khoản của bạn có số dư hay số nợ.

    Theo Tegtmeier, tiền bạc là những biểu hiện bên ngoài của các quá trình tư duy bên trong. Bạn cần phải nhận ra chúng và đương đầu với chúng. Và rồi thực tế bên ngoài sẽ diễn ra theo tầm nhìn bên trong của bạn.

    Việc thấu hiểu mối quan hệ này gần như là một giải pháp đối với Oliver E. Ông đã thảo luận về nỗi sợ hãi của m
    ình với "
    một chuyên gia về vấn đề tiền bạ c". Ông không ngừng lo sợ mình sẽ giống như cha, người từng bị phá sản và phải chịu cảnh làm công ăn lương cực khổ cả đời. Oliver đã làm việc chăm chỉ hơn và đã thành công trong sự nghiệp. Nhưng Oliver đã sống xa xỉ hơn so với những gì mình có để rồi không ngừng lo lắng cho cuộc sống của mình. Vốn là một người hào phóng, ông từng mời bạn bè đến những nhà hàng sang trọng, mua sắm cho bản thân những bộ cánh đắt tiền cũng như có nhiều chuyến du lịch xa hoa. Ông mua một căn hộ chung cư đắt tiền vì làm vậy ông sẽ ít phải đóng thuế hơn. Ông cũng mua bảo hiểm nhân thọ với mức cao vì luôn lo sợ về tương lai.

    [​IMG]

    Oliver E. Cũng nhận ra rằng ông đã vô thức hình thành cảm giác rằng địa vị của ông được nâng cao thông qua sự tín nhiệm ông có được. Ngân hàng đã đưa ra những hạn mức tín dụng rất hấp dẫn đối với các khách hàng của họ: Nó đại diện cho vinh dự và bằng chứng của sự tín nhiệm. Khi mắc nợ đến con số 25.000 đô-la, nhiều người đã lại vô thức tự hào rằng: "Theo nhận định của ngân hàng thì tôi đáng giá đến 25.000 đô-la". Thật không may, họ đã quên rằng mình phải trả cho ngân hàng số tiền lãi rất lớn chỉ vì vinh dự ấy.

    Một khi đã hiểu được nguyên nhân sâu xa của việc lạm chi liên tiếp của mình, Oliver có thể quay về với sự thật đơn giản về các vấn đề tiền bạc cũng như nợ nần.


    Những cách thoát khỏi nợ nần

    Việc nợ nần có thể gây ra tổn hại nghiêm trọng đến lòng tự trọng của bạn. Những người mắc nợ thường cảm t hấy tội lỗi, xấu hổ và yếu kém! Hãy luôn tự nhủ với bản thân mình rằng: Tôi không phải là một người xấu vì mắc nợ; tôi chỉ là một người quản lý tiền bạc kém mà thôi.

    Mọi khoản nợ nần đều có thể được giảm bớt, thậm chí dù nó có vẻ bất khả thi vào lúc đầu. Nhiều người giải q uyết được các món nợ của mình đã trở thành triệu phú sau đấy, bởi vì trong lúc trả nợ, họ phát hiện ra sức mạnh ý chí của mình. Sau đây là những bước quan trọng nhất:

    1. Đối diện với sự thật. Hãy nói với những người xung quanh về các khoản nợ của bạn, đương nhiên là k hông phải với tất cả mọi người mà chỉ những ai bạn tin tưởng. Bạn sẽ nhận ra rằng nợ nần chẳng phải là điều bất thường và bạn không phải là người duy nhất mắc nợ. Việc này sẽ giúp bạn loại bỏ cảm giác xấu hổ. Trên hết, hãy nói với các thành viên trong gia đình mình và cùng với họ bàn bạc cách giải quyết món nợ đó.


    2. Đừng tiêu xài nhiều hơn số tiền bạn có. Bước này chỉ đơn giản vậy thôi. Tuy nhiên, những khoản vay có suy xét là trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như vay để đầu tư vào công ty hay đầu tư vào một tài sản nào đó (giả sử nó không quá đắt). Thật khó khăn nếu bạn chỉ mua nhà khi có đủ tiền, thế nên việc vay để mua nhà là điều nên suy xét. Tuy vậy, hãy tránh xa những khoản tín dụng tiêu dùng không có liên quan đến tài sản có giá trị ổn định. Đừng để bản thân bị quyến rũ bởi một chuyến du lịch xa hay đồ nội thất mới!

    [​IMG]

    Khoản vay mua xe cũng có thể là mối nguy hiểm đối với bạn. Các chuyên gia cố vấn về vấn đề nợ nần cho biết nhiều người đã lâm vào cảnh nợ nần chỉ vì vay tiền để mua xe. Những chiếc xe hơi bị rớt giá rất nhanh chóng. Nếu một người vay tiền mua một chiếc xe có giá 18.000 đô-la và không thể trả lãi cho khoản vay ấy thì sau một thời gian, anh ta sẽ có một khoản nợ khổng lồ trên 18.000 đô-la (giá của chiếc xe cộng với tiền lãi), trong khi chiếc xe chỉ còn có giá 10.000 đô-la. Nếu phải bán nó đi, anh ta phải giải quyết số nợ trên 8.000 đô-la còn lại trong khi chiếc xe đã không còn.

    3. Hãy thanh toán bằng tiền mặt. Ngày nay, nhiều cửa hàng đua nhau lắp đặt các thiết bị sử dụng thẻ tín d
    ụng tại quầy tính tiền. Thông thường, khách hàng chi xài gấp đôi mức trung bình khi họ không phải mang tiền mặt theo bên người. Sử dụng ví là cách làm đơn giản nhất giúp bạn quán xuyến tình hình tài chính cá nhân của mình. Nhiều người giàu có (và một số ngân hàng) rất tin tưởng vào việc chi trả bằng tiền mặt, ngay cả khi họ không ngừng quảng cáo cho các loại thẻ tín dụng. Một chiếc ví đầy tiền mang đến cho bạn cảm giác thoải mái của một người giàu có và không bao giờ chi nhiều hơn số bạn có.

    4. Hãy kiểm tra số nợ trong tài khoản của bạn. Theo một dịch vụ tư vấn khách hàng ở Bavaria, các khách h àng cá nhân bị mất khoảng 800 euro mỗi năm từ tài khoản của họ cho những khoản không cần thiết, chẳng hạn như những khoản đóng góp không thích đáng cho các hiệp hội mà họ đã rời bỏ, hoặc những khoản quyên góp cho các tổ chức mà họ đã không còn là thành viên từ lâu. (Một điều khác, xổ số và các dạng cờ bạc khác là những khoản đầu tư tồi; và nói một cách nghiêm khắc, chúng chỉ là một khoản quyên góp tốt bụng cho nhà nước mà thôi).


    [​IMG]

    Hãy xem xét kỹ lưỡng những khoản mục chi tiêu trong năm qua của bạn. Hãy kết thúc các mối ràng buộc, và tốt nhất là bằng văn bản rõ ràng.

    5. Hãy hạ thấp mức sống của bạn. Đơn giản hóa cuộc sống của bạn là một cách thức cơ bản nhất. Hãy tự n
    hủ với bản thân: "
    Việc này không phải là mãi mãi, nhưng trong giai đoạn này, tôi cần phải sống thật giản dị. Sau này tôi sẽ tự hào vì những gì mình đạt được ".

    [​IMG]

    Nếu còn mắc nợ, bạn hãy tạm ngừng chơi một môn thể thao xa xỉ nào đấy để tiết kiệm. Hãy tạm hoãn những kế hoạch mua sắm lớn. Hãy mua sắm thức ăn và đồ dùng hàng ngày có giá hợp lý. Hãy tránh những thứ xa xỉ. Hãy "thắt lưng buộc bụng".

    6. Đừng quen với việc mắc nợ. Ngay từ bây giờ, hãy giải phóng bản thân khỏi tình trạng nợ nần liên miên. Những người đã quen với việc nợ nần có khuynh hướng tiếp tục quán xuyến tình hình tài chính của họ theo cách cũ. Chính vì thế, họ chẳng bao giờ thoát được dòng xoáy nợ nần cả.

    7. Mỗi đồng tiền đều quý giá. Những người làm việc chăm chỉ thường nghĩ rằng việc gia tăng thu nhập quan trọng hơn việc cắt giảm chi phí. Những người biết cách quản lý tiền bạc thì làm cả hai việc ấy! Nếu bạn làm việc nhiều và kiếm ra nhiều tiền thì cũng đừng tự thưởng cho bản thân bằng cách tiêu xài quá mức. Hãy tiếp tục cân nhắc kỹ càng khi mua sắm như lúc bạn chưa giàu có và hãy sử dụng những gì mình tiết kiệm được để tạo dựng gia tài cho mình.


    [​IMG]

    8. Hãy sắp xếp lại các khoản nợ của bản thân. Nếu những khoản nợ dài hạn của bạn quá cao thì cách cuối cùng để giải quyết vấn đề này là hãy sử dụng tài sản của mình một cách hợp lý. Nếu bạn có một ngôi nhà hoặc một căn hộ chung cư nhưng bạn thường xuyên rút quá số tiền trong tài khoản của mình thì bạn có thể tận dụng phương thức cho vay thế chấp, hình thức cho vay này có mức lãi suất luôn thấp hơn mức lãi suất đối với vay tín dụng. Bạn có thể sử dụng phương thức vay tiền này cả khi bạn chẳng muốn xây hoặc sửa chữa bất cứ thứ gì. Ví dụ, bạn có thể huy động được 10.000 đô-la bằng cách vay thế chấp tài sản với mức lãi suất là 6% trong thời hạn năm năm. Mức ấy chỉ bằng một nửa so với mức lãi suất hiện tại mà bạn phải trả nếu bạn vay tín dụng (11%).

    Đây là điều mà các ngân hàng không mấy hăng hái thực hiện. Nhưng bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi tiến hành. Tuy nhiên, hãy cẩn thận: Đừng khinh suất khi thấy số tiền gia tăng trong tài khoản của bạn. Các khoản nợ vẫn còn đó: Chúng chỉ đỡ tốn kém hơn mà thôi!

    9. Quy luật hai ngọn núi. Dù mắc nợ rất nhiều chăng nữa thì bạn cũng nên để dành ít tiền để tích cóp thành tài sản riêng của mình. Việc này nghe có vẻ thật vô lý đối với những người đang gặp rắc rối về tài chính. Nhưng đây là cách duy nhất để bạn thoát khỏi hố sâu của sự nợ nần.

    Hãy thường xuyên trò chuyện với các chủ nợ của bạn và thương lượng về mức hoàn trả thấp nhất có thể. Trong k
    hi bạn từ từ hạ thấp ngọn núi nợ nần bằng phân nửa thu nhập của mình thì bạn đồng thời cũng để dành được một ngọn núi tiền tiết kiệm bằng phân nửa còn lại và bạn có thể đem đầu tư nó một cách khôn ngoan để có thể kiếm một ít tiền lãi. Điểm cốt yếu ở đây không phải là số tiền lãi kiếm được mà là cảm giác tích cực khi bạn nhìn thấy một thứ gì đấy đang dần phát triển lên sau khi phải thường xuyên nếm trải cảm giác tụt dốc. Một ngày nào đó, cả hai ngọn núi sẽ ngang bằng nhau và bạn sẽ trả hết nợ nần.

    10. Hãy học hỏi từ việc này. Hãy tiếp tục tằn tiện một thời gian sau khi đã trả hết nợ nần. Hãy sử dụng số tiền bạn tiết kiệm được để đầu tư cho tương lai. Hãy coi giai đoạn mắc nợ của mình là khoảng thời gian học hỏi quan trọng. Mục tiêu học tập ở đây là đảm bảo rằng những điều tương tự như vậy sẽ không xảy ra nữa!

    Những khoản nợ có thể là dấu hiệu của việc bạn đã vô thức bị ràng buộc với một ai đấy trong gia đình, người đã bị đối xử bất công bằng. Đây là lúc mà liệu pháp tâm lý có hệ thống có thể hỗ trợ cho bạn, để tiềm thức của bạn k
    hông đẩy bạn vào một giai đoạn nợ nần khác.

    Hãy thỏa thuận với người bạn đời của mình rằng không ai được ký một hợp đồng quan trọng (chẳng hạn như hợp đồng tín dụng, bảo hiểm hoặc đầu tư) mà không thông báo trước với người kia; đồng thời hãy đề cập đến t hỏa thuận này với ngân hàng hoặc nhân viên bán bảo hiểm. Điều đó sẽ giúp bạn không tiến hành những mối ràng buộc đó quá hấp tấp. Nếu bạn chỉ bảo: "
    Tôi sẽ suy nghĩ về việc này " thì có thể nhân viên bảo hiểm sẽ cố thuyết phục bạn. Tuy nhiên, có thể họ sẽ từ bỏ nếu biết bạn đang tìm sự đồng thuận của người bạn đời của mình.

    --Tiếp theo Bí quyết 8: Thôi lo lắng về sự đảm bảo--
     
  2. Gương Nga

    Bài viết:
    175
    Bấm để xem
    Đóng lại
    BÍ QUYẾT 8: THÔI LO LẮNG VỀ SỰ ĐẢM BẢO

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thu nhập không phải là vận mệnh mà chính là một cái cây và bạn có thể vun trồng nó. Hãy xem lại quan điểm của bạn về vấn đề này và hãy sử dụng những nguyên tắc dưới đây.

    Kiểm tra quan điểm về tiền bạc của bạn

    Đây là một bài kiểm tra nhỏ. Trong một chương trình đố vui, bạn có hai sự lựa chọn: A) 100.000 đô-la mỗi ngày trong vòng 28 ngày, hoặc b) 1 xu vào ngày thứ nhất, 2 xu vào ngày thứ hai, 4 xu vào ngày thứ ba, 8 xu vào ngày thứ tư.. cho đến ngày thứ 28. Hãy đưa ra quyết định của bạn!

    Dụng ý của bài kiểm tra này là thái độ của bạn đối với tiền bạc đã được định hình ngay từ thời thơ ấu, nhưng cách ứng xử đối với vấn đề tài chính có thể được cải thiện bằng một cách thức giản đơn: Sự tính toán.

    [​IMG]

    Trong bài kiểm tra trên, bạn sẽ có tổng cộng 2, 8 triệu đô-la nếu chọn phương án a). Điều này bạn có thể biết rõ

    Ràng ngay tức khắc. Nhiều người đưa ra quyết định dựa trên nguyên tắc: "Hiểu sao làm vậy" và đã chọn phương án đơn giản này. Trong khi đó, những người khác lại cảm thấy hẳn phải có mưu mẹo gì ở đây nên quyết định chọn phương án b). Nhưng phương án này chỉ mang về cho họ 2.684.354, 56 đô-la, ít hơn khoảng 115.000 đô-la so với phương án a).

    Bài học từ thí nghiệm này là bạn không nên đưa ra câu trả lời ngay tức khắc. Nếu cẩn trọng về vấn đề tiền bạc thì trong những trường hợp nghiêm túc, bạn không nên đưa ra quyết định chỉ dựa trên cảm tính mà còn phải biết tính toán thực tế nữa!

    Hãy tìm công việc mới mỗi năm một lần

    Thực tế, bạn không cần phải thay đổi chỗ làm. Tuy nhiên, bạn nên thường xuyên quan sát cuộc sống bên ngoài. Nhiều người thường khuyên nhủ ta rằng: "Nếu tìm được công việc tốt thì hãy cống hiến hết mình cho nó, rồi bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng" . Dù đây là một lời khuyên khôn ngoan nhưng nó không còn đúng với thực tế nữa. Các nhà tư vấn hướng nghiệp nhấn mạnh rằng những người suốt đời trung thành với một ông chủ nghĩa là họ đã tự đánh mất cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn. Chính vì thế, các nhà tư vấn khuyến khích bạn nên thay đổi chỗ làm ít nhất hai lần trong nửa đầu cuộc đời làm việc của bạn để được thăng tiến.


    [​IMG]

    Chúng ta chỉ nên tập trung phát triển sự nghiệp ở công ty đầu tiên của mình nếu được thăng chức sớm hơn thường lệ. Như một quy luật, mỗi lần thay đổi công việc là một lần tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân và gia tăng thu nhập.

    Vì vậy, để gia tăng thu nhập, lời khuyên đơn giản hóa dành cho bạn là: Đừng quá hài lòng với vị trí của mình. Hãy đọc các thông báo tuyển dụng. Hãy tìm hiểu về các công ty khác. Hãy thường xuyên cập nhật tin tức. Ở đâu có môi trường làm việc tốt? Ở đâu phù hợp với chuyên môn của bạn? Hãy nộp đơn xin việc ít nhất mỗi ba năm một lần như một sự thử nghiệm, ngay cả khi bạn không có ý định nhảy việc. Nó sẽ giúp bạn củng cố lòng tự tin khi bạn biết rằng nhiều công ty khác cũng muốn có được sự cống hiến của bạn. Nó sẽ mở rộng thế giới nội tâm của bạn đồng thời cũng tạo nền tảng để bạn đàm phán lại vấn đề lương bổng với công ty hiện tại của mình. Ngoài ra, bạn sẽ tránh được nguy cơ thất nghiệp nếu chẳng may công ty của bạn bị phá sản, phòng của bạn bị giải thể hoặc bản thân bạn bị sa thải.

    Đón nhận thiện chí của người khác


    [​IMG]

    Nhiều người có khả năng đưa ra lời khuyên, giúp đỡ người khác dọn dẹp, chăm sóc người cao tuổi nhưng lại không dám nhận tiền thù lao cho những việc làm ấy. Hãy rạch ròi trong chuyện này: Dù có đòi hỏi thù lao thì bạn cũng chẳng hề hạ thấp sức lao động của mình mà đang gia tăng giá trị của nó. Nếu đơn thuần giúp đỡ người khác, bạn đã tạo ra sự bất bình đẳng: Bạn mạnh mẽ và người kia yếu đuối. Nhưng nếu bạn đồng ý để người kia trả cho bạn một số tiền hợp lý thì sự bất bình đẳng kia sẽ giảm đi. Việc này tốt cho cả hai bên.

    Hãy đồng thời làm cả hai việc: Giúp đỡ người khác có thù lao và làm việc tự nguyện không nhận tiền. Đừng bao

    Giờ nói: "Quy tắc của tôi là không nhận tiền" . Khi đó, bạn sẽ không xúc phạm đến những người hào phóng và thích cho đi.

    Nếu kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, bạn sẽ thường xuyên nhận được những lời yêu cầu giảm hoặc miễn thù lao "vì một nguyên nhân hợp lý" nào đấy. Trong trường hợp này, nếu muốn vẹn cả đôi đường, bạn có thể đưa ra một thỏa thuận với bản thân mình: Tôi sẽ quyên góp 5% (hay 7% hoặc 10%) cho những mục đích hoặc những tổ chức mà tôi thật sự tin tưởng. Nếu mới tháng Chín mà bạn đã chi hết con số dự định của mình thì bạn có thể hoàn toàn thanh thản khi từ chối những lời yêu cầu ấy.


    Can đảm yêu cầu mức lương cao hơn

    Những người làm nghề tự do thường được trả thù lao ở mức đã được ấn định từ trước. Các "mức thù lao đã được ấn định" này thường phản ánh chính xác tên gọi của nó. Nó cứ giữ nguyên mức như thế trong nhiều năm, thậm chí là nhiều thập kỷ trong khi mặt bằng thu nhập không ngừng tăng lên.

    Để giải quyết vấn đề này, bạn cần đến lòng can đảm: Hãy giải thích với khách hàng nguyên nhân tại sao mức thù lao hiện có là không thỏa đáng. Đừng đe dọa sẽ ngừng hợp tác với họ nhưng cũng đừng e ngại nếu khả năng ấy xảy đến. Hãy tự nhủ với bản thân: "Mọi thứ đều đang tăng giá và các khách hàng của mình cũng biết rõ điều đó. Chính vì vậy, họ cần hỗ trợ mình khi mình đưa ra yêu cầu" .


    [​IMG]

    Điều này cũng tương tự đối với nhân viên của các công ty, xí nghiệp. Nếu bạn có thể chứng minh rằng công việc của mình góp phần mang lại lợi nhuận cho công ty thì bạn cần nhận được thù lao xứng đáng.

    Những điều nên và không nên làm đối với sự nghiệp của bạn

    Để thành công trong sự nghiệp thì bước đầu tiên là bạn phải có khao khát đạt được thành công. Rất nhiều người không thể tiến bộ trong công việc chỉ vì họ đã vô tình phong tỏa ý tưởng về một sự nghiệp của riêng mình. Cũng giống như chủ đề về tiền bạc, những trở ngại này có liên quan đến các định kiến và những sự thật chỉ đúng một nửa.

    "Chỉ những kẻ nịnh nọt mới được thăng chức một cách nhanh chóng"; "Bạn chỉ có thể thăng tiến khi giẫm đạp lên người khác"; "Bất cứ ai có trách nhiệm đều phải làm việc nhiều hơn những người khác"; "Địa vị càng cao thì té sẽ càng đau".. là những quan điểm vô nghĩa, dù có thể chúng chứa đựng một ít sự thật trong đó.

    Hãy bỏ ngoài tai những thành kiến ấy và thay thế chúng bằng những câu nói mới. Những vị trí cao hơn luôn có mức lương hấp dẫn hơn. Ở vị trí cao hơn, bạn sẽ có tầm nhìn rộng để ra quyết định. Những người đứng đầu có lòng tự trọng cao và họ luôn được đối xử tốt hơn (thậm chí là cả con cái và vợ/chồng của họ cũng đối xử với họ tốt hơn). Sự thăng tiến mang đến cho bạn nhiều điều cũng như bạn sẽ cảm thấy thỏa mãn hơn trong công việc. Bên cạnh đó, nó khiến cho việc chuyển đến một công ty hấp dẫn khác trở nên dễ dàng hơn.


    [​IMG]

    Như thường lệ, con đường đơn giản hóa đi từ ngoài vào trong. Khi nói đến vấn đề nghề nghiệp, phương châm đơn giản hóa của chúng tôi là: Nếu muốn thành công, bạn hãy cư xử như một người thành công. Dưới đây là một số tình huống điển hình trong cuộc sống cùng những phản ứng đúng và sai trong mỗi tình huống.

    Một đồng nghiệp được thăng chức cao hơn bạn

    Trước đó, hai bạn vẫn làm việc cùng nhau trong một phòng nhưng giờ đây, người đồng nghiệp ấy đã trở thành c
    ấp trên của bạn.

    Thái độ của kẻ thua cuộc: Bạn bắt đầu "gây khó dễ" và phá bĩnh người đồng nghiệp cũ của mình. Bằng cách này, bạn đã chứng tỏ cho sếp lớn thấy rằng uyết định của ông là hoàn toàn đúng đắn và bạn không phải là người thích hợp cho vị trí cao hơn.


    [​IMG]

    Thái độ của người thắng cuộc: Hãy phân tích sốc ban đầu) những gì mà người đồng nghiệp của bạn đã thực hiện tốt. Hãy thẳng thắn hỏi sếp lớn xem liệu bạn có thể làm gì để giành được cơ hội vào lần sau.

    Sếp liên tục đòi hỏi bạn làm thêm giờ

    Bạn hiểu rằng chẳng ai được thăng chức nếu họ làm việc với tâm lý "cho hết giờ" . Nhưng liệu có phải bạn đang liên tục làm việc mười một tiếng đồng hồ với mức lương rẻ mạt?

    Thái độ của kẻ thua cuộc: Để tránh tranh cãi, bạn cố viện lý do để mình không phải làm việc vào buổi tối. Bạn kích động các đồng nghiệp trong phòng phá hoại công ty. Hoặc bạn miễn cưỡng để mình bị bóc lột.


    Thái độ của người thắng cuộc: Đừng từ chối quá thường xuyên. Hãy xem sếp của bạn là khách hàng quan trọng nhất và tự nhủ rằng quan hệ làm ăn với ông thật sự rất quan trọng đối với bạn. Nếu cảm thấy quá căng thẳng, bạn nên xin nghỉ một ngày hoặc yêu cầu một quyền lợi khác cho mình. Nếu bạn có thể vừa thể hiện sự tận tụy vừa can đảm bảo vệ quyền lợi của mình thì sếp của bạn sẽ tin tưởng rằng bạn có khả năng quán xuyến được lợi ích của công ty khi ở vị trí cao hơn.

    [​IMG]

    Ngân quỹ của bạn bị cắt giảm

    Ở bất kỳ nơi đâu, tất cả mọi người đều đang cố gắng hết mình để tiết kiệm chi phí. Trên thực tế, việc cắt giảm chi phí sẽ giúp ích cho công ty bạn rất nhiều nhưng khi nguồn ngân quỹ của mình bị cắt giảm, có thể bạn lại cho rằng có ai đó đang cố tình chơi xấu mình.

    Thái độ của kẻ thua cuộc: Bạn cố gắng lấy lại nguồn tiền bằng cách qua mặt sếp. Bên cạnh đó, bạn làm việc ít đi và không ngừng than vãn.

    Thái độ của người thắng cuộc: Hãy tập trung tìm kiếm những giải pháp khác thay thế. Chẳng hạn như nếu kinh phí hỗ trợ đi lại bị cắt giảm, bạn hãy tiến hành liên hệ qua Internet hoặc thư báo. Hoặc bạn cũng có thể tìm kiếm những nguồn tiền mới từ tiền thưởng, tiền tài trợ từ các khách hàng mới. Hãy xem việc cắt giảm kinh phí như một thử thách để chứng minh năng lực của mình. Tuy vậy, bạn nên thẳng thắn nói rõ những tác động tiêu cực của việc cắt giảm ấy thay vì im lặng chấp nhận.

    Sếp phản bác ý kiến của bạn trước mặt các nhân viên khác

    Điều này làm tổn thương bạn! Tuy vậy, điều an ủi: Đây chỉ là một phần trong cuộc sống của người nhân viên.

    Thái độ của kẻ thua cuộc: Bạn trả miếng ngay trước mặt mọi người; hoặc giận dỗi trong suốt thời gian còn lại của cuộc họp; hoặc phàn nàn về cách đối xử không công bằng ấy với những người khác.

    Thái độ của người thắng cuộc: Hãy tách cái tôi của bạn ra khỏi các ý kiến cùng kiến nghị của bản thân. Nếu sếp phản đối kiến nghị của bạn thì điều đó cũng không có nghĩa là ông phản đối toàn bộ con người bạn. Nếu cảm thấy cách thể hiện của sếp xúc phạm đến mình thì bạn hãy nói riêng với sếp rằng: "Tôi hiểu quyết định của ông nhưng tôi có thể chấp nhận nó dễ dàng hơn nếu ông từ chối kiến nghị của tôi theo cách ít mang tính cá nhân hơn" . Mark Wössner – nguyên giám đốc điều hành của Bertelsmann, luôn bảo rằng ông rất muốn biết liệu ông có làm tổn thương đến nhân viên của mình không. Tuy nhiên, lần sau bạn cũng nên để tâm đến cách mà bạn đệ trình kiến nghị. Liệu sếp của bạn có xem đó là sự chỉ trích hay không?


    [​IMG]

    Bạn đề xuất tăng lương nhưng bị từ chối

    Dù đã làm việc cật lực cả năm nhưng bạn cảm thấy công sức của mình không được ghi nhận qua mức lương hiện tại.

    Thái độ của kẻ thua cuộc: Bạn bòn rút hàng hóa trong kho, gọi điện thoại công ty cho những mục đích cá nhân nhiều hơn và bỏ về ngay khi hết giờ làm việc. Hãy cẩn thận! Bạn đang đùa với lửa đấy. Nếu đi quá xa, bạn sẽ bị cảnh cáo và rồi sẽ bị sa thải.

    Thái độ của người thắng cuộc: Hãy hỏi sếp của bạn (với thái độ bình tĩnh) nguyên nhân của việc này là gì. Hãy đề xuất những phương thức làm tăng doanh thu hoặc tiết kiệm chi phí sản xuất để được tưởng thưởng.
    Quy luật cơ bản là bạn phải thể hiện sự thấu hiểu của mình đối với vị trí của sếp cùng các giải pháp hiện tại để có thể giải quyết triệt để vấn đề. Đừng quên rằng chẳng ai được tăng lương khi chỉ hoàn thành tốt một hạn mục công việc cả. Nhiều nhất là bạn được một khoản tiền thưởng mà thôi. Bạn sẽ có mức lương cao hơn khi bạn cống hiến nhiều hơn cho công ty trong tương lai. Hãy dùng thì tương lai trong các lập luận của mình thay vì trông mong vào lòng biết ơn đối với quá khứ.

    [​IMG]

    Bạn có sếp mới

    Và mối quan hệ giữa bạn với sếp không được tốt lắm. Ông ấy xem bạn như kẻ thù còn bạn thì lo lắng rằng mình sẽ sớm bị tống ra khỏi phòng cùng với đống đồ nội thất văn phòng cũ.

    Thái độ của kẻ thua cuộc: Bạn làm sếp bối rối và giữ kín những kiến thức của mình. Bạn hành động một cách cứng đầu và từ chối hợp tác.

    Thái độ của người thắng cuộc: Đừng suy nghĩ quá sâu xa khi sếp mới không thân thiện bằng sếp cũ. Đừng chờ đợi cho đến khi sếp mới gọi đến bạn; hãy nắm thế chủ động và tự giới thiệu về mình. Hãy giải thích phạm vi công việc của mình với sếp và thể hiện sự quan tâm đối với những kế hoạch tương lai của ông. Hãy biến mình thành người không thể thiếu trong công ty theo cách thật nhã nhặn. Nếu sếp mới tuyển thêm một người mà ông ấy biết rõ, đánh giá cao và muốn giao công việc của bạn cho người ấy, thì bạn cần tiến hành quan sát xung quanh để tìm một vị trí mới, ngay ở trong công ty lẫn ở những nơi khác. Bạn sẽ dễ dàng tìm được công việc thay thế hơn khi bạn vẫn còn đang đi làm.


    [​IMG]

    Bạn được giao một nhiệm vụ vớ vẩn

    Các công ty không chỉ có những nhiệm vụ cao cả mà còn có "những công việc vớ vẩn" bị đùn đẩy lòng vòng. Và giờ thì nó đến tay bạn.

    Thái độ của kẻ thua cuộc: Bạn từ chối hoặc trì hoãn việc tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ khác thường ấy.

    Thái độ của người thắng cuộc: Hãy tìm hiểu lý do tại sao công việc ấy lại khiến cho nhiều người không thích đến thế. Dù không thể thoát khỏi nó nhưng bạn cũng đã giành được điểm khi nói ra điều ấy. Các quản lý giỏi luôn muốn nghe lời cảnh báo về những thất bại tiềm tàng. Về lâu dài, họ đánh giá cao những nhân viên dám nói ra sự thật. Nếu thực tế không phải như thế thì chắc chắn sếp của bạn không phải là một ông chủ tốt!

    [​IMG]

    Thành lập một câu lạc bộ những mục tiêu

    Hãy thường xuyên gặp gỡ với những người bạn thân có cùng chí hướng để cùng giúp đỡ nhau thành công. Hãy đề ra một chương trình hẳn hoi cho mỗi cuộc gặp gỡ, chẳng hạn như cùng nhau ăn trưa hoặc ăn tối để có dịp trao đổi với nhau về những mục tiêu trong công việc. Chẳng có ai đạt được thành công mà không có mục tiêu cũng như giám sát tiến độ thực hiện các mục tiêu ấy. Thành lập các câu lạc bộ hợp tác là cách thức mới trong chu trình quản trị cấp cao.

    Dành một giờ mỗi ngày để suy nghĩ về tương lai

    Richard Carlson, tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất ở Mỹ, đã kiểm chứng điều này với rất nhiều khách hàng của ông: Sau hai năm kiên trì dành ra một giờ đồng hồ mỗi ngày để trả lời cho câu hỏi: "Làm thế nào để tôi có thể kiếm được nhiều tiền hơn?", các khách hàng của ông đã đạt được sự độc lập về tài chính.


    [​IMG]

    Bạn thật sự cần phải dành trọn một giờ đồng hồ mỗi ngày chỉ để làm mỗi công việc này và không để bản thân bị chi phối. Hầu hết mọi người đều không đạt được mục tiêu tài chính của mình chỉ vì họ đã đầu hàng quá sớm.

    Hãy tiếp cận tương lai tuyệt vời của mình mà không tỏ ra sợ hãi hay căng thẳng gì. Hãy tìm hiểu về bản thân củng những khả năng của mình: "Tôi thích làm gì? Tôi giỏi ở lĩnh vực nào? Những kỹ năng nào mà tôi muốn cải thiện?" . Hãy cởi mở đối với mọi sự kiện có thể xảy ra: Tiếp tục được đào tạo ở trình độ cao hơn, một người sếp mới, một nghề nghiệp mới, một công việc thứ hai và thậm chí là tự kinh doanh.

    Hãy đọc tạp chí và sách vở trong một giờ đồng hồ này; hãy xem phim, điện thoại cho bạn bè và đồng nghiệp, đọc các thông báo tuyển dụng. Hãy tiếp tục nâng cao kiến thức bằng những khóa học qua băng mạng, băng ghi hình hoặc sách vở. Hoặc bạn chỉ cần đơn thuần đi dạo một vòng trong khoảng thời gian ấy và mơ mộng về tương lai của mình.

    Điều quan trọng là bạn đừng để mình lệch khỏi mục tiêu của một giờ tập trung ấy. Đừng dùng thời gian để nghiền ngẫm về những thất bại trong quá khứ hoặc những khó khăn trong hiện tại. Hãy hiến dâng bản thân cho những điều mà bạn chưa có, nhưng có thể đạt được trong tương lai.

    Nếu bạn đang thất nghiệp, hãy mường tượng cảnh bản thân đang ở giữa những người đang có công ăn việc làm đàng hoàng. Nếu bạn đang mắc nợ, hãy tưởng tượng mình đã thoát khỏi cảnh nợ nần. Nếu bạn đang sống bằng mức lương trung bình, hãy hình dung bản thân mình đang sinh hoạt trong câu lạc bộ của những người có mức lương cao.

    Ban đầu, nhiều người đã cười cợt khi nghe về phương pháp một giờ đồng hồ này. Thật khó có thể hình dung bản thân mình trong một vị thế khác. Nhưng mỗi ngày, tất cả chúng ta đều trải nghiệm quá trình đó – chúng ta tin tưởng rằng mình có thể gặt hái được thành công vượt quá khả năng hiện tại của mình. Khi bé, bạn học viết và tin tưởng rằng một ngày nào đấy, những dòng nguệch ngoạc này sẽ trở thành nét chữ viết tay đẹp đẽ. Đây cũng là điều đã diễn ra trong tâm trí bạn khi bạn học cách chơi một loại nhạc cụ hay học một môn thể thao nào đó.


    Tiến đến việc thành lập công ty của riêng mình

    Đối với nhiều người, mục tiêu về "một cuộc sống đơn giản hơn và hạnh phúc hơn" có liên quan đến giấc mơ không còn phải làm thuê nữa, không còn bị người khác chi phối đến thời khóa biểu và động lực của mình nữa. Đó là giấc mơ về việc tự định đoạt thu nhập của chính mình. Với họ, việc này mãi mãi chỉ là giấc mơ bởi họ không tin tưởng bản thân có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình. Thật ra, điều này dễ hơn nhiều so với những gì họ nghĩ.

    Chẳng hạn, có thể lúc đầu bạn kịch liệt phản đối ý tưởng tự kinh doanh nhưng hãy thử suy nghĩ về nó xem. Có thể hiện tại, bạn chỉ là một nhân viên nhưng bạn cũng nên tưởng tượng xem mọi việc sẽ thế nào khi bạn tự làm chủ việc kinh doanh của mình. Xu hướng phổ biến của nhiều công ty kinh doanh phát đạt là mỗi nhân viên của họ được xem như một trung tâm sinh lợi nhỏ. Và đây chính là những bước đơn giản hóa cần thiết.

    [​IMG]

    Làm nóng. Bạn không cần phải tiến hành công việc tự kinh doanh ngay lập tức. Trong khi đang làm việc ở vị trí của một nhân viên, bạn hãy xây dựng một nền tảng thứ hai cho mình. Hãy tìm hiểu về bản thân mình, tìm ra đam mê của mình. Bạn thật sự thích làm gì? Điều gì có thể khiến bạn nhảy cẫng lên vì vui sướng? Đây chính là nơi tốt nhất để bạn bắt đầu. Đừng chỉ nghĩ về tiền bạc và các cách thức để kiếm tiền. Nếu không, bạn sẽ lại sa vào những công việc đơn điệu chỉ vì chuyện tiền nong chứ không phải để đáp ứng nhu cầu của bản thân mình.

    Tìm một nhà tư vấn. Không nhất thiết bạn phải tìm một chuyên gia trong lĩnh vực này. Ban đầu, hãy thuê một người cố vấn về thuế đảm nhiệm việc này. Anh ta sẽ giúp bạn làm quen với những bí mật về thuế - chủ đề đầu tiên mà bạn cần nắm vững nếu muốn kinh doanh riêng. Bạn sẽ sớm nhận ra rằng mọi thứ đều dễ dàng hơn nhiều so với điều bạn vẫn thường lo sợ.

    [​IMG]

    Một nhân tố quyết định trên con đường tự kinh doanh là bạn cần biết những ai đã từng kinh doanh trong lĩnh vực bạn chọn và liệu bạn có thể trò chuyện với họ hay không. Hãy học tập gương người thật việc thật để việc chuyển sang phương kế sinh nhai mới của bạn thuận lợi hơn.

    Đề ra những mục tiêu cao cho bản thân. Các chuyên gia huấn luyện nhấn mạnh rằng mục tiêu không bao giờ là quá cao; chỉ có thời hạn thực hiện quá ngắn mà thôi. Hầu hết mọi người đều đánh giá quá cao những gì họ làm được trong hai tháng nhưng lại coi nhẹ những gì họ có thể đạt được trong hai năm. Đừng bao giờ đưa ra những mục tiêu xoàng xĩnh! Đừng để mình bị lu mờ giữa đám đông; hãy là số một trong lĩnh vực mà bạn đã chọn.

    [​IMG]

    Đừng bán sản phẩm. Thay vào đó, hãy bán các giải pháp. Theo thương gia Jörg Knoblauch, quy luật đầu tiên trong kinh doanh là bạn hãy bán một lợi ích. Một cửa hàng bán máy tính cá nhân không bán máy vi tính; họ bán tiện ích tiết kiệm sức lao động. Hãy diễn đạt mục tiêu kinh doanh tương lai của bạn theo cách thật tích cực và tập trung vào khách hàng: "Tôi sẽ tạo ra giá trị cho các khách hàng của tôi.." . Mục tiêu của bạn không nên là tối đa hóa lợi nhuận mà là tối đa hóa các lợi ích hữu hình của sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Đó là cách duy nhất giúp bạn đạt được lợi nhuận mà bạn khao khát.

    Đứng vững bằng tên tuổi của mình. Cái tên tốt nhất cho cơ sở kinh doanh của bạn không phải là một cái tên kỳ lạ (MegaTurboSysTec), mà chính là tên thật của bạn (Câu lạc bộ tennis John Smith). Nguyên nhân là vì mỗi khi bạn xuất hiện và tên tuổi bạn được nhắc đến có nghĩa công ty của bạn cũng được quảng bá đến mọi người. Thêm vào đó, chẳng có gì tạo được lòng tin cho khách hàng bằng con người bằng xương bằng thịt cả.

    [​IMG]

    Đừng hạ thấp đối thủ. Hãy tạo lòng tin bằng chính sản phẩm và dịch vụ của bạn. Hãy học hỏi từ những điểm mạnh của đối thủ và tránh những lỗi lầm của họ. Đừng nản lòng bởi luôn có đủ khách hàng cho tất cả các nhà cung cấp! Tuy nhiên, đừng bao giờ xoáy vào những điểm yếu của đối thủ khi bạn quảng cáo hoặc thuyết phục khách hàng. Hãy trình bày về tiện ích của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn sao cho nó có vẻ thật độc đáo và khiến cho khách hàng chẳng cần nghĩ đến việc so sánh với các sản phẩm cùng loại.

    [​IMG]

    Định giá hợp lý. Đừng bao giờ đầu tư vào những chiến lược tặng sản phẩm hoặc bán với giá giới thiệu. Hãy cung cấp những thứ có giá trị tốt hơn đối thủ cạnh tranh của bạn và hãy chúng minh đó là mục tiêu lâu dài của bạn. Hãy định vị bản thân ở phân khúc thị trường cao cấp, nơi mà chất lượng chính là nhân tố quyết định. Nếu chất lượng sản phẩm của bạn nổi trội thì sự cạnh tranh về giá chỉ đứng hàng thứ hai mà thôi.

    Hãy tin tưởng vào bản thân. Bạn luôn giỏi giang như những gì bạn nghĩ về bản thân. Hãy nhìn nhận đúng đắn về bản thân theo hướng tích cực. Hãy tạo ra những công cụ quảng bá của chính mình. Hãy đủ dũng cảm để sử dụng dạng so sánh nhất: "Dịch vụ văn phòng thân thiện nhất trong vùng", "Nhà thiết kế Internet sáng tạo nhất với giá cả hợp lý này"..


    [​IMG]

    Hãy kiên trì. Đừng nản chí vì những thất bại trước mắt. Hãy nhớ rằng tất cả những người thành đạt đều phát hiện và phát triển sức mạnh thật sự của họ từ những thất bại. Walt Disney (5) đã bị 300 ngân hàng khước từ trước khi được ngân hàng thứ 303 đồng ý tài trợ cho dự án Disneyland của ông. Trong một buổi nói chuyện về cuộc đời mình, Winston Churchill (6) đã nói: "Không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ được đầu hàng!" .

    Hãy tiết kiệm. Hãy làm tăng số tiền của bạn bằng cách đầu tư nó thật khôn ngoan. Nội thất văn phòng sang trọng là những đồng vốn chết. Khoản tiền 25.000 đô-la đầu tư từ hai mươi năm trước vào các quỹ bảo hiểm có lãi suất cố định sẽ tương đương với 500.000 đô-la vào thời điểm hiện tại.

    Triết lý của công ty bạn: Tình yêu và đam mê. Đừng bao giờ làm những việc mà bạn không thích chỉ vì tiền. Nếu bạn đánh mất tình yêu cho công việc, hãy ngừng lại. Nếu công việc ảnh hưởng đến tình cảm bạn dành cho người bạn đời của mình thì hãy chấm dứt nó. Người Mỹ có câu: "Hãy yêu nó, hoặc hãy rời bỏ nó!" .





    [​IMG]





    *Chú giải:

    (5) Walter Elias Disney (1901 - 1966) : Nhà sản xuất phim, đạo diễn, người viết kịch bản phim, diễn viên lồng tiếng và họa sĩ phim hoạt hình Mỹ. Ông từng đoạt giải thưởng Oscar, Emmy, Quả cầu vàng cho những đóng góp lớn lao của ông đối với ngành phim hoạt hình Mỹ.

    (6) Sir Winston Leonard Spencer-Churchill (1874 - 1965) : Thủ tướng Anh trong thời Thế chiến thứ hai. Ông từng là một người lính, nhà báo, tác giả, họa sĩ và chính trị gia.

    --Tiếp theo Bí quyết 9: Đưa ra quan điểm của bạn về sự giàu có--
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...