Bí Mật Sức Mạnh Thủy Quân Tây Sơn Của 'Hoàng Đế Biển Cả' Quang Trung

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Rùa Siêu Tốc, 21 Tháng tám 2018.

  1. Rùa Siêu Tốc Rùa ngoan nhất

    Bài viết:
    452
    Thủy quân Tây Sơn tinh nhuệ, thiện chiến, được đánh giá ngang với các hạm đội phương Tây hùng mạnh lúc bấy giờ. Loạt bài này sẽ cùng bạn đọc khám phá những câu chuyện chưa từng kể xung quanh hạm đội Tây Sơn và Đô đốc Quang Trung Nguyễn Huệ.

    Kể từ khi Hải tặc Viking xuất hiện khuấy đảo thế giới bằng các hải đoàn hùng mạnh đã đánh dấu cho sự ra đời của một lực lượng khó đối phó nhất trên thế giới: Cướp biển. Nạn cướp này đã hoành hành khắp nơi trên thế giới và lên thành đỉnh điểm từ thế kỷ 18, song song với công cuộc khai phá và thực dân hóa của các đế quốc hàng hải Âu châu khi mà thương mại đường biển phát triển nhộn nhịp.

    Với vị trí nằm trên hải lộ quốc tế "con đường gia vị" huyền thoại, Việt Nam cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Đó cũng là một trong những lý do chứng kiến cho sự ra đời của một hoàng đế lẫy lừng, cũng là một chúa tể hải tặc khét tiếng châu Á suốt một thời gian dài: Quang Trung Nguyễn Huệ. Thậm chí ngay cả khi nhà Tây Sơn đã mất, thì các thủ hạ của ông vẫn còn làm khiếp sợ tất cả các quốc gia châu Á với những tập đoàn cướp biển hùng mạnh do mình tạo nên.

    Xây dựng hải quân làm xương sống

    Không giống các vị hoàng đế truyền thống khác của Việt Nam chỉ xây dựng lục quân mà ít chú ý hải quân, Nguyễn Huệ xây dựng quân đội lấy hải quân làm xương sống. Tư duy của ông quả thật đi trước thời đại rất xa, khi mà chỉ đến thế kỷ 20 ta mới thấy một lực lượng hải quân xưng bá thế giới như quân đội Mỹ. Hãy tìm hiểu xem cách Nguyễn Huệ xây dựng hải quân như thế nào.

    Lợi thế địa lý, dân cư

    Các tỉnh Trung Bộ Việt Nam với địa hình bờ biển dài và hẹp chính là được trời phú cho sự phát triển của kinh tế biển và dĩ nhiên là lực lượng hải quân. Các dân tộc sống cạnh biển này là nguồn cung cấp quân lực tuyệt vời cho hải quân. Quân Chăm Pa trong suốt lịch sử của mình hầu như chủ yếu tất công Đại Việt bằng hải quân và có nhiều lần đã thành công, điển hình là lần tiến quân vào tận Thăng Long vào đời nhà Trần do Chế Bồng Nga chỉ huy.

    Là một lực lượng quật khởi từ miền Trung, nhà Tây Sơn tuyệt đối hiểu rõ tầm quan trọng của quân chủng này nên đã ra sức đầu tư xây dựng nó lớn mạnh, vừa để tăng sức cơ động, vừa chống lại thủy quân của hai nhà Trịnh, Nguyễn. Các hải cảng nước sâu, dân chúng thạo nghề biển cũng như việc giao thương quốc tế thịnh vượng ngay trên hải lộ nổi tiếng "Con đường gia vị" đã từng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho nước Chăm Pa khi xưa phồn thịnh một thời.

    Trong "Vương quốc Champa, địa dư, dân cư và lịch sử", P-B Lafont nhận xét rằng:

    "Phải nói rằng ngành thương mại hàng hải đã đem lại cho Champa một nguồn tư lợi vô cùng lớn lao, bởi vì các tàu bè quốc tế phải dừng chân tại bờ bể của vương quốc này để tiếp tế lương thực và nhất là Champa có nhiều hải cảng nổi tiếng như Turan (Ðà Nẵng hiện nay), Kam-ran (Cam Ranh), Sri Banoy (hải cảng của Vijayapura trong vịnh Qui Nhơn hiện nay), Malithit (Phan Thiết).. Và các vị vua đầu tiên của Champa đã từng hưởng nền trù phú của ngành thương mại này là triều đại của Indrapura (Ðồng Dương) mà các tư liệu khảo cổ học đã từng chứng minh.

    [​IMG]

    Hoàng đế lẫy lừng Quang Trung Nguyễn Huệ. (Ảnh: Vinanet. Dk)

    Kể từ đó, Champa trở thành một quốc gia hùng mạnh về ngành hàng hải. Năm 1177, hạm đội Champa đã chuyên chở nguyên đoàn quân của mình để đánh phá Angkor và vào năm 1203, có hơn hai trăm chiếc tàu buồm đã tháp tùng vị vua Champa đóng đô ở Vijaya để vượt biên lánh nạn (Việt Sử Lược III). Lực lượng hàng hải này cấu thành những đơn vị hải quân đã giúp vương quốc Champa gia tăng mạnh mẽ ngành trao đổi thương mại của mình với Trung Hoa, Ấn Ðộ và các nước Trung Ðông chuyên về nghề buôn bán các sản phẩm".

    Đến khi nhà Tây Sơn quật khởi, với nhãn quan quân sự xuất sắc của mình, Nguyễn Huệ chắc chắn phải tận dụng những lợi điểm này để phát triển quân lực Tây Sơn. Lực lượng của ông có nhiều nét tương đồng với đoàn hùng binh của Chế Bồng Nga khi xưa. Điều này cũng không có gì lạ khi mà một trong những nữ tướng quân đầu tiên của quân Tây Sơn lại là nữ vương Chăm Pa, tục gọi bà chúa Hỏa. Đây là kết quả của một kế sách khôn khéo của anh em Tây Sơn và vai trò đắc lực của Nguyễn Lữ, lúc bấy giờ là đệ tử theo Bà Chúa Hỏa tu theo Minh Giáo (thờ Lửa) và rất có uy tín với sắc dân Chăm Pa. Đó cũng là nền tảng để sau này Nguyễn Huệ phát triển hải quân Tây Sơn.

    Sử chép, một bộ phận người Chăm tại trấn Thuận Thành (nay thuộc tỉnh Bình Thuận) do Kế Pù Tá đứng đầu ủng hộ và tham gia phong trào Tây Sơn từ rất sớm thì ở một địa bàn khác là động Thạch Thành (nay thuộc huyện Sơn Hòa và Sơn Thành, tỉnh Phú Yên) bà chúa Hỏa cũng đem toàn bộ lực lượng của mình gia nhập nghĩa quân khi anh em Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa. Nhờ được sự hỗ trợ của bà chúa Hỏa, năm Quý Tị (1773) quân Tây Sơn đã đánh chiếm được Phú Yên tạo thế ỷ dốc làm bàn đạp mở rộng địa bàn kiểm soát ra các phủ Bình Khang, Diên Khánh, Bình Thuận.

    Kỹ thuật đóng thuyền và kỹ năng hải chiến kiểu bầy sói

    Mặt dù thất bại trước Đại Việt trong các trận quyết chiến chiến lược khiến mất đi quốc gia của chính mình nhưng thủy quân Chăm Pa là các đối thủ khó chịu nhất trên biển cả ở vùng Đông Nam Á. Họ là những chiến binh dày dạn kinh nghiệm và có những chiến tích kiêu hùng cả nghìn năm lịch sử. Thêm vào đó là công nghệ đóng thuyền thật sự đạt đến đỉnh cao vừa đáp ứng cho chiến trận cũng như cho giao thương kinh tế. Sau này khi thuộc về Đàng Trong của chúa Nguyễn thì họ chính là trụ cột đem lại sức mạnh cho thủy quân nhà Nguyễn thuở ban đầu.

    John Barrow trong tác phẩm Một Chuyến Du Hành đến Đàng Trong (A Voyage to Cochinchina) xuất bản tại London năm 1806 đã ghi chép về chuyến đi của phái đoàn Anh đến Đà Nẵng năm 1792 với những chi tiết mắt thấy tai nghe của họ như sau:

    "Ngành nghệ thuật độc đáo của người Đàng Trong có thể coi là tuyệt vời vào thời buổi hôm nay là kỹ thuật đóng tàu mà không tuỳ thuộc chút nào vào phẩm chất và tầm cỡ của loại gỗ dùng trong mục tiêu đó. Những chiếc thuyền chèo tay để đi chơi quả là khéo léo. Những con tàu đó, dài từ 50 đến 80 feet (15 đến 24 mét), lắm khi chỉ độc có năm mảnh ván ghép lại, mỗi thanh dài suốt từ đầu nọ đến đầu kia, cạnh ghép bằng mộng, gắn khít khao chặt chẽ bằng chốt gỗ, buộc với nhau bằng lạt tre chứ không cần phải có sườn hay khung gỗ nào khác. Mũi và đuôi thuyền ngỏng lên khá cao, chạm khắc thành những thuỷ quái hình rồng, thuồng luồng, trang tri bằng sơn hay thếp vàng".

    Kỹ năng hải chiến của người Đàng Trong thừa hưởng từ Chăm Pa cổ vốn có lịch sử hàng ngàn năm giao chiến trên biển. Một số tài liệu ghi chép cho rằng: "Về kỹ thuật, người Chiêm Thành đã biết dùng thuyền nhẹ dàn thành thế trận tấn công những tàu buôn từ lâu. Người Chăm có một đội hải thuyền hùng hậu và những thủy thủ can trường thường liều mạng xông xáo trên biển cả để buôn bán và chiến đấu. Kiểu mẫu tàu chiến của người Chăm có hình dáng tương tự như của thuyền vùng Nam Dương mà hiện nay chúng ta còn thấy dấu vết để lại nơi các thuyền trạm trổ mỹ thuật của người Thái Lan trong những cuộc đua thuyền. Theo những hình ảnh mà người Âu Châu vẽ lại về chiến thuyền của Đàng Trong, đó là một loại thuyền chèo tay, mũi ngẩng cao, trạm trổ và trang trí hoa văn kỳ dị, thân thon và dài đủ biết có thể lướt sóng với tốc độ cao. Để gia tăng sức chịu đựng khi đụng vào nhau, mũi thuyền dùng trong chiến đấu thường ghép thêm những thanh gỗ chéo vẫn còn thấy ở các thuyền nơi cửa sông vùng Quảng Đông.

    [​IMG]

    Chiến thuyền đi biển quan trọng nhất của nhà Nguyễn trong thế kỷ 19 được khắc trên cửu đỉnh ở Huế. (Ảnh: Slideshare.net)

    Do ảnh hưởng của văn minh hải đảo Malaysia, thủy thủ vùng Đông Nam Á nói chung và thủy thủy người Chiêm Thành nói riêng có thể ra khỏi bờ bể hàng ngàn dặm chẳng cần hải bàn hay hải đồ, chỉ dựa theo màu sắc của những đám mây, màu nước biển và độ sóng, giương buồm nương theo sức gió và nhìn sao để lấy hướng.

    Chỉ cần tìm hiểu các loài chim biển và rong biển họ gặp, người Chăm có thể nhận biết những hòn đảo còn cách xa đến 30 dặm và kiến thức về biển cả được truyền miệng từ đời này sang đời khác theo kiểu cha truyền con nối. Phương thức và kỹ thuật đóng thuyền của họ cũng rất độc đáo và người Việt chúng ta đã kế thừa khá nhiều truyền thống của họ. Những con số chúng ta còn ghi nhận được cho thấy tốc độ đóng thuyền rất đáng kể cho thấy vào thời kỳ này miền Nam Việt Nam có những phát triển kỹ thuật đáng kể mà nhiều điều đến nay vẫn chưa khám phá hết".

    Vì tư duy chiến thuật khác nhau mà kỹ năng hải chiến và chiến thuật sẽ khác nhau. Các loại tàu chiến của Trung Hoa thường có nhiều đại pháo và to lớn, chở nhiều quân nhưng thiếu linh hoạt và khó xoay trở vì vậy chỉ phù hợp tác chiến ngoài biển theo chiến dịch lớn. Nhưng địa hình chiến đấu ở miền Đông Nam Á lại khác, nó đòi hỏi những đội tàu với nhiều kích thước khác nhau như thuyền lớn để chở quân, lương thực, vật liệu và tàu nhỏ nhẹ và linh động đùng để bao vây, tấn công và xung kích.

    Đây cũng là gần giống với mô hình hải quân hiện đại ngày nay. Khi tháo chạy có thể tỏa ra ngàn hướng rất khó bị tổn thất, khi tập trung đông lại thì lên đến hàng ngàn thuyền với sức xung kích khổng lồ. Đúng nguyên tắc "hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung" hay chiến thuật bầy sói của kỵ binh Mông Cổ xưa, có thể coi đây là một bầy sói biển. Đó cũng là lý do tại sao thủy quân thời Tây Sơn lại nổi tiếng đến như thế, phù hợp với phong cách dùng binh của Nguyễn Huệ thần tốc, bất ngờ, áp đảo, tiến đánh cũng như rút lui rất nhanh.

    Hạm đội hải quân mạnh nhất biển Đông

    Vào thế kỷ 18, ngoài các nước châu Âu đã hình thành những hạm đội hải quân nước xanh viễn dương nối tiếng khắp thế giới thì châu Á, đặc biệt Đông Nam Á vẫn chưa có một lực lượng hải quân đúng nghĩa. Nhưng ngay cả với một lực lượng hải quân hùng mạnh của các nước Âu Mỹ thời đó, vẫn có một lực lượng mà họ không thể xem thường, nhất là ở vùng biển Đông. Đó chính là hải tặc.

    Thời Trịnh Thành Công chiếm Đài Loan thì họ chính là một đội quân khét tiếng hoành hành khắp dải bờ biển từ Nhật Bản đến toàn bộ Đông Nam Á mà các chính quyền địa phương hầu như bó tay. Sau này Trung Quốc đến thời Khang Hy đã dẹp loạn được Trịnh Thành Công và bình định Đài Loan nhưng qua đến thời Càn Long thì cướp biển lại lục tục ngóc đầu dậy, đặc biệt ở vùng Đông Nam Á và phía Nam Trung Hoa. Tuy nhiên họ lúc này chỉ hoạt động lẻ tẻ vì sau họ Trịnh thì dường như chưa có ai đủ uy tín để thống lĩnh cướp biển thành một lực lượng mạnh mẽ một lần nữa. Nhưng ông trời lại cho họ một cơ hội quật khởi lần nữa đến từ.. Nguyễn Huệ.

    Xuất hiện như một ngôi sao sáng nhất về năng lực quân sự của nhà Tây Sơn, khả năng thiên phú về thống lãnh hải quân và các chiến thắng tuyệt đối trước các đối thủ tầm cỡ là một cơ duyên khiến cho hải tặc biển Đông và nhà Tây Sơn nên duyên để tạo ra lực lượng hải quân vô cùng đáng sợ.

    [​IMG]

    Các chiến thắng tuyệt đối trước các đối thủ tầm cỡ là một cơ duyên khiến cho hải tặc biển Đông và nhà Tây Sơn nên duyên để tạo ra lực lượng hải quân vô cùng đáng sợ. (Ảnh: Spiderum.com)

    Công nghệ đóng tàu chiến và năng lực sản xuất lớn

    Nhà Tây Sơn thừa hưởng công nghệ đóng tàu của Đàng Trong và đầu tư phát triển hạm đội của riêng mình khá dễ dàng. Lực lượng của họ quả thực rất đáng kể khi mà vừa thu dụng tàu thuyền của Hải tặc vừa nâng cấp và triển khai đóng mới. Việc này là một chiến lược khôn ngoan vì tàu hải tặc sẽ đủ để đáp ứng về số lượng, và việc đầu tư nâng cấp diễn ra sau khi hạm đội thành lập sẽ dễ thở hơn là xây mới từ đầu.

    "Bất kể đến sự thất bại chung cuộc của cuộc khởi nghĩa và các nỗ lực của hải tặc nhân danh nó, sự bảo trợ của Tây Sơn đã là một ân sủng lớn lao cho giới hải tặc. Các chiếc tàu Việt Nam, với các cột buồm cao hơn 80 bộ Anh (feet) và các cạnh sườn được bảo bọc bằng các lớp da bò và lưới, thì lớn hơn và bền chắc hơn bất cứ chiếc thuyền nào mà hải tặc có thể tự mình kiếm được. Với đại bác cân nặng tới 4.000 cân Á Châu (catties), chúng cũng được vũ trang mạnh hơn nhiều" (Dian. H. Murray).

    Vũ Khí và trang bị hiện đại

    Hải quân vươn lên thành chủ lực trong thế kỷ 18 cùng với sự áp dụng phổ biến của thuốc súng và các vũ khí nóng. Khi chưa có súng thần công, đại bác, thuyền bè phần lớn chỉ dùng như một phương tiện di chuyển cũng chẳng khác gì con ngựa của dân du mục, không thể nào làm nên chuyện lớn nếu không có cánh cung đi kèm. Vì thế mà suốt nghìn năm trước đó chỉ có kỵ binh là binh chủng xưng bá trên thế giới.

    Khi hải quân phát triển, chiến thuyền vừa là một phương tiện di chuyển, vừa là phương tiện tấn công lại cũng là một cái nhà nổi mà sinh mạng của thủy thủy gắn liền với con tàu. Chính vì thế, việc bảo vệ con thuyền, sống chết với nó đã thành một truyền thống của hải quân. Hải quân hùng mạnh hay không chính là nhìn vào trang bị. Và nhà Tây Sơn với tầm nhìn ưu tiên hải quân đã trang bị cho quân chủng này mạnh tay nhất thời bấy giờ.

    Theo như Chaigneau, một sĩ quan hải quân của Pháp được Giám Mục Bá Đa Lộc tuyển mộ để giúp Nguyễn Ánh thì: "Trước khi thấy được thủy quân địch, tôi đã coi thường lực lượng này nhưng nay tôi đoan chắc với ông rằng đó là lầm lạc, quân Tây Sơn đã có những chiến hạm trang bị 50 và 60 đại bác".

    [​IMG]

    Nhìn qua bức tranh mô tả có thể thấy chiến thuyền của đội quân nhà Nguyễn mạnh đếm mức nào. (Ảnh: Redsvn. Ne)

    Và theo một sĩ quan khác của nhà Nguyễn thì: "Hạm đội do Vũ Văn Dũng chỉ huy thì lực lượng của ông ta bao gồm 673 chiến thuyền lớn nhỏ, trong số đó có những tàu trang bị đại bác với một thủy thủ đoàn đông hơn những chiến hạm lớn nhất kiểu Tây phương mà quân Nguyễn có. Lực lượng Tây Sơn có đến 9 chiến hạm lớn (vaisseaux), trang bị 60 khẩu đại bác nặng 24 cân Anh (livres) và thủy thủ đoàn 700 người, 5 chiến hạm trang bị 50 đại bác nặng 24 cân Anh, thủy thủ đoàn 600 người và 40 chiếc trang bị 16 đại bác nặng 12 cân Anh và thủy thủ đoàn 200 người.

    Như vậy chỉ tính 54 chiến thuyền cỡ lớn này người ta đã thấy lực lượng lên tới 17.300 quân và 1430 đại bác. Về thuyền cỡ trung và cỡ nhỏ, cũng theo các giáo sĩ Tây Phương thì Vũ Văn Dũng có dưới tay 93 chiếc trung bình trang bị 1 đại bác 36 cân Anh và 150 thủy thủ, 300 xuồng (chaloupes canonnieres) mỗi chiếc 50 thủy thủ và 100 chiếc ghe mỗi chiếc 70 thủy thủ. Tất cả tổng cộng 35.950 người và 17.300 quân trên các thuyền lớn cho thấy dưới quyền Vũ Văn Dũng chỉ huy lên đến 53, 250 người".

    Lực lượng thủy thủ tinh nhuệ đủ đông để phục vụ hạm đội

    Nếu như tàu bè và súng ống có thể dùng tiền để mua thì điều còn lại là lực lượng thủy thủ tinh nhuệ là một điều rất khó để có được trong thời gian ngắn vì binh lính hải quân muốn tinh thông hải chiến thì không phải trong vài năm mà có được. Nó đòi hỏi một hệ thống huấn luyện bài bản và đặc biệt là phải kinh qua nhiều trận chiến.

    Chính vì lý do đó mà một quốc gia muốn có hải quân mạnh phải trải qua mấy chục thậm chí trăm năm mà đôi khi còn chưa đủ kinh nghiệm. Nhưng Nguyễn Huệ đã giải quyết vấn đề trên theo một cách mà trước ông và cả sau ông cũng chưa từng có ai thực hiện thành công. Chính là dùng hải tặc để xây dựng hải quân. Vì vậy hải tặc với kỹ năng chiến đấu trên thuyền điêu luyện qua các cuộc chiến lớn nhỏ liên miên chính là nguồn cung dồi dào nhất cho hải quân Tây Sơn. Theo các ghi chép còn lại như vào thời đó, quy mô của hạm đội Tây Sơn là rất lớn.
     
    hang2k9chiqudoll thích bài này.
  2. Rùa Siêu Tốc Rùa ngoan nhất

    Bài viết:
    452
    Thủy quân Tây Sơn tinh nhuệ, thiện chiến, được đánh giá ngang với các hạm đội phương Tây hùng mạnh lúc bấy giờ. Loạt bài này sẽ cùng bạn đọc khám phá những câu chuyện chưa từng kể xung quanh hạm đội Tây Sơn và Đô đốc Quang Trung Nguyễn Huệ.

    Ngoại trừ người Viking ra thì xưa nay chưa có ai nghĩ đến chuyện thu dụng hải tặc làm lính chính quy vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng Nguyễn Huệ không những thu dụng họ mà còn làm cho họ tín phục ông suốt đời. Thậm chí khi nhà Tây Sơn mất rồi mà vẫn có thủ lãnh hải tặc dám âm mưu tấn công Phú Xuân để trả thù cho ông.

    Vậy Nguyễn Huệ làm cách nào để thu dụng hải tặc làm thủ hạ trung thành của mình?

    [​IMG]

    Không những trí dũng, còn thu phục được một lực lượng tinh nhuệ từ hải tặc (Ảnh: PeopleInfo)

    Để trả lời câu hỏi trên một cách tường tận có lẽ sẽ mất nhiều thời gian khảo cứu vì chính sử rất ít đề cập đến những điều này. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể rút ra một vài điểm chính như sau:

    Nguyễn Huệ cho họ sự tín nhiệm và tôn trọng

    Cướp biển cũng đã từng là ngư dân và có thể ngược lại, họ vì nhiều lý do kể cả nghèo khó mà phải làm cướp. Thời xưa, họ là những thành phần thuộc tầng đáy của xã hội, hoàn toàn không được xem bình đẳng như một người dân trước chính quyền. Họ hoàn toàn nằm bên rìa của lịch sử. Chỉ có Nguyễn Huệ là người duy nhất và đầu tiên quan tâm sử dụng họ và cho họ những điều họ muốn.

    Trong nghiên cứu "Vai trò của Hải phỉ trong chiến thắng Kỷ Dậu" của nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính đã chỉ rõ ra rằng: "Thành phần dân chúng sống liên quan trực tiếp đến biển cả vốn dĩ bị bỏ quên trong một thời gian dài của lịch sử. Đây là những người làm nghề chài lưới, có khi sống hẳn trên thuyền như một loại nhà nổi, có khi sống dọc theo duyên hải nhưng sinh nhai chính là đánh cá và sản xuất những sản vật trực tiếp từ biển khơi như muối, rong biển, hải sản.. Họ sống rất thầm lặng và không được liệt kê vào bốn thành phần căn bản của xã hội sĩ nông công thương (tứ dân) mà chỉ được coi như những sinh vật dưới con người, trên cầm thú một tí.

    Trên thực tế, vì ngày đêm chỉ sống quây quần với đồng bọn, gia đình trên một xã hội nhỏ bé, sinh hoạt chủ yếu của họ rất đơn sơ, tiếng nói cũng hạn chế, phần lớn chỉ là những từ cụ thể, tiếng gọi, tiếng chửi, hoàn toàn chưa đạt tới mức độ gọi là văn hóa. Rất hiếm ai biết chữ và vì thế họ cũng khó tiến thân ngoài việc tiếp tục theo đuổi nghề nghiệp của ông cha và qua lại giữa hai sinh hoạt, đánh cá và ăn cướp.

    Đối với ngư dân, chiếc thuyền vừa là một nơi cư ngụ, lại vừa là nơi làm việc và cũng là toàn bộ tài sản của họ. Có thể nói đó chính là thế giới riêng, và vì thế nảy sinh ra một tình cảm phục tòng tuyệt đối người thuyền trưởng (và cũng là gia trưởng). Người chủ thuyền phải luôn luôn làm gương cho những người khác, hi sinh và phải chứng tỏ là mình trội hơn những người chung quanh để tiếp tục giữ quyền chỉ huy. Chính tập quán tự nhiên đó hình thành một sức mạnh tập thể gắn bó, sống chết với nhau trong nghề nghiệp cũng như trong chiến đấu, chỉ tuân phục những người có cùng một cá tính như họ và cũng là điều tại sao họ đi theo Nguyễn Huệ mà dần dần bỏ rơi Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ".

    Nguyễn Huệ cho họ địa vị, cơ hội đổi đời và 1 mảnh đất sinh sống

    Do địa vị thấp hèn bên lề xã hội nên khi được trưng dụng vào quân đội chính quy chiến đấu cho nhà vua, và khi chiến thắng còn được phong tước nên họ hoàn toàn trung thành với Nguyễn Huệ. Một ví dụ dễ thấy nhất chính là các chức quan trong quân đội Nguyễn Huệ toàn mang danh xưng là Đề đốc, Đô đốc và Đại đô đốc như Đô đốc Long, Đô đốc Lộc..

    Những chức vụ vốn dĩ là các cấp chỉ huy thủy binh, và những nhân vật nhiều công trạng này không bao giờ có một tiểu sử rõ rệt, lắm khi chỉ có tên mà không có họ, xuất hiện một cách bất ngờ rồi không còn thấy trong những biến cố khác. Ngoài ra Nguyễn Huệ còn cấp cho họ một sào huyệt để tự do giao dịch buôn bán dưới sự bảo trợ của quân đội trên 1 hòn đảo một khu vực gần biên giới Việt – Hoa gọi là Giang Bình (Jiangping).

    [​IMG]

    Hải tặc là bộ phận quan trọng của thủy quân Tây Sơn (Ảnh: Doctruyentranh)

    Dian H Murray trong "Các ảnh hưởng của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn trên sự phát triển của hải tặc Trung Hoa" nhận định rằng:

    "Có lẽ đặc ân lớn lao nhất trong tất cả mọi điều là, trong khi cấp quyền chiến tranh cho các tư nhân, nhà Tây Sơn đã hợp thức hóa tình trạng hải tặc, và từ đó đã biến đổi một cách triệt để vị thế của các kẻ hoạt động trong thế giới tội phạm, nâng cấp chúng từ" tầng lớp cặn bã của biển cả "thành" các thủy thủ trong hải quân của một Quốc Vương ".

    Đột nhiên, các vụ cướp phá trắng trợn nhất, bởi chúng được tiến hành nhân danh Hoàng Đế Việt Nam, đã trở thành các công tác hợp pháp của một quốc gia có chủ quyền. Hậu quả, giới hải tặc giờ đây thu hút các kẻ khác từ thế giới biển cả, những người nhìn nó như một cách tiến thân, không chỉ về mặt kinh tế, mà cả về mặt vị thế, quyền hành và uy tín.

    Đối với những kẻ đã trở thành hải tặc, sự gia nhập vào tầng lớp thượng lưu của xã hội nằm quá lãnh vực khả hữu; chúng có thể mong đợi sống một cuộc đời của những kẻ" không là gì hết ", bị dằn vặt bởi các nhu cầu và sự bóc lột của các thượng cấp. Nhưng trong tình đồng đạo hải tặc, tầng lớp hạ lưu này đã có một cơ hội thăng tiến xã hội. Xuyên qua các nỗ lực của riêng mình và chiến công quân sự, chúng có thể trở thành" một kẻ nào đó ". Chúng có thể nhận được cấp bậc, danh dự, và sự thừa nhận, và dành đạt được uy tín đã từ khước chúng ở trên bờ".

    Nguyễn Huệ là thủ lĩnh tối cao của hải tặc

    Đối với hải tặc Nam Trung Hoa và Đông Nam Á mà nói, sau khi Trịnh Thành Công mất đi và hàng ngũ họ Trịnh tan rã dưới sự truy quét của hải quân Nhà Thanh thì không còn ai có đủ uy tín để một lần nữa thống lĩnh hải tặc khu vực này thành một lực lượng tầm cỡ. Nhưng Nguyễn Huệ và nhà Tây Sơn đã xuất hiện đem đến cho họ một cơ hội mới.

    Cũng trong công trình kể trên, nhà nghiên cứu Dian H. Murray viết: "Sự bộc phát một cách hết sức đáng kể của những đám giặc bể vào cuối thế kỷ thứ 18 không phải do vấn đề dân số hay thương mại mà chính là vì những yếu tố chính trị mới của Trung Hoa cũng như Việt Nam khiến cho hải khấu đã chuyển biến từ những đám giặc cướp" cắn trộm "(hit-or-miss, small-time operations) thành những đám hải phỉ" qui mô và chuyên nghiệp "(full-blown professional piracy). Cho đến cuối thế kỷ thứ 18, hải phỉ tại biển Đông hùng cứ một vùng lãnh hải rộng lớn trong giấc một tranh bá đồ vương và bảo vệ một khu vực thương mại sống còn kéo dài từ Nhật Bản xuống tới tận eo biển Malacca".

    Ông chính là vị "đại ca" mà toàn thể hải tặc đều kính trọng và phục tùng, chỉ có theo chân ông, họ mới có đất sống và vinh dự. Họ chỉ có thể hùng mạnh khi tập hợp dưới chân ông.

    Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính, trong bài viết "Việt Thanh Chiến dịch và Quang Trung ra Bắc" nhận định: "Trong nhiều thế kỷ tuy nạn cướp biển có hoành hành nhưng cũng không trở thành một lực lượng đáng kể vì thiếu một căn cứ địa để trốn tránh khi bị săn đuổi. Thế nhưng đến cuối thế kỷ thứ 18, Nguyễn Văn Huệ đã nhìn ra được tiềm năng và vai trò của họ nên đã thu dụng và trở thành một vị thủ lãnh tập hợp được nhiều nhóm khác nhau, phân chia mỗi nhóm một lãnh bàn hoạt động, chỉ đạo các chiến dịch và cho họ nơi trú ẩn. Ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, cướp biển ở biển Đông đã tập họp thành một vài nhóm, có đến hàng ngàn chiến thuyền, tổng cộng đến hơn 7 vạn người".

    Dian Murray cũng nhận định: "Đối với đám hải khấu lẻ tẻ vùng Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tô, Nguyễn Văn Huệ được gọi là Đại Ca Việt Nam, là người bán những đồ họ cướp được và chia cho họ từ 20 đến 40% số tiền. Những bọn cướp lớn cũng được Hoàng đế che chở vì họ không những được phép neo thuyền tại vùng biên giới (Trung Hoa và Đại Việt) để tuyển quân và trộm lương thực mà còn có thể dùng Việt Nam như một" sào huyệt "để rút về. Bọn hải khấu đó coi nhà vua như chủ nhân của họ vì dưới thẩm quyền của ông họ có thể thu hoạch nhiều nguồn lợi từ biển cả".

    [​IMG]

    Hải quân nhà Thanh, Anh, Bồ Đào Nha bất lực trước sức mạnh của hải tặc, Nguyễn Huệ nhanh chóng nhận ra điều này nên đã thu dụng và trở thành một vị thủ lãnh tập hợp được nhiều nhóm hải tặc khác nhau (Ảnh: President's Medals)

    Nguyễn Huệ tái cơ cấu hải tặc thành chính quy và có tiền đồ cho tất cả

    Vào thời điểm đó, quả thực Nguyễn Huệ là người duy nhất có đủ tiềm lực để tái vũ trang cho các toán quân hải tặc trở thành một đạo quân chính quy đúng nghĩa. Dian Murray viết: "Bất kể đến sự thất bại chung cuộc của cuộc khởi nghĩa và các nỗ lực của hải tặc nhân danh nó, sự bảo trợ của Tây Sơn đã là một ân sủng lớn lao cho giới hải tặc. Các chiếc tàu Việt Nam, với các cột buồm cao hơn 80 bộ Anh (feet) và các cạnh sườn được bảo bọc bằng các lớp da bò và lưới, thì lớn hơn và bền chắc hơn bất cứ chiếc thuyền nào mà hải tặc có thể tự mình kiếm được. Với đại bác cân nặng tới 4.000 cân Á Châu (catties), chúng cũng được vũ trang mạnh hơn nhiều. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất trên mọi thứ là nơi ẩn náu mà chúng có được từ nhà Tây Sơn. Các tổng hành dinh an toàn và các căn cứ hoạt động được bảo vệ giúp cho tình trạng hải tặc được nẩy nở cả ở Việt Nam lẫn Trung Hoa".

    Hơn thế nữa, Quang Trung cũng là người đã tái tổ chức lại cơ cấu của hải tặc thành các quân đoàn riêng biệt với phạm vi hải phận khác nhau và phong chức tước cũng như quyền hạn rất rõ ràng. Hải tặc vào tay ông không còn là cướp mà là một đạo quân chính quy, có lý tưởng, có tiền đồ.

    Theo đó, quan tước nhà Tây Sơn dùng cho hải tặc có cả 2 loại là tước hàm và chức vị quân sự. Tước hàm thì thấp có Hầu tước ví dụ như: Hiệp Đức Hầu cho đến cao nhất là cả Vương Tước cao quý nhất như Đông Hải Vương Mạc Quan Phù, Bình Ba Vương..

    Chức vị quân sự từ thấp lên cao quy định rất rõ ràng lấy đơn vị tổ chức theo từng chiếc tàu mà nhà Tây Sơn gọi là Tàu Ô (Ô Tào). Thuyền trưởng một tàu gọi là Ô Tào Tổng Binh, cao hơn có chức Tướng Quân như Ninh Hải Phục Tướng Quân Ô Thạch Nhị, chức Đại Tư Mã như Đại Tư Mã Trịnh Thất..

    Bản lĩnh cá nhân của Nguyễn Huệ cũng đã hàng phục hết tất cả những tướng cướp sừng sỏ nhất. Điều quan trọng nhất là ông đã phân chia lãnh hải rõ ràng để việc quản lý không giẫm chân nhau và đảm bảo quyền lợi công bằng. Nguyễn Huệ đã làm điều này tốt nhất trong tất cả các ông trùm cướp biển từ xưa đến nay.

    Nguyễn Huệ phân loại hải phỉ thành nhiều nhóm theo tên gọi chẳng hạn như Phượng Vĩ, Tiểu Miêu, hoặc có khi chia thành nhiều màu cờ như Thanh Kỳ, Hồng Kỳ, Hoàng Kỳ, Hắc Kỳ, Lục Kỳ.. Mỗi nhóm có một vùng hoạt động, những thủ lĩnh được phân bố chặt chẽ với cấp bậc và quy định thưởng phạt rõ ràng. Các thủ lĩnh cao cấp còn có ấn tín và phù hiệu để phong tước cho thuộc hạ lập chiến công hay để chiêu dụ những người có tài.

    Sau khi nhà Tây Sơn bị lật đổ, những nhóm đó đã tự động tập hợp lại để ký với nhau một thỏa hiệp xác định lại một số quy luật để không rơi vào tình trạng chém giết lẫn nhau, đó chính là nguyên nhân ra đời của Đế chế hải tặc lớn nhất châu Á thời đó – Hồng Kỳ Bang do Trịnh Nhất, một chủ tướng hải tặc cũ từng theo Nguyễn Huệ lập ra. Đế chế này khuynh đảo châu Á và Trung Quốc một thời gian dài. Thời điểm cực thịnh có hàng mấy nghìn thuyền và hàng vạn thủy thủ.

    Để có thể được xem là một thủ lĩnh hải tặc chân chính, ngoài bản lĩnh võ công cao cường, đủ đánh bại tất cả thủ lĩnh khác thì còn phải có kỹ năng chỉ huy hạm đội hiệu quả, thưởng phạt phân minh, điều phối công bằng, phân chia của cải tốt với tất cả hải tặc dưới trướng. Nguyễn Huệ là vị Hoàng đế duy nhất trong lịch sử của Đông Nam Á và cả Trung Quốc có thể đáp ứng điều kiện này.

    Ông là một trong những võ tướng sở hữu võ công cao cường hiếm thấy, khả năng chỉ huy hạm đội tuyệt vời thể hiện qua trận Rạch Gầm – Xoài Mút và hàng loạt cuộc hành quân đường biển đánh quân Nguyễn và Trịnh. Lãnh địa hải tặc dưới thời ông rất ổn định về kinh tế. Vì thế dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ, vai trò của hải tặc biển Đông được nâng cao trong thời đại Tây Sơn. Họ đóng góp rất lớn vào chiến công thắng quân Thanh năm Kỷ Dậu.

    Chính vì cái ân tri ngộ đó mà 10 năm sau khi nhà Tây Sơn mất sử cũ còn ghi lại những đám hải khấu này vẫn còn mưu toan đánh vào Phú Xuân để khôi phục lại vương quyền cho chủ cũ nhưng không thành công. Ngay cả Trịnh Thành Công lúc còn sống cũng không thể có được sự phục tùng vô hạn của những hải tặc này như Quang Trung đã làm được. Có thể nói ông là vị Hoàng đế cướp biển duy nhất của châu Á cũng không ngoa vậy.

    [​IMG]

    Hình vẽ minh họa đội quân hải tặc trên biển (Ảnh: Aseanstrategic)

    Tác giả Dian Murray trong nghiên cứu về sự phát triển của hải tặc Trung Hoa dưới sự bảo trợ của Nguyễn Huệ viết: "Sự bảo trợ của Tây Sơn đã nâng cấp một cách ngoạn mục các kỹ năng chiến đấu của hải tặc đã tham gia chiến trận. Nơi đó chúng đã thu hoạch được các kinh nghiệm quý báu khi đương đầu với một đối thủ trực diện, phát triển một mức độ kỷ luật, và học cách sử dụng vũ khí và kháng cự trên biển. Chúng không còn là các kẻ ngoài vòng pháp luật chuyên đánh phá cướp bóc nữa.

    Sự bảo trợ của Tây Sơn đã tạo ra các hải tặc với kế hoạch, biết học cách liên kết các lực lượng và lái thuyền mỗi mùa xuân sang Quảng Đông và trở về Việt nam vào mỗi mùa thu. Hơn nữa, giờ đây hoạt động với một thời khóa biểu ít nhiều cố định, chúng cũng đã có thể hợp tác với các thổ phỉ trên bờ. Như viên chức nhà Thanh, Wei Yuan [Ngụy Nguyên], than phiền sau này," Khi chúng ta đánh nhau với hải tặc, khi đó quân thổ phỉ địa phương cướp bóc một cách thản nhiên; và khi chúng ta đánh nhau với quân thổ phỉ, các hải tặc đến trợ giúp chúng".
     
    hang2k9chiqudoll thích bài này.
    Last edited by a moderator: 15 Tháng năm 2021
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...